Cũng trong quá trình này, các câu hỏi đặt ra ở hiện tại và trong tương lai: Nhiệm vụ trọng tâm chính nào sẽ được ưu tiên, triển khai? Nhân tố nào cần phát huy để nâng cao hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ này….? Để tiếp cận đến các vấn đề và tìm câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung được nêu trong Sổ tay TPTM Việt Nam vừa được phát hành.
TPTM tạo ra tiến bộ, hiện đại hóa và xanh hóa nền kinh tế
Theo tài liệu này, trong chiến lược phát triển các ĐTTM, Việt Nam luôn tập trung thực hiện tốt đối với 07 lĩnh vực gồm: Môi trường (bảo vệ sức khỏe con người, sinh kế và hệ sinh thái); Quản lý nguồn lực (hướng tới mức thu nhập từ trung bình cao đến mức cao; tăng khả năng tiếp cận phổ cập với các nguồn năng lượng bền vững); Chính phủ và dịch vụ công cộng (tăng cường đầu tư vào các sáng kiến Chính phủ điện tử (CPĐT); các dịch vụ công (DVC) quốc gia); Giao thông và khả năng tiếp cận (tập trung phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng; các dịch vụ công cộng và giao thông đô thị); Chất lượng sống và tính hòa nhập (đáp ứng, cung cấp, hỗ trợ đầy đủ các dịch chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe, an ninh, giáo dục…); Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số (cung cấp các dịch vụ viễn thông, thiết lập mạng lưới cơ sở hạ tầng; kết nối và lưu trữ dữ liệu); Tăng trưởng kinh tế (dựa trên các biện pháp quản lý an toàn của quốc gia, sức mạnh của nền kinh tế trong nước và khu vực bên ngoài).
Việc thực hiện tốt với 07 lĩnh vực trên đã giúp Việt Nam đạt được những thành tựu tiêu biểu như: Đạt tiêu chuẩn chỉ tiêu về về khí thải nhà kính; phát triển năng lượng tái tạo; tăng khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực công nghiệp của quốc gia; tăng khả năng tiếp cận CNTT và cải thiện giao tiếp; tăng chỉ số năng lực đổi mới; thu hút, hấp dẫn các nguồn đầu tư từ nước ngoài.
'Những kết quả trên chính là những tiến bộ to lớn trong công cuộc hiện đại hóa và xanh hóa nền kinh tế, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và sôi động về kinh tế của các thành phố', tài liệu nhấn mạnh.
Các chính sách, chiến lược luôn đảm nguyên tắc thực tế, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương
Đặc biệt, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trên, tài liệu khẳng định, thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng các chính sách, chiến lược trọng điểm: Các chính sách sách phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), đổi mới công nghệ, quản trị điện tử và chuyển đổi số (CĐS); Quy hoạch phát triển đô thị thông qua Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ trong phát triển đô thị nhằm bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên.
Các văn bản liên quan đã ban hành có thể kể đến như: các quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 phê duyệt Đề án phát triển ĐTTM bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030 và số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030; Quyết định số 829/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM (phiên bản 1.0); Công văn số 58/BTTTT-KHCN ngày 11/01/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ Hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về CNTT-TT trong xây dựng ĐTTM ở Việt Nam…
Các dự án TPTM bước đầu thu những kết quả tích cực
'Các văn bản chỉ đạo trên khi được ban hành, áp dụng luôn đảm nguyên tắc thực tế, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương; đúng với chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Chính phủ, Nhà nước về định hướng, chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội - đô thị', tài liệu nhấn mạnh.
Đồng thời, các chính sách, văn bản thể hiện việc làm chủ của Việt Nam đối với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, bằng cách sử dụng sự hỗ trợ của CNTT-TT; đảm bảo việc phát triển lấy con người làm trung tâm để mọi thành phần trong xã hội đều được hưởng lợi, được tham gia vào quá trình xây dựng, đầu tư và giám sát, quản lý TPTM phát triển bền vững.
Đặc biệt, tài liệu cũng nhấn mạnh trong số nhiều các chính sách của Chính phủ, đối với việc phát triển các ĐTTM, phải kể đến là các chính sách phát triển các DVC: 'Việt Nam đang xây dựng trở thành CPĐT - Đây là một trong những nỗ lực CĐS quốc gia chính của Việt Nam. Hiện tại, các hệ thống các ứng dụng DVC quan trọng đã được triển khai và một nền tảng công quy mô quốc gia đã, đang hoạt động hiệu quả, đảm bảo hỗ trợ, vận hành thuận lợi cho các TPTM hiện nay'.
