Ưu tiên ứng dụng CNTT trong phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030

Áp dụng CNTT: Ưu tiên tối đa

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo, ban hành các chính sách nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống xã hội cho người dân miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, chú trọng đến việc từng bước ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi.

Đề án 'Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025' đã được Chính phủ ban hành ngày 12/4/2019 dựa trên Quyết định số 414/QĐ-TTg. Mục tiêu đến năm 2023 thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin khoa học công nghệ; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và an ninh trật tự.

Đề án đặt ra mục tiêu cụ thể đó là: Từng bước kết nối, chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin của các Bộ, ngành, địa phương để cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho đồng bào dân tộc thiểu số; Tổ chức mô hình đào tạo từ xa dạy tiếng dân tộc, kiến thức về công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và biên giới, hải đảo; dạy nghề cho thanh niên các dân tộc thiểu số tại ba khu vực Bắc, Trung, Nam; Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số: Đảm bảo 80% các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số Việt Nam được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện (Multi-media) và được phổ biến, giới thiệu đến với cộng đồng trong và ngoài nước; Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc, bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin; xây dựng thư viện điện tử về công tác dân tộc; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đồng bào dân tộc thiểu số chủ động, không bị bất ngờ trong mọi tình huống gây mất an ninh, trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ưu tiên ứng dụng CNTT trong phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030

Đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Đôi (Sơn La) phát biểu tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khoá XV. (Ảnh: PV)

Gần đây nhất, trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội (KT-XH) tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV vừa qua, nhiều đại biểu đã kiến nghị Quốc hội cần đẩy mạnh sự quan tâm, đến phát triển KT-XH tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đại biểu Hoàng Thị Đôi (Sơn La) kiến nghị trong giai đoạn 2022-2025, định mức chi ngân sách cần phù hợp với một số yếu tố đặc thù của các tỉnh miền núi. Đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) cho rằng cần bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Như vậy, trước tình hình còn nhiều khó khăn, Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với địa phương để giải quyết các vấn đề tồn đọng và đề ra hướng phát triển trong giai đoạn mới.

Ngay sau Kỳ họp thứ Nhất, ngày 7/9 vừa qua, Thường trực Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội Khóa XV đã tổ chức Phiên họp Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định: 'Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, đầu tư nhiều chính sách cho đồng bào DTTS để phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biên giới, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể và Chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 là thể hiện sự chuyển biến của cấp ủy Đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị trong việc quan tâm, triển khai, đầu tư cho sự phát triển KT-XH. Mục tiêu cuối cùng là lo cho Nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, của đồng bào DTTS được nâng lên'.

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức phiên họp thẩm tra báo cáo của Chính phủ về CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030. (Ảnh: Báo Dân Tộc).

 Quyết liệt triển khai các giải pháp, đề án về CNTT từ địa phương

Dựa trên ý kiến chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, hàng loạt các tỉnh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, miền núi… đã nghiêm túc triển khai đề án trên. Tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch số 1961/KH-UBND Đề án 'Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển KT-XH và đảm bảo  an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019-2025', trong đó Mục tiêu đến năm 2023 là 100% người có uy tín, 90% đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 80% đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và thị trường; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin, kiến thức về y tế, phòng chống các bệnh đặc thù; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về pháp luật và các chính sách về bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, phòng chống thiên tai; 90% đồng bào dân tộc thiểu số nắm bắt thông tin về an ninh, trật tự để chủ động đảm bảo giữ gìn ổn định cuộc sống vùng dân tộc thiểu số và bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số…

Kế hoạch đưa ra 5 nhóm giải pháp bao gồm: (1) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin, chú trọng các lĩnh vực KT-XH và an ninh quốc phòng; (2) Nâng cấp nền tảng công nghệ thông tin phục vụ việc quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở; (3) Đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về việc ứng dụng công nghệ thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số; (4) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách; (5) Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông cho cán bộ làm công tác dân tộc.

Tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND, ngày 5/5/2021 thực hiện Đề án 'Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 - 2025'. Theo đó, đến năm 2023: 100% người có uy tín, 90% đồng bào dân tộc thiểu (DTTS) số nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 80% đồng bào DTTS được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và thị trường… Đến năm 2025, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc và các ứng dụng hỗ trợ đồng bào DTTS. Phấn đấu 100% đồng bào DTTS nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Cùng với đó, hoàn thiện bộ dữ liệu về DTTS Việt Nam, hoàn thiện thư viện điện tử về công tác dân tộc.

