Với sức trẻ và quy mô, GenZ hiện đang là thế hệ được các nhà bán lẻ khao khát và săn đón nhất hiện giờ. Bất kể tuổi tác, GenZ hiện đang được dự báo có mức chi tiêu đáng kể tăng theo cấp số nhân. Thế hệ Z cung cấp giá trị thu nhập hơn một lần cho thương hiệu khiến họ cảm thấy thỏa mãn. Cùng TCN tìm hiểu báo cáo danh sách những điều GenZ muốn cho ngày lễ Giáng sinh để có thể đưa ra những chiến lược truyền thông cụ thể và đúng đắn nhất cho mùa lễ hội sắp tới này.
GenZ muốn gì cho ngày lễ Giáng sinh
Những ưu ái của nhân khẩu học có tiềm năng tác động không chỉ đến các kênh mua sắm (điện thoại di động, xã hội, trải nghiệm, v.v.), mà còn tác động đến doanh thu, chuỗi cung ứng và mọi khía cạnh mà nhà bán lẻ cung cấp. Mặc dù thế hệ này có chi tiêu bao nhiêu, thì vấn đề thực sự không phải là tiền, theo Kelly Davis-Felner, giám đốc cấp cao tìm hiểu về nhu cầu và ý định của khách hàng tại Bazaarvoice. Trong những ngày lễ, các nhà bán lẻ nên suy nghĩ lâu dài về các xu hướng tiềm năng mà họ tìm thấy nơi GenZ và làm sao để gây ấn tượng với họ.
Ông Davis-Felner nói với Retail Dive trong một cuộc phỏng vấn: “Khi bạn nghĩ về việc khách hàng thế hệ Z sẽ quan tâm sản phẩm của bạn trong 5 năm tới, các thương hiệu và nhà bán lẻ thành công đã và đang xây dựng các mối quan hệ nền tảng ngay bây rồi”. Do đó, hãy để ý đến thế hệ này ngay ngày hôm nay.
Gen Z quan tâm đặc biệt đến việc mua sắm trải nghiệm trong cửa hàng (Ảnh: Behance)
Trong tất cả những đặc tính để miêu tả GenZ, việc yêu thích sự trải nghiệm đứng đầu danh sách. Tuy nhiên, khi nói đến các ngày lễ, các nhà bán lẻ không cần trang hoàng cửa hàng để tận dụng tình yêu trải nghiệm của Gen Z. Theo dữ liệu từ Bazaarvoice đã được gửi qua email đến Retail Dive, người mua trong nhóm nhân khẩu học 18-29, bao gồm cả các Millennials trẻ tuổi và một số Gen Z cũ hơn, ngày càng quan tâm đến trải nghiệm tặng quà cho các ngày lễ. Trong khi gần như tất cả (90%) vẫn có kế hoạch tặng món quà vật chất, một phân khúc quan trọng (30%) dự định tặng quà trải nghiệm trong năm nay, với quà thủ công (47%), thức ăn (45%), du lịch (41%) và quà tặng lãng mạn (35%) xếp hạng cao nhất cho nhóm nhân khẩu học này.
“Những món quà mang tính trải nghiệm cho bạn biết rằng người tiêu dùng trẻ tuổi, và đặc biệt là Gen Z – họ quan tâm đến những thứ kết nối họ với những người khác”, cô nói. “Thế hệ này đang tìm kiếm thứ gì đó hơn là chỉ những giao dịch bình thường. Họ đang tìm kiếm thứ gì đó có thể cộng hưởng với cá tính, bản sắc của khách hàng. Thế hệ này muốn sản phẩm mình nhận được sẽ có cảm giác chân thực khiến khách hàng được kết nối nhiều hơn với thương hiệu.”
Đặc biệt là trong các cửa hàng, Davis-Felner khuyến cáo rằng các nhà bán lẻ nên cố gắng kết hợp các yếu tố tích cực hơn như trải nghiệm sản phẩm để khách hàng tương tác với thương hiệu trên mạng xã hội. Sephora là một ví dụ điển hình về nhà bán lẻ với trải nghiệm tích cực trong cửa hàng có thể thu hút các đối tượng GenZ tiềm năng.
Điều đó đặc biệt quan trọng vì phần lớn việc mua sắm của thế hệ Z vẫn diễn ra trong các cửa hàng. Theo một nghiên cứu của Hội đồng quốc tế về Trung tâm mua sắm gửi qua email đến Retail Dive, 95% Gen Z đã thực hiện chuyến đi đến trung tâm mua sắm trong vòng ba tháng và 75% nói rằng mua sắm trong cửa hàng thực là trải nghiệm tốt hơn mua sắm trực tuyến.