Cần nói thêm, trong các chính sách đó, Quyết định số 829/QĐ-BTTTT ngày 31/5/2019 của Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM (phiên bản 1.0) khi sử dụng để vận hành TPTM được coi là văn bản quan trọng dùng để tham chiếu các tiêu chuẩn, chức năng liên kết các vùng, ứng dụng thông minh và dịch vụ đô thị để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình phát triển TPTM.
Khung tham chiếu ICT bao gồm cơ sở để xây dựng và triển khai các quy hoạch, dự án đầu tư, phát triển TPTM cũng như các phương án cho thuê tiện ích ĐTTM. Yếu tố chính của Khung tham chiếu là kiến trúc CNTT-TT về phát triển TPTM; nêu ra các lĩnh vực, dịch vụ và giải pháp ưu tiên sẽ cần được thực hiện trong các ĐTTM.
'Bộ TT&TT đã làm tốt trọng trách, sứ mệnh quan trọng trong việc thiết lập các tiêu chuẩn và hướng dẫn về CNTT-TT; xây dựng các quy định và tiêu chuẩn phù hợp để giúp chính quyền các tỉnh, thành, địa phương thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển nay', tài liệu nêu rõ.
Triển khai TPTM cần ưu tiên, tập trung với 08 lĩnh vực
Cũng theo tài liệu, hiện Việt Nam đang bùng nổ các dự án TPTM (hơn 100 dự án đã hoặc đang được triển khai) và tập trung vào các vấn ứng dụng cho ĐTTM như: Hệ thống thẻ vé thông minh, quản lý nguồn nước thông minh…
'Nhiều dự án trong số này đã bước đầu triển khai thuận lợi mạng 5G và Bộ TT&TT là đơn vị tích cực, chủ động giúp các đơn vị thực hiện thành công nhiệm vụ này. Khi thành công, điều này giúp định vị Việt Nam là một trong những quốc gia áp dụng 5G sớm nhất tại khu vực châu Á'.
Cũng nói về các xu hướng, lợi thế, tiềm năng trong tương lai thực hiện nhiệm vụ này, tài liệu cho rằng, các dự án đã tập trung vào việc: Thiết lập cơ sở hạ tầng, kết nối và năng lực kỹ thuật số quan quốc gia; thiết lập nền tảng phần mềm lớn (thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu trong các lĩnh vực như an ninh công cộng và quản lý giao thông…); xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở; trí tuệ nhân tạo; thanh toán kỹ thuật số không dùng tiền mặt…
Tập trung 08 lĩnh vực quan trọng này sẽ góp phần đảm bảo các dự án TPTM trong tương lai phát triển bền vững.
Đặc biệt, để triển khai TPTM hiệu quả trong tương lai, bên cạnh các nội dung đã đề cập, Việt Nam cần tập trung thực hiện tích cực với 08 lĩnh vực: Tích hợp (đưa ra hướng dẫn các chiến lược quốc gia, phương pháp tiếp cận công nghệ tích hợp; dữ liệu mở (thu thập, chia sẻ dữ liệu); Thúc đẩy mô hình 03 nhà (chính phủ - ngành công nghiệp, giáo dục - xã hội dân sự); Kết nối (cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản toàn diện); an ninh mạng (nền tảng phần mềm chung, cơ sở dữ liệu tích hợp, tiêu chuẩn công nghệ toàn diện); khuôn khổ pháp lý (hài hòa các chiến lược và kế hoạch TPTM ở cấp quốc gia và địa phương); Ngân sách tài chính (trao quyền cho khu vực tư nhân, tạo các nền tảng để thúc đẩy sự hợp tác 03 nhà); nghiên cứu và đổi mới (thúc đẩy các phương pháp tiếp cận tích hợp theo định đa ngành).
'Chúng tôi luôn nhìn thấy cơ hội mở, các cơ hội phát triển trong tương lai mà các dự án TPTM tại Việt Nam đang hướng đến. Với các chính sách, chiến lược, ưu tiên và các đề xuất… đây sẽ là các cơ hội tiềm năng, thuận lợi để Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển TPTM ổn định, hiệu quả bền vững', tài liệu đánh giá./.