Tỉnh Lâm Đồng cũng đưa ra những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển KT-XH. Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đặt ra mục tiêu đến năm 2023 sẽ thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thông tin khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và an ninh trật tự. Đến cuối năm 2023 có 95% người có uy tín, 90% đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận được với mọi lĩnh vực thông tin của Đảng, Nhà nước, thông tin an ninh trật tự, chính sách bảo vệ rừng, phòng chống thiên tai; 70% đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và thị trường; 80% tiếp cận thông tin, kiến thức về y tế, phòng chống các bệnh đặc thù…

Đến năm 2025, tỉnh Lâm Đồng sẽ hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác dân tộc và các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số; phấn đấu 90% đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và mọi nguồn thông tin khác về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường… Qua đó, thúc đẩy đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng công nghệ thông tin góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn toàn tỉnh.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Lâm Đồng đặt ra các giải pháp như: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin, chú trọng các lĩnh vực KT-XH và an ninh quốc phòng; nâng cấp công nghệ thông tin phục vụ việc quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn; đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức việc ứng dụng công nghệ thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ đồng bào ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư đóng góp vào bộ dữ liệu dân tộc thiểu số của tỉnh; nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông cho người làm công tác dân tộc…

Một số địa phương khác cũng triển khai một cách sâu, rộng và đạt hiệu quả cao như Đăk Lăk, Sóc Trăng, Hà Giang…

Ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi

Báo cáo 'Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019' vừa được công bố ngày 4-8 vừa qua cho thấy khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của người dân tộc thiểu số (DTTS) đã tăng lên đáng kể tuy nhiên không đồng đều ở các khu vực và các dân tộc. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT vào phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi càng có cơ hội để triển khai một cách hiệu quả.

Dùng điện thoại thông minh để chăm sóc vườn rau sạch tại Đà Lạt. (Ảnh: Báo Lâm Đồng).

Về phía Trung ương, Ủy ban Dân tộc (UBDT) với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trong phạm vi cả nước, đang triển khai đề án 'Hỗ trợ đồng bào DTTS tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam', thực hiện trong vòng 7 năm từ 2018 – 2025, phạm vi triển khai trên mọi địa bàn đất nước. Đề án được xây dựng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước góp phần ổn định chính trị tạo sự đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững vùng DTTS. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng hiệu quả CNTT trong phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam. Hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng DTTS với các địa bàn trong cả nước, thúc đẩy phát triển KT-XH. Chủ động phòng chống các tình huống gây mất an ninh, trật tự vùng đồng bào DTTS; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ trung ương đến địa phương.

Trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào DTTS, Đề án chú trọng việc xây dựng bộ dữ liệu về các DTTS, xây dựng hệ thống ứng dụng CNTT thuận lợi trên thiết bị di động thông minh để hỗ trợ phổ biến đường lối chính sách, pháp luật cho đồng bào DTTS. Cung cấp thông tin việc làm phù hợp với trình độ, nhu cầu của đồng bào DTTS. Xây dựng, phát triển các ứng dụng hỗ trợ cảnh báo thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn vùng đồng bào DTTS. Xây dựng diễn đàn đối thoại trực tuyến về công tác dân tộc; chống các luận điệu sai trái, xuyên tạc gây mất an ninh trật tự. Xây dựng và phát triển Bộ từ điển tiếng dân tộc điện tử. Tận dụng tối đa các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị sẵn có thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận và ứng dụng CNTT.

Còn với cá nhân bà con DTTS cũng đã biết áp dụng CNTT vào phát triển kinh tế. Ví dụ như 740 hộ gia đình ở 2 xã Nậm Tha và Liêm Phú của huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã tham gia dự án trồng quế hữu cơ với tổng diện tích hơn 1.250 ha. Nông dân trồng quế tại đây ứng dụng 'Nhật ký điện tử QGS', sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) vào canh tác quế, đã nâng chuỗi giá trị quế của địa phương lên tầm quốc tế. Hay người dân tộc thiểu số ở Đà Lạt đã biết đưa công nghệ số vào sản xuất, chăm sóc cây trồng…

TIN LIÊN QUAN

Khoa học công nghệ - giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi

Thời gian qua nhờ các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ KHCN đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số DTTS, góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS và nông thôn miền núi. Việc ứng dụng KHCN đã nâng cao

Ứng dụng công nghệ số để gìn giữ văn hóa dân tộc thiểu số - Việc cần làm ngay

Với chủ trương xây dựng nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số DTTS Việt Nam, trong đó ưu tiên phát triển văn hóa các DTTS rất ít người, Đảng và Nhà nước ta xác định, cùng với chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, bảo

