Ngoài CPU, card màn hình,... RAM là thông số mà người dùng chắc chẳn rất quan tâm khi đang chuẩn bị mua một chiếc laptop. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem RAM là gì?
Vậy RAM là gì?
RAM (viết tắt là Random Access Memory) là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, là nơi máy tính lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất để xử lý. Dữ liệu trên RAM không được lưu lại khi tắt máy tính. RAM càng lớn thì lượng công việc nó giải quyết được càng nhiều. RAM có rất nhiều loại, tốc độ và bộ nhớ lưu trữ cũng khác nhau. Có 2 thông số RAM cơ bản là: tốc độ của Ram (tốc độ BUS) thường được tính bằng Mhz và dung lượng bộ nhớ được tính bằng GB.
Xem thêm : Hướng dẫn tăng bộ nhớ RAM máy tính trên Windows 10
Trái ngược với ổ cứng, bộ nhớ của RAM thấp hơn bộ nhớ của ổ cứng, tuy nhiên RAM lại là nơi để CPU lấy dữ liệu để xử lý nên tốc độ ghi và đọc trong RAM rất nhanh. RAM đóng vai trò quyết định đối với khả năng thực thi đa nhiệm của máy tính. Dung lượng RAM càng lớn, chu kỳ bộ nhớ càng nhanh… thì thiết bị có thể chạy cùng lúc nhiều ứng dụng càng thoải mái. Nếu dung lượng RAM không đủ, máy sẽ gặp phải hiện tượng giật lag hoặc treo do số lượng các tác vụ gây tràn bộ nhớ.
Phân loại RAM?
Về cấu tạo, RAM được chia làm 2 loại chính, đó là RAM tĩnh và RAM động:
RAM tĩnh (Static RAM – SRAM) được chế tạo theo công nghệ ECL (dùng trong CMOS và BiCMOS). Mỗi bit nhớ gồm có các cổng logic với 6 transistor MOS. SRAM là bộ nhớ nhanh, việc đọc không làm hủy nội dung của ô nhớ và thời gian thâm nhập bằng chu kỳ của bộ nhớ.nhưng sram là một nơi lưu trữ các tập tin của CMOS dùng cho việc khởi động máy
RAM động (Dynamic RAM – DRAM) sử dụng kỹ thuật MOS. Mỗi bit nhớ gồm một transistor và một tụ điện. Việc ghi nhớ dữ liệu dựa vào việc duy trì điện tích nạp vào tụ điện và như vậy việc đọc một bit nhớ làm nội dung bit này bị hủy. Do vậy sau mỗi lần đọc một ô nhớ, bộ phận điều khiển bộ nhớ phải viết lại nội dung ô nhớ đó. Chu kỳ bộ nhớ cũng theo đó mà ít nhất là gấp đôi thời gian thâm nhập ô nhớ.
Phân loại RAM laptop?
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các loại RAM dành cho laptop. RAM cho Laptop được thiết kế lại từ RAM cho PC. Do đó, RAM trên laptop sẽ có diện nhỏ hơn, bên cạnh đó RAM Laptop cũng ít tốn năng lượng hơn. Về cơ bản, RAM laptop đều là RAM động và có một số loại cơ bản như sau:
SDR
Chuẩn RAM SDR xuất hiện trên những chiếc laptop vào những năm cuối thể kỷ 20, chúng có tốc độ khá chậm và bộ nhớ rất thấp. Hiện tại thì chuẩn RAM này không còn phổ biến trên các dòng laptop hiện tại. Thay vào đó, người ta phát triển chuẩn DDR cho tốc độ tốt hơn.
DDR
Chuẩn DDR SDRAM (Double Date Rate SDRAM) viết tắt là DDR, bắt đầu được sản xuất từ đầu những năm 2000 nhằm thay thế những yếu điểm của SDR. Trên thực tế, DDR cho tốc độ truyền tải gấp đôi SDR nhờ vào việc truyền tải hai lần trong một chu kỳ bộ nhớ. DDR chính là nền tảng cho các loại RAM sau này. Chuẩn DDR được sử dụng rộng rải trên các laptop trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2004
DDR2
Trong giai đoạn đồ họa ngày càng phức tạp, chuẩn DDR2 ra đời là sự thay thế cho chuẩn DDR đã có phần lạc hậu, DDR2 có tốc độ nhanh hơn và bộ nhớ lớn hơn khá nhiều, đồng thời cũng tiết kiệm điện năng tốt hơn so với DDR. RAM DDR2 được sử phổ biến trên các dòng Laptop từ 2003 đến cuối năm 2009.
DDR3
Dù được nghiên cứu từ năm 2007, nhưng mãi tới năm 2010, DDR3 mới bắt đầu được xuất hiện rộng rải trên laptop. Chuẩn DDR3 tiếp tục cải thiện tốc độ và dung lượng bộ nhớ tốt hơn, đồng thời cho phép tiết kiệm điện năng hơn 30% so với chuẩn DDR2. Hiện tại, đây cũng là chuẩn RAM được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
DDR3L
DDR3L là thành quả của sự hợp tác của Intel và Kingsto trong việc phát triển dòng bộ nhớ tiết kiệm điện năng. Đây là chuẩn RAM tương tự DDR3 nhưng sử dụng ít năng lượng hơn. Loại RAM này thường được sản xuất cho các thiết bị cụ thể vì chúng sử dụng điện thế 1,35V thay vì 1.5V như các loại RAM thông thường. Đây là loại RAM thường xuất hiện trên một số dòng LAPTOP cao cấp nhằm tăng thời gian sử dụng PIN.
DDR4
DDR4 xuất hiện vào cuối năm 2015 với tốc độ xử lý vượt trội và khả năng tiêu thụ điện năng tốt hơn rất nhiều so với DDR3. Với mật độ chip nhớ lớn, một thanh RAM chuẩn DDR4 có thể lên tới 512GB. Ngoài ra, DDR4 hỗ trợ xung nhịp Bus lên đến: 1600, 1866, 2133, 2400, 2666, 3200MHz, thậm chí là 4266MHz.
So sánh tốc độ và khả năng tiêu thụ điện của các chuẩn RAM
Tốc độ truyền tải (đơn vị truyền tải mỗi giây MT/s): cao hơn là nhanh hơn.
Mức điện năng tiêu thụ (V): thấp hơn là tiết kiệm hơn.
Bạn sẽ quan tâm : Đơn giản : Dọn dẹp RAM 'cực kỳ gọn' chỉ với 1 dòng lệnh