Ấn Độ đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế số giá trị 1.000 tỷ USD

Theo Indiatimes, Bộ Điện tử và CNTT (MeitY) Ấn Độ đã đưa ra một chương trình nghị sự kéo dài 1.000 ngày, nhằm đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế số giá trị 1.000 tỷ USD trong vài năm tới.

Mục tiêu của sáng kiến này là đưa Ấn Độ trở thành quốc gia được kết nối lớn nhất trên thế giới, mang lại sự thống nhất trong quản trị kỹ thuật số, đơn giản hóa các quy tắc và luật pháp cho các công ty công nghệ và truyền thông xã hội, đồng thời tập trung vào việc xây dựng sức mạnh công nghệ cao của Ấn Độ.

“Ưu tiên của chúng tôi là kết nối - chúng tôi muốn đưa Ấn Độ trở thành quốc gia được kết nối lớn nhất trên thế giới. Mục tiêu thứ hai là chính phủ số, tất cả các bộ và ban ngành của chính phủ đều có các ứng dụng và trang web, song quan trọng là những trang web, ứng dụng này phải gắn kết để trao quyền cho người dân Ấn Độ”, một quan chức chính phủ cấp cao của Ấn Độ cho biết và tiết lộ thêm kế hoạch sẽ tập trung mở rộng nền kinh tế số của đất nước.

Chính phủ muốn đảm bảo rằng Internet ở Ấn Độ là một mạng lưới mở, tin cậy, an toàn và có trách nhiệm. Ấn Độ cũng nhắm vào các lĩnh vực công nghệ cao bao gồm AI, an ninh mạng, siêu máy tính, chất bán dẫn, blockchain và điện toán lượng tử.

Tại sự kiện Ngày Internet Ấn Độ (23/9), công ty tư vấn các dịch vụ Internet Redseer đã nhấn mạnh rằng chi tiêu cho Internet của người tiêu dùng Ấn Độ sẽ tăng 22%, đạt 800 tỷ USD vào năm tài chính 2030 so với 85 - 90 tỷ USD trong năm tài chính 2020.

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy tỷ lệ sử dụng Internet tại Ấn Độ, vì vậy, các nhà phân tích dự báo hệ sinh thái kỹ thuật số của Ấn Độ sẽ phát triển gấp 10 lần trong 10 năm tới. Mua hàng tạp hóa, mua dược phẩm, triển khai công nghệ giáo dục, mua tour du lịch, thanh toán hóa đơn và nạp tiền, đây là tất cả những hoạt động được người dân Ấn Độ thực hiện trên môi trường Internet. Không chỉ giới hạn ở những hoạt động này, còn rất nhiều dịch vụ khác hiện đã trở nên không thể thiếu đối với thị trường Internet tiêu dùng ở Ấn Độ.

Chính sách phong tỏa, giãn cách được thực thi nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 đã khiến nhiều người tiêu dùng Ấn Độ buộc phải sử dụng các kênh kỹ thuật số để mua sắm, giao hàng tạp hóa cơ bản, giải trí và giáo dục. Trung bình, người dân ở Ấn Độ dành 4,6 giờ/ngày với chiếc smartphone trong năm 2020, nhiều hơn so với mức 3,9 giờ ở Trung Quốc và 3,6 giờ ở Mỹ.

Dành nhiều thời gian hơn cho môi trường trực tuyến khiến nhu cầu mua sắm qua mạng của người dân Ấn Độ gia tăng mạnh mẽ. Giờ đây, mua sắm các mặt hàng tạp hóa trực tuyến đã trở thành một hình thức bán lẻ có hệ thống, phát triển một cách có định hướng.

Bên cạnh đó, các nền tảng nội dung dạng ngắn, và các nền tảng giải trí hàng đầu (OTT) bao gồm Netflix, Amazon Prime và AltBalaji của Ấn Độ sẽ tăng trưởng nhiều hơn so với tivi truyền thống.