Ngành Kiểm toán Nhà nước: Nâng tầm công nghệ trong cải cách hành chính

Thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước KTNN luôn xác định công nghệ thông tin CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực trong hiện đại hóa mọi mặt hoạt động, đặc biệt là cải cách hành chính. Chính vì vậy, từng bước một, KTNN đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ,

Khung tham chiếu ICT: Nhân tố quan trọng trong phát triển TPTM bền vững

Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng, phát triển thành phố thông minh, đô thị thông minh TPTM/ĐTTM hiệu quả trong nhiều năm qua. Tất cả là nhờ việc ban hành các chính sách, chiến lược cụ thể sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp lãnh đạo trung ương và

Đắk Lắk: Áp dụng khoa học công nghệ để giảm nghèo bền vững

Là một trong những tỉnh vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ hộ nghèo cao trong cả nước, thời gian qua, Đắk Lắk đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách, kế hoạch theo Đề án giảm nghèo của Nhà nước nhằm cải thiện đời sống, giảm thiểu số hộ nghèo trong toàn

Huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ứng dụng CNTT trong công tác dự báo, phòng chống thiên tai

Huyện Ba Chẽ đã thực hiện dự án Xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo lũ trên sông Ba Chẽ với mục tiêu xây dựng một hệ thống đồng bộ bao gồm các trạm đo mưa, lũ và phần mềm tin học với mục tiêu dễ vận hành, thời gian tính toán nhanh chóng, đảm bảo độ

Nhân lực công nghệ thông tin: Bao giờ hết “giật gấu vá vai”

Thừa Thiên Huế hiện đang rất cần nguồn nhân lực công nghệ thông tin CNTT chất lượng cao để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng thực tế, cung - cầu trong đào tạo nhân lực chưa gặp nhau và sự phát triển nhân lực CNTT không như kỳ

ASEAN hướng tới một không gian mạng tự cường

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động, cần thúc đẩy nhanh quá trình số hóa và nền kinh tế số trong khu vực, quá trình này cần được bảo vệ bởi một hệ thống mạng Internet an toàn, bảo mật cao.

THỦ THUẬT HAY

Hạnh phúc đơn giản lắm, chỉ cần học cách quên và tha thứ thôi

'Xuân có hoa bách hợp, thu có trăng. Hạ có gió mát, đông có tuyết. Trong lòng không có việc phải phiền lo mới chính là mùa đẹp của nhân gian. Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong

Đây là các cách để bạn hủy gói cước dịch vụ 4G của Viettel mới nhất

Ắt hẳn ai trong chúng ta ở đây đã ít nhất một lần vô cùng bực bội vì bị tự động gia hạn các gói cước 3G/4G của Viettel khi không còn nhu cầu sử dụng. Để tránh tình trạng này chúng ta phải hủy gói cước trước khi nó đến

Cách copy tất cả link trên Safari với iOS 15 để truy cập lại khi cần

Dùng Safari trên iPhone để duyệt web, có những lúc bạn mở rất nhiều tab khác nhau. Sau đây là cách copy tất cả link trên Safari với iOS 15 để truy cập lại khi cần nhé...

Hướng dẫn sử dụng chế độ “Dark Mode” hoàn thiện trên iOS 12

Chế độ Dark Mode thường sẽ thay đổi màu nền của các hoạt động hay ứng dụng sang màu tối để dễ theo dõi vào ban đêm và bảo vệ mắt người dùng. Trên hệ điều hành iOS, tính năng này có tên “Smart invert”. Chế độ này đã

Hướng dẫn kích hoạt bảo mật 2 lớp cho Apple ID

Xác thực 2 lớp là tầng bảo mật bổ sung được thiết kế để ngăn chặn truy cập trái phép vào tài khoản của bạn, đồng thời bảo vệ ảnh, tài liệu và các dữ liệu khác được lưu với Apple.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Sơ lược về Laptop Surface mới: Đáng để chờ đợi

Có ba điều mà hầu hết mọi người đã nghe về máy tính xách tay Surface. Trước tiên, trông rất giống MacBook Air. Thứ hai, nó có vải bao bọc. Thứ ba, nó chạy phiên bản hệ điều hành được gọi là Windows 10 S.

Đánh giá camera iPhone 7 Plus: chưa đến mức quá tốt

Giao diện ứng dụng camera của iPhone 7 Plus. Ưu nhược điểm Với một chiếc smartphone trang bị hai camera (chưa...