Đó là quan điểm của ông Jong Sung Hwang, Chuyên gia nghiên cứu tại Cơ quan Xúc tiến Xã hội thông tin trí tuệ Hàn Quốc khi chia sẻ về giải pháp xây dựng, phát triển TPTM tại cuộc 'Hội thảo trực tuyến Quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2021' do IDG Vietnam và Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) tổ chức mới đây.
Xây dựng, phát triển TPTM cần chủ động, làm chủ cuộc CMCN 4.0
Tại đây, ông Jong Sung Hwang đã chia sẻ về kinh nghiệm về TPTM nói chung của Hàn Quốc trong hơn 20 năm qua và Dự án TPTM Busan nói riêng.
Chuyên gia này cho biết, Hàn Quốc bắt đầu xây dựng TPTM từ rất sớm (năm 2003), dưới tên gọi Ubiquitous-City (Đô thị có sự kết hợp giữa không gian thực và không gian ảo).
Bước đầu xây dựng TPTM tại Hàn Quốc gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế
Ban đầu, chính quyền, lãnh đạo, người dân rất kỳ vọng, tin tưởng mạnh mẽ vào thành quả, mục tiêu đề ra, tuy nhiên, sau 05 năm (năm 2028), sự kỳ vọng này bị giảm xuống, bởi lẽ kết quả đạt được khi triển khai trong thực tế không như mong muốn.
'Giai đoạn triển khai nhiệm vụ này của Hàn Quốc như một chu kỳ bong bóng (hype cycle) - khái niệm được Gartner, hãng nghiên cứu thị trường nổi tiếng của Mỹ đưa ra', ông Hwang đánh giá.
Cũng theo vị chuyên gia này, tiếp tục trong những năm sau, việc xây dựng TPTM của Hàn Quốc vẫn bế tắc, đình trệ và từ tên gọi Ubiquitous-City dần hình thành tên gọi mới là 'Smart City Winter.
Cần nói thêm, ở giai đoạn đầu dự án Ubiquitous-City, việc xây dựng TPTM của Hàn Quốc đã không đạt được kết quả như mong muốn, kỳ vọng, bởi lẽ do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó 02 điểm chính: Chính quyền đã tiếp cận TPTM theo hướng như một sản phẩm, ở đó các nhà đầu tư phát triển và bán căn hộ cho cư dân, đây là điểm hạn chế vì một khi các căn hộ được bán hết họ rời đi và rồi không còn ai đầu tư vào TPTM nữa; tiếp cận theo khuynh hướng, phương pháp phân mảnh, không có kiểm soát, đánh giá từng giai đoạn thực hiện, điều này chỉ tạo ra lợi thế cho những dự án khởi tạo.
Từ những nguyên nhân hạn chế được chỉ ra, đồng thời nhằm tạo sự đột phá cho cả hai giai đoạn 'Ubiquitous-City' và 'Smart City Winter', từ năm 2017 đến nay, Chính phủ Hàn Quốc đã chủ động, tích cực làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, coi đây là chìa khóa phát triển phát triển, nhiệm vụ trọng điểm của quốc gia.
'Hàn Quốc hiểu rằng phát triển TPTM phải dựa trên nền tảng công nghệ, công nghệ số và đẩy mạnh việc cung cấp, đầu tư chất lượng cơ sở hạ tầng dùng chung cho nhiều giải pháp số', chuyên gia Hwang nhấn mạnh.
TPTM tập trung ứng dụng các công nghệ ICT trên quy mô khắp thành phố
Chia sẻ về kinh nghiệm khