Paypal là ai?
Vào tháng 12 năm 1998, PayPal Holdings Inc. được thành lập tại Hoa Kỳ bởi Max Levchin, Peter Thiel, Luke Nosek, Ken Howery và Elon Musk. Nó là một hệ thống thanh toán trực tuyến được sử dụng trên toàn thế giới bởi các cá nhân cũng như các doanh nghiệp. Nhà cung cấp trực tuyến, người dùng thương mại và trang web đấu giá sử dụng PayPal bằng cách trả một khoản phí. Mọi người có thể bán và nhận dịch vụ từ những người sống ở các châu lục khác nhau thông qua PayPal.
(Nguồn: Barron’s)
Nó là một công ty đại chúng cho đến năm 2002 cho đến khi nó trở thành một công ty con của eBay. Nhưng đến năm 2014, eBay quyết định biến PayPal trở thành một công ty độc lập thành công vào giữa năm 2015 và chính thức vào ngày 18/7/2015. Trụ sở chính của Paypal hiện đặt tại khu các công ty con của eBay trong toà nhà North First Street, thung lũng Sillicon, San Jose, California. Paypal cũng có các chi nhánh hoạt động quan trọng tại Omaha, Nebraska, Dublin, Ireland, và Berlin. Doanh thu của Paypal đến năm 2009 rơi vào khoảng 2,23 Tỷ USD và là một công ty thanh toán trực tuyến có tiếng tăm rất lớn trên thị trường.
Với sự phát triển thương mại điện tử, cùng với đó các phương thức thanh toán trực tuyến đang giúp ích rất lớn cho các doanh nghiệp và cả người dùng. Chính vì thế, chiến lược Marketing của Paypal muốn tạo sự uy tín lâu năm, cùng với đó là kinh nghiệm của một công ty lâu đời về thanh toán trực tuyến. Hãng đã có thị phần ở nhiều quốc gia, đem lại sự thay đổi về cách thức thanh toán trực tuyến, hãy cùng xem hãng đã làm những gì để đem về lợi thế với những ứng dụng mới nở rộ ở nhiều thị trường.
Chiến lược Marketing của Paypal
Cách tính phí đơn giản mà hiệu quả
Mọi người dùng và doanh nghiệp đều phải trả phí khi sử dụng bất kỳ dịch vụ PayPal nào. Một khoản phí đơn giản bao gồm phí chuyển đổi tiền tệ phải được thanh toán mà không có bất kỳ khoản phí giao dịch nào. Khi các doanh nghiệp sử dụng PayPal để được thanh toán ở nước ngoài, nó sẽ không có phí hủy bỏ, phí hàng tháng hoặc phí thiết lập. Đối với việc nhận thanh toán trên web và hóa đơn, các doanh nghiệp phải trả khoản phí 4,4% + Phí cố định trong khi nhận thanh toán qua eBay, hơn thế nữa họ phải trả 3,9% + Phí cố định.
Nguồn: Fortune
Dựa trên giao dịch, số tiền lệ phí tiếp tục thay đổi tức là mức giá thấp hơn cho khối lượng lớn, đây là chiến lược của Paypal trong việc kích cầu khách hàng sử dụng thanh toán những giao dịch lớn. PayPal cũng cung cấp mức chiết khấu cho các doanh nghiệp có doanh số hàng tháng trên 3.000 đô la Mỹ. Bằng cách làm theo chiến lược định giá đơn giản và hiệu quả này, họ đã kiếm được doanh thu ấn tượng trị giá 9,24 tỷ USD vào năm 2015. Chiến lược Marketing của Paypal về định giá phí này tuy đơn giản nhưng nó giúp hãng rất nhiều vào việc chiếm doanh thu và thị phần trên thị trường.
Paypal phủ sóng ở nhiều quốc gia
PayPal là một hệ thống trực tuyến hoạt động tại hơn 200 quốc gia với hơn 180 triệu tài khoản đang hoạt động bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân. PayPal có thể xử lý 25 loại tiền tệ cũng như cho phép giao dịch tiền trơn tru xuyên biên giới. PayPal cho phép khách hàng thương mại điện tử dễ dàng mua sắm trực tuyến ở nhiều nền tảng thương mại điện tử khác nhau. Đây chính là điều làm nên sự thành công trong chiến lược Marketing của Paypal khi tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng có thể thanh toán ở nhiều nơi có mặt trên thế giới.