Người dân Ấn Độ cũng sẽ thích sử dụng các lựa chọn thanh toán dựa trên giao diện thanh toán thống nhất (UPI) thay vì thanh toán bằng tiền mặt. UPI là một hệ thống thanh toán cho phép chuyển tiền giữa bất kỳ hai tài khoản ngân hàng nào bằng smartphone. Ngoài ra, người dân Ấn Độ cũng bắt đầu quen với các kế hoạch mua ngay trả sau (BNPL) do các nền tảng fintech đưa ra, tiếp quản việc tiêu dùng thẻ tín dụng.

Tỷ lệ sử dụng Internet tại Ấn Độ tăng tốc cũng đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều công ty khởi nghiệp internet tiêu dùng, trong các lĩnh vực edtech (công nghệ giáo dục), insurtech (công nghệ bảo hiểm), di động và không gian công nghệ thực phẩm.

Không giống như vài năm trước, khi các startup của Mỹ hoặc Trung Quốc dẫn đầu, các startup của Ấn Độ thậm chí đang được sinh ra và dẫn đầu trong các hạng mục chính.

Hãng tư vấn RedSeer cho biết: “Ấn Độ có một hệ sinh thái số cây nhà lá vườn sôi động và là một trong số ít quốc gia có các công ty số nội địa thống trị thị trường Internet.

Hiện tại, có ít nhất 10 startup đáng chú ý tại Ấn Độ - bao gồm công ty đi đầu về fintech Paytm, công ty đi đầu trên thị trường chăm sóc sắc đẹp và cá nhân Nykaa, nền tảng insurtech PolicyBazaar và hỗ trợ hậu cần Delhivery - đang dự định niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Nền tảng giao hàng thực phẩm của Zomato đã niêm yết thành công càng khiến các startup khác tham vọng hơn trong việc nộp hồ sơ đểphát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Dự đoán, lộ trình IPO của các startup có thể giúp nâng giá trị vốn thị trường công nghệ niêm yết của Ấn Độ lên thêm 200 tỷ USD. Giá trị thị trường hiện tại của các công ty trong nhóm các cổ phiếu CNTT được ưa chuộng là gần 400 tỷ USD./.


Theo Indiatimes, Yourstory

TIN LIÊN QUAN

Ưu tiên ứng dụng CNTT trong phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030

Để hòa nhập cùng các bước tiến trong thời đại mới, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn là vấn đề trọng tâm của đất nước. Dựa trên tình hình thực tại, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các chính sách phù

Ngành Thuế đẩy mạnh cải cách hành chính thông qua việc ứng dụng CNTT

Tính đến hết tháng 4/2021, ngành Thuế đã có 32 thủ tục hành chính TTHC đạt mức 3 và 150 TTHC đạt mức 4. Trong đó, tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đều có giải pháp xác thực điện tử bằng hình thức chữ ký số trên hồ sơ khai thuế, nộp

Ngành Kiểm toán Nhà nước: Nâng tầm công nghệ trong cải cách hành chính

Thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước KTNN luôn xác định công nghệ thông tin CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực trong hiện đại hóa mọi mặt hoạt động, đặc biệt là cải cách hành chính. Chính vì vậy, từng bước một, KTNN đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ,

Tiền Giang: Cải cách hành chính và ứng dụng CNTT để phục vụ người dân tốt hơn

Trong những năm trở lại đây, Tiền Giang là một trong những tỉnh nằm trong tốp 10 của cả nước về chỉ số Sẵn sàng ứng dụng và Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ICT Index. Tiền Giang đã và đang từng bước hoàn thiện nền tảng xây

Tại sao Việt Nam được dự đoán trở thành Trung tâm kỹ thuật số hàng đầu châu Á

Khi nói đến những ngành đã phát triển vượt bậc ở Việt Nam, bạn sẽ thấy rằng lĩnh vực Công nghệ thông tin là một trong những ngành phát triển nhanh nhất.

