Một trong những KPIs quan trọng trong các chiến dịch Marketing đó chính là tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate). Đây là chỉ số cho biết tỷ lệ người truy cập vào website/ứng dụng/email,… đã thực hiện hành động bạn mong muốn như click vào trang quảng cáo, mua hàng hay điền form khảo sát trên tổng số lượng lượt truy cập.
Tỷ lệ chuyển đổi càng cao thì chiến dịch của bạn càng hiệu quả. Một trong những giải pháp đắc lực để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đó chính là A/B Testing. Hãy cùng tìm hiểu A/B Testing là gì? Quy trình triển khai A/B Testing ngay trong bài viết dưới đây.
A/B Testing là gì?
Khái niệm A/B Testing là gì? (Ảnh: members)
A/B Testing là gì? A/B Testing còn được gọi là Split Testing hay Bucket Testing là một phương pháp so sánh hai phiên bản của trang web, email hoặc ứng dụng,… với nhau để xác định phiên bản nào hoạt động tốt hơn. A/B Testing thực chất là một thử nghiệm trong đó hai hoặc nhiều biến thể của trang được hiển thị cho người dùng một cách ngẫu nhiên. Sau đó sử dụng phân tích thống kê để xác định biến thể nào hoạt động tốt hơn cho mục tiêu chuyển đổi của doanh nghiệp.
Lý do bạn nên thử nghiệm ngay A/B Testing là gì?
Chúng ta đã vừa tìm hiểu A/B Testing là gì, tiếp theo hãy cùng Marketing bật mí tại sao bạn nên sử dụng thử nghiệm này.
Thử nghiệm A/B Testing cho phép các cá nhân hay công ty thực hiện các thay đổi chính xác đối với trải nghiệm người dùng của họ nhờ thu thập dữ liệu về kết quả thử nghiệm. Điều này cho phép bạn tìm hiểu rõ hơn lý do tại sao các yếu tố nhất định trong trải nghiệm ảnh hưởng đến hành vi của người dùng.
Ví dụ: một công ty công nghệ B2B có thể muốn cải thiện chất lượng và khối lượng khách hàng tiềm năng của họ từ các trang đích của chiến dịch. Để đạt được mục tiêu đó, nhóm sẽ thử các thay đổi thử nghiệm A/B Testing đối với tiêu đề, hình ảnh trực quan, trường biểu mẫu, lời gọi hành động và bố cục tổng thể của trang.
Thử nghiệm một thay đổi tại một thời điểm giúp họ xác định những thay đổi nào có ảnh hưởng đến hành vi của khách truy cập và những thay đổi nào không có hiệu quả. Theo thời gian, chúng có thể kết hợp hiệu quả của nhiều thay đổi được ghi lại từ thử nghiệm để chứng minh sự cải thiện có thể đo lường.
A/B Testing là gì? Lý do bạn nên thử nghiệm ngay A/B Testing là gì? (Ảnh: Reliablesoft.net)
Bằng cách thử nghiệm A/B Testing, các Marketer có thể tìm hiểu phiên bản nào thu hút nhiều khách hàng truy cập hơn. Đồng thời bạn có thể tìm hiểu yếu tố nào chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng tốt nhất. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được chi phí Marketing, đạt hiệu quả cao hơn cho chiến dịch.
A/B Testing có thể được các nhà phát triển và nhà thiết kế sản phẩm sử dụng để chứng minh tác động của các tính năng mới hoặc thay đổi đối với trải nghiệm người dùng. Giới thiệu sản phẩm, tương tác của người dùng, phương thức và trải nghiệm trong sản phẩm đều có thể được tối ưu hóa với thử nghiệm A/B Testing miễn là mục tiêu đã được xác định rõ ràng.
Quy trình triển khai A/B Testing
A/B Testing là gì? Quy trình triển khai A/B Testing là gì? (Ảnh: Optimizely)
Bước 1: Chọn một biến để kiểm tra
Khi bạn tối ưu hóa các trang web hay email, có một số biến mà bạn muốn kiểm tra. Nhưng để đánh giá hiệu quả của thay đổi, bạn sẽ muốn tách riêng một biến độc lập và đo lường hiệu suất của nó. Nếu không bạn sẽ không thể chắc chắn được sự thay đổi là do biến nào tạo ra. Bạn có thể kiểm tra nhiều hơn một biến cho một trang web hoặc email; chỉ cần chắc chắn rằng bạn đang kiểm tra từng cái một.
Ví dụ như A/B Testing với email, bạn có thể kiểm tra các biến bao gồm các dòng chủ đề email, tên người gửi,…
Bước 2: Xác định mục tiêu
Mục tiêu chuyển đổi của bạn là số liệu bạn đang sử dụng để xác định xem biến thể có thành công hơn phiên bản gốc ban đầu hay không. Mục tiêu có thể là bất kỳ điều gì, nó có thể là việc nhấp vào nút hoặc liên kết, hay giao dịch mua sản phẩm hay đăng ký e-mail, tùy thuộc vào doanh nghiệp của bạn.
Bước 3: Tạo giả thuyết
Khi bạn đã xác định được mục tiêu, bạn có thể bắt đầu tạo các ý tưởng thử nghiệm A / B và giả thuyết vì sao bạn cho rằng chúng sẽ tốt hơn phiên bản hiện tại. Khi bạn có danh sách các ý tưởng, ưu tiên chúng theo tác động dự kiến và độ khó khăn trong việc thực hiện.
Bước 4: Tạo các biến thể
Sử dụng phần mềm A/B Testing như Optimizely hay HubSpot để thực hiện các thay đổi mong muốn về các yếu tố trên trang web, email hay ứng dụng của bạn. Đó có thể sự thay đổi màu sắc của một nút, hoán đổi thứ tự các phần tử trên trang, ẩn một số thanh điều hướng hoặc bất cứ yếu tố tùy chỉnh nào bạn muón. Nhiều công cụ kiểm tra A / B hàng đầu có trình chỉnh sửa trực quan giúp dễ dàng thực hiện những thay đổi này.
A/B Testing là gì? Để tạo các biến thể và chạy thử nghiêm, bạn có thể sử dụng phần mềm miễn phí và hữu ích như HubSpot. (Ảnh: HubSpot)
Bước 5: Chạy thử nghiệm
Bắt đầu thử nghiệm của bạn và chờ khách truy cập tham gia. Tại thời điểm này, khách truy cập vào trang web hoặc ứng dụng của bạn sẽ được gán ngẫu nhiên vào các biến thể của trải nghiệm. Sự tương tác của họ với từng trải nghiệm sẽ được đo lường, tính và so sánh để xác định cách mỗi hoạt động thực hiện.
Bước 6: Phân tích kết quả
Khi thử nghiệm của bạn hoàn tất, bước cuối cùng là phân tích kết quả. Phần mềm thử nghiệm A/B Testing sẽ trình bày dữ liệu từ thử nghiệm và cho bạn thấy sự khác biệt giữa cách hai phiên bản hoạt động.
Nguồn : https://marketingai.admicro.vn/ab-testing-la-gi/