(Nguồn: huelvared.com)
Kể từ khi PayPal được tách khỏi eBay, Paypal hợp tác với các ngân hàng và tổ chức phát hành thẻ tín dụng, chẳng hạn như:
- Visa (NYSE: V)
- Mastercard (NYSE: MA)
- Citigroup (NYSE: C)
Chiến lược Marketing của Paypal liên quan đến hợp tác đã trở thành một phần cốt lõi để hãng tiến hành chinh phục khách hàng bằng những sự tiện ích của mình. Các mối quan hệ đối tác này đã đi một chặng đường dài và mục đích hướng tới việc tăng cường những giao dịch của khách hàng bởi số lượng các địa điểm thanh toán thẻ tín dụng sẽ chấp nhận PayPal. Cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn và mở rộng số lượng khách hàng có thể sử dụng tài khoản PayPal. Từ đó, khách hàng tiềm năng có thể sử dụng Paypal sẽ gia tăng, cùng với đó mức độ nhận diện thương hiệu ở mức cao hơn nhờ sự phủ sóng mạnh mẽ lớn. Đây là một chiêu thức rất khôn ngoan trong chiến lược Marketing của Paypal.
Paypal cung cấp sản phẩm bảo mật
PayPal là một hệ thống cho phép chuyển tiền trực tuyến bằng 25 loại tiền tệ trên khắp các châu lục. Các doanh nghiệp kinh doanh và người dùng cá nhân có thể dễ dàng chuyển hoặc nhận tiền bằng PayPal. Một người dùng cá nhân có thể dễ dàng mua sắm trên eBay hoặc bất kỳ trang website trực tuyến nào nhưng chi tiết thẻ sẽ không được chia sẻ với cửa hàng trực tuyến khác. Với PayPal, bạn có thể quản lý thuế một cách hiệu quả và thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến. PayPal cung cấp các dịch vụ sau cho cả cá nhân và doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng PayPal để được thanh toán qua hóa đơn, trên thị trường và ngay cả trên trang web của riêng họ. Mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ đều có một khoản phí đơn giản và dễ hiểu. Người dùng PayPal nhận điểm thưởng trên thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của họ.
(Nguồn: Make Tech Easier)
Hơn thế nữa, chiến lược Marketing của Paypal hướng tới vấn đề bảo mật là trên hết. Đối với một ứng dụng thanh toán trực tuyến như Paypal, việc phải liên kết với ngân hàng cũng như thẻ tín dụng là điều hiển nhiên. Khách hàng chắc chắn sẽ quan tâm đến vấn đề bảo mật là điều đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy Paypal có được sự bảo mật tuyệt đối cho nền tảng của mình, giúp người dùng và doanh nghiệp có thể yên tâm sử dụng các giao dịch của mình. Thế nên rất nhiều website có tích hợp thanh toán Paypal là sự ghi nhận thành quả về chất lượng sản phẩm của hãng trên thị trường.
Kết luận
Có thể nói trên thị trường hiện nay, có rất nhiều những doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thanh toán trực tuyến kết hợp với những website thương mại điện tử. Hơn thế, chiến lược Marketing của Paypal có được những sự cơ bản mà hiệu quả đem lại vô cùng lớn về cho doanh nghiệp của mình. Mặc dù phải đối chọi lại với những doanh nghiệp nội địa, thế nhưng với Paypal việc liên minh với những ngân hàng quốc tế có “máu mặt” đã khiến cho uy tín của hãng được đảm bảo, và Paypal vẫn là ứng dụng thanh toán số 1 trên thị trường hiện tại.
Thắng Nguyễn – MarketingAI
Nguồn : https://marketingai.admicro.vn/thay-doi-hoan-toan-thoi-quen-thanh-toan-tu-chien-luoc-marketing-cua-paypal/