Tăng cường các giải pháp CNTT đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử HĐĐT được coi là một giải pháp số mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp DN, cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời, phù hợp trong xu hướng phát triển tất yếu của hệ thống thương mại điện tử ngày nay.

Bắc Giang đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số CĐS của Bộ TTTT, Bắc Giang đã có nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp DN trên địa bàn tỉnh CĐS.

Mở trung tâm hợp tác CNTT Việt Nam-Hàn Quốc tại Hà Nội

Ngày 13-11, Cục Xúc tiến thương mại và Thông tin truyền thông Hàn Quốc đã mở Trung tâm hợp tác công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam-Hàn Quốc tại tầng 25 tòa nhà Landmark, 72 Phạm Hùng, Hà Nội.

THỦ THUẬT HAY

Chuyển danh bạ 11 số về 10 số bằng công cụ chuyên dụng

Thế giới di động - Chỉ vài tháng nữa thôi là toàn bộ thuê di động 11 số sẽ được rút gọn về 10 số. Vậy bạn sẽ tự tay chuyển thủ công từng số hay dùng công cụ hỗ trợ?...

Nên chọn hệ phái nào trong Blade and Soul?Điểm mạnh, yếu

Blade & Soul cũng không phải là một game online ngoại lệ, việc trong game có nhiều hệ phái làm tăng tính hấp dẫn cho người chơi cũng như tính đa dạng trong game. Với một người mới bạn nên cân nhắc khi chọn hệ phái

Super Control Center: "Siêu" Trung tâm kiểm soát dành cho các thiết bị màn hình lớn

Mặc dù có thể tạo ra sự khác biệt đối với những thiết bị đời cũ, nhưng thao tác mở Control Center trên dòng iPhone mới như iPhone X, iPhone XS hay XS Max lại gây ra một số phiền toái cho người dùng khi liên tục phải

Tin vui dành cho tín đồ "tự sướng" bằng điện thoại, ứng dụng Microsoft Selfie đã có trên Android

Sau 11 tháng có mặt trên hệ điều hành iOS, Microsoft Selfie đã chính thức có mặt trên Google Play. Ngay bây giờ bạn có thể tải về và trả nghiệm những tính năng hay ho của Microsoft Selfie để cho ra những bức anh 'tự

iPhone & iPad: Cách dùng AirPlay 2 để kết nối nhiều thiết bị

AirPlay là một cách cực hay để cho phép bạn gửi âm thanh qua kết nối không dây từ thiết bị iOS của bạn đến một thiết bị có khả năng AirPlay khác như HomePod, Apple TV hoặc loa được kết nối qua cổng ra trên AirPort

ĐÁNH GIÁ NHANH

Mở hộp Galaxy Z Fold3 5G màu Bạc Phantom: Siêu phẩm hội tụ nhiều công nghệ và tính năng đỉnh nhất của Samsung

Vừa qua, Samsung đã chính thức ra mắt chiếc điện thoại màn hình gập Galaxy Z Fold3 5G, trong đó phiên bản màu Bạc Phantom nhận được khá nhiều sự quan tâm và chú ý của người dùng. Ngay trong bài viết này hãy cùng chúng

Đánh giá Acer Swift 3 bản mới: Thiết kế hiện đại, màn hình sắc nét, cấu hình mạnh mẽ

Thiết kế chính là một trong những điểm nhấn ấn tượng nhất trên chiếc Acer Swift 3 phiên bản mới.

Đánh giá chi tiết F3 Plus: Smartphone tốt nhất của OPPO trong hơn 1 năm qua

F3 Plus là sản phẩm tốt nhất của OPPO trong hơn một năm trở lại đây. Máy hội tụ đủ mọi yếu tố đáng để trải nghiệm như thiết kế đẹp mắt, màn hình lớn chất lượng hiển thị đẹp và sống động, đi kèm với đó cấu hình mạnh mẽ