Số lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng theo thế hệ (Ảnh: Marketing Dive)
Tom McGee, chủ tịch ICSC, cho rằng nhờ GenZ mà trung tắm mua sắm trở nên có tầm ảnh hưởng hơn – đó là một không gian giải trí rộng rãi hơn và một môi trường an toàn để GenZ dành thời gian đi chơi với bạn bè nhiều hơn. Ông lưu ý rằng trong các danh mục chính, bao gồm hàng may mặc và đồ điện tử, Gen Z thực hiện hầu hết các giao dịch mua bán tại các cửa hàng khiến làn sóng mua bán trở nên mạnh mẽ.
“GenZ đã quen với việc có rất nhiều thông tin trong tầm tay. Họ quen với những thứ hấp dẫn trực quan. Họ không quen với việc tìm kiếm những thứ sâu sắc”, McGee nói với Retail Dive trong cuộc phỏng vấn. “Thông tin rất dễ tiếp cận, vì vậy các sản phẩm phải rất dễ tiếp cận. Vì vậy, họ muốn mọi thứ nhanh chóng, luôn có sẵn, và ngại việc bước ra khỏi lối đi của họ”.
Có công nghệ trong các cửa hàng – ngay cả khi cửa hàng cho phép sử dụng điện thoại di động để trả tiền cho sản phẩm – là một phần của yếu tố thuận tiện đó, mặc dù McGee chỉ ra rằng công nghệ không phải là cách duy nhất gia tăng trải nghiệm cửa hàng. Thật vậy, các nhà bán lẻ giá rẻ như TJ. Maxx và Ross, đã từng tạo trải nghiệm nkhiến khách hàng có cảm giác như đang khám phá kho báu ngay trong cửa hàng. McGee chỉ ra “khả năng tìm thấy viên ngọc ẩn đó” như một sự hấp dẫn lớn cho những người mua sắm Gen Z.
Davis-Felner khuyên các nhà bán lẻ không nên cố gắng nói với Gen Z họ phải làm gì và thay vào đó hãy khuyến khích họ tham gia vào các cuộc trò chuyện xung quanh một chủ đề nhất định.
Các kênh mua sắm Gen Z thường mua sản phẩm (Ảnh: Marketing Dive)
Bên cạnh tiềm năng của Gen Z để thay đổi tần suất xoay vòng sản phẩm của thương hiệu, thói quen di động của họ cũng là một điều đáng lưu tâm. Nếu các nhà bán lẻ có sự hiện diện nhất quán trên tất cả các kênh, bao gồm cả di động, GenZ sẽ trở nên trung thành hơn. Theo Davis-Felner, khách hàng không chỉ có thể kiểm tra sản phẩm bằng điện thoại, mà họ còn có hồ sơ trực tuyến và sở thích được phản ánh trong trải nghiệm tại cửa hàng.
Phương thức truyền thông truyền thống vẫn chưa biến mất
Trong những ngày nghỉ lễ, có ít nhất một vài điểm mà Gen Z phù hợp với các nhóm dân số khác, một trong số đó là Black Friday. Các kỳ nghỉ mua sắm nhận được nhiều sự quan tâm mỗi năm, cho dù nhiều người nói rằng nó đang biến mất dần nhưng nhiều người lại cho rằng nó càng trở nên phổ biến hơn.
Nghiên cứu kỳ nghỉ từ Bazaarvoice phát hiện ra rằng ngoài việc tìm kiếm giảm giá, người mua sắm trẻ cũng đi mua sắm vào Black Friday và các ngày bán hàng khác vì đó là truyền thống với gia đình và bạn bè của họ. Ở những người mua sắm độ tuổi 18-29, gần 1/3 (31%) người coi mua sắm vào ngày giảm giá như là một truyền thống của gia đình. Số liệu thống kê lần lượt là 23% và 19% đối với Gen X và Baby Boomer.
Gen Z cũng không tránh khỏi việc với việc mua hàng tự phát và tự tặng quà trong những ngày nghỉ. Hơn một nửa (51%) của các nhân khẩu học đã giữ một món quà họ có ý định dành cho người khác, theo Bazaarvoice, và con số đó thậm chí còn cao hơn trong số Millennials (64%). Họ cũng có nhiều thời gian hơn để đi mua sắm, vì hầu hết trong số họ không có việc làm toàn thời gian hoặc gia đình và họ đã có ví của cha mẹ để lo lắng về những hóa đơn.
Thế hệ nào coi Black Friday là ngày lễ truyền thống (Ảnh: Marketing Dive)
Kết
Rất nhiều các nguyên lý áp dụng cho các thế hệ khác cũng áp dụng cho Gen Z. Do đó, việc nghiên cứu kĩ càng nhân khẩu học này càng khiến thương hiệu dễ dàng thành công hơn.
Nguồn: Marketing Dive
Nguồn : https://marketingai.admicro.vn/bao-cao-genz-muon-gi-cho-ngay-le-giang-sinh/