Ấn Độ ra mắt trường học ảo nhằm tăng khả năng tiếp cận giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết mô hình này sẽ được thực hiện thông qua Viện Đào tạo mở quốc gia (NIOS) và bản chất sẽ hoạt động hoàn toàn bằng hình thức kỹ thuật số. Mô hình trường học ảo là sáng kiến đầu tiên của loại hình này ở Ấn Độ, sẽ cung cấp các nền tảng học tập số tiên tiến thông qua các phòng học và phòng thí nghiệm ảo.

Theo Bộ trưởng Dharmendra Pradhan sự sẵn có của trường học dựa trên nền tảng kỹ thuật số sẽ mang lại lợi ích cho những người không thuộc hệ thống trường học hiện có. Động thái này nhấn mạnh việc chính phủ đang thúc đẩy tăng cường ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục. Đây là một mô hình học tập mới và là một ví dụ về cách tận dụng công nghệ và đổi mới nhằm tạo điều kiện cho việc hòa nhập nhiều hơn trong giáo dục.

Theo dựa án này, việc đánh giá và thi cử của học sinh sẽ diễn ra thông qua chương trình từ xa. Học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 sẽ có các lựa chọn để tham gia vào một trường học ảo. Trong những trường học như vậy, các lớp học được thực hiện ảo nhưng sẽ dựa trên hoạt động và kiến thức trong sách giáo khoa cũng dựa trên trải nghiệm. Kết quả chấm thi cũng sẽ được thông báo dưới dạng điện tử.

Theo NIOS, trường học ảo giống như một nền tảng trực tuyến 'với sứ mệnh cho phép người học có thể tiếp cận với nền giáo dục đẳng cấp thế giới, giá cả phải chăng để nâng cao kết quả học tập'.

Ngoài ra, trường cũng sẽ cung cấp các chứng chỉ để nâng cao cơ hội tuyển dụng của sinh viên và có thể được cung cấp quyền truy cập vào các bảng tin cũng như cổng thông tin việc làm để tham khảo các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp.

Ông Pradhan cho biết chương trình học được Hội đồng Nghiên cứu và Đào tạo giáo dục quốc gia (NCERT) phát triển nhằm tạo điều kiện cho giáo viên và phụ huynh có thể đánh giá sự tiến bộ trong học tập của học sinh. Chương trình này bao gồm kế hoạch hàng tuần về 'các hoạt động thử thách, có tham chiếu đến kết quả học tập, chủ đề và các kiến thức lấy từ đề cương hoặc sách giáo khoa'.

Theo ông Pradhan, Chính sách giáo dục quốc gia đã khuyến nghị việc ứng dụng các phương thức giáo dục kỹ thuật số và vật lý. Theo đó, Bộ Giáo dục cũng đang cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết và một môi trường thuận lợi để cung cấp giáo dục trên cả ba phương thức: vật lý, kỹ thuật số và kết hợp.

Đầu tháng này, Bộ Giáo dục Ấn Độ cũng đã phối hợp với Hội đồng Giáo dục Trung học Trung ương (CBSE) và một tập đoàn lớn sản xuất chip tư nhân để khởi động một chương trình kỹ năng trí tuệ nhân tạo (AI) cho tất cả mọi người - 'AI for All'. Chương trình nhằm mục đích cung cấp sự hiểu biết cơ bản về AI cho tất cả công dân Ấn Độ.

Theo OpenGov Asia, chương trình đã khởi chạy một mô-đun học tập kéo dài 4 giờ, giải thích về AI theo cách phù hợp với cả những đối tượng mới làm quen. Khóa học có hai phần: nhận thức AI và đánh giá AI. Vào cuối mỗi giai đoạn, người tham gia sẽ được cấp huy hiệu kỹ thuật số được cá nhân hóa để có thể chia sẻ trên mạng xã hội. 

Chương trình được thiết kế phù hợp với Chiến lược quốc gia về AI của Viện Quốc gia về thay đổi Ấn Độ (NITI Aayog), tập trung vào việc tận dụng công nghệ để tăng trưởng toàn diện và phát triển các giải pháp quy mô lớn cho nhu cầu xã hội.

Chia sẻ về chương trình này, Biswajit Saha, Giám đốc Kỹ năng và Đào tạo tại CBSE nhấn mạnh: 'AI for All' là một trong những chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về AI lớn nhất trên toàn thế giới và sẽ giúp 'khám phá AI một cách toàn diện, củng cố vị thế của Ấn Độ với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu về các công nghệ mới nổi'./.

TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng chỉ thị triển khai giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19.

Cần nhiều hành động thúc đẩy giáo dục số

Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã làm tăng nhận thức về nhu cầu cải thiện việc sử dụng công nghệ trong giáo dục và đào tạo GDĐT nhằm thích ứng dạy và học, phát triển kỹ năng số.

Ấn Độ đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế số giá trị 1.000 tỷ USD

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy tỷ lệ sử dụng Internet tại Ấn Độ, vì vậy, các nhà phân tích dự báo hệ sinh thái kỹ thuật số của Ấn Độ sẽ phát triển gấp 10 lần trong 10 năm tới.

Dự kiến 180 đội sẽ tham gia cuộc thi sinh viên với ATTT ASEAN 2021

Điểm mới của cuộc thi năm nay là giải thưởng dành cho các đội đạt giải cao vòng Chung khảo với các voucher tham gia các kỳ thi, khóa học về ATTT chất lượng cao.

VNPT triển khai nhiều ưu đãi, hỗ trợ để không học sinh nào "bị bỏ lại phía sau"

Cùng với cam kết hỗ trợ 37.000 máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo trong cả nước, Tập đoàn VNPT hiện đang đồng loạt triển khai các ưu đãi, miễn giảm cước phí dịch vụ cho các trường học, cơ sở giáo dục, phụ huynh, học sinh trong năm học

Ứng dụng nền tảng công nghệ trực tuyến trong sinh hoạt tôn giáo tại Úc thời kì đại dịch COVID-19

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, đại dịch COVID-19 đã buộc các tín đồ tôn giáo phải ở nhà sau khi đóng cửa các nhà thờ, giáo đường, đền thờ của họ trên khắp nước Úc. Điều này đã khiến các tổ chức tôn giáo tích cực ứng dụng công nghệ trong

Giải quyết nhức nhối khi học online bằng sức mạnh công nghệ

Từ 26/09 đến 17/10, chuỗi sự kiện TechForStudy - Giải quyết các nhức nhối trong học online nhằm mang tới góc nhìn toàn diện về các giải pháp mà công nghệ mới và phong cách giảng dạy mới có thể mang lại, giúp xử lý các vấn đề nhức nhối của việc dạy

Australia tài trợ 4 dự án chuyển đổi số ở Việt Nam

Chính phủ Australia mới đây đã công bố khoản tài trợ gần 1,4 triệu Australia cho 4 dự án ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chuyển đổi số CĐS, với kỳ vọng sẽ tạo nên những tác động tích cực tại Việt Nam.

THỦ THUẬT HAY

Vô hiệu hóa Facebook là gì?Nó khác gì với xóa tài khoản Facebook?

Vô hiệu hóa Facebook và xóa tài khoản Facebook có phải là một không? Nếu không thì vô hiệu hóa tài khoản Facebook khác gì với xóa Facebook? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Sóng Wifi lúc nào cũng "căng đét" nếu bạn áp dụng những cách sau đây

Nếu nhà bạn rộng hoặc có lớp tường dày thì hẳn các bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng điện thoại không bắt được Wifi hay tín hiệu sóng kém. Tuy nhiên, sóng Wifi yếu không hoàn toàn là do kết cấu của nhà bạn mà còn

Intel Performance Maximizer là gì? Cách ép xung CPU chỉ với 1 click chuột

Trong bài viết, sẽ giải đáp chi tiết Intel Performance Maximizer là gì, đồng thời hướng dẫn bạn cách cài đặt phần mềm, tối ưu hóa và một số kinh nghiệm để quá trình ép xung đạt hiệu quả cao nhất.

Hướng dẫn vệ sinh và làm sạch laptop đúng cách nhất

Laptop - một công cụ đóng vai trò rất quan trọng trong công việc của những người làm nhân viên văn phòng. Với tần suất phải hoạt động hằng ngày nên thiết bị này thường xuyên bị vấy bẩn. Hãy cùng chúng tôi vệ sinh và

Today Weather - Ứng dụng dự báo thời tiết phù hợp với những máy có màn hình AMOLED

Được xây dựng và phát triển dựa trên các dữ liệu tùy theo từng khu vực cụ thể, Today Weather chắc chắn sẽ là bạn đồng hành tốt nhất trong cuộc sống của chúng ta. Bên cạnh đó, phân giao diện được thiết kế theo chiều

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh nhanh cấu hình OPPO A83 với các đối thủ khác cùng tầm giá

Những sản phẩm được lựa chọn đế so sánh với OPPO A83 trong bài viết là Zenfone 4 Max Pro và TECNO Camon CX, hai thiết bị cùng có giá bán với OPPO A83 ở mức 4.9 triệu đồng.

Trên tay Fujifilm Instax SQ10, máy ảnh in liền có gì hay?

Ra mắt hồi cuối tháng 06/2017, chiếc máy ảnh in liền Instax SQ10 được nhiều người quan tâm do nó có nhiều sự đột phá so với các dòng máy tương tự. Với trang bị màn hình LCD trực quan, hệ thống nút bấm được bố trí hợp lý

Đánh giá camera kép trên Galaxy J7+ xóa phông cùng nhiều tính năng cao cấp như Galaxy Note 8

Tiếp nối thành công của Galaxy J7 Pro và J7 Prime, Samsung tiếp tục tung ra Galaxy J7 Plus ở phân khúc tầm trung với điểm nổi bật nhất là camera kép ở mặt sau phục vụ nhu cầu chụp ảnh chân dung xóa phông (Live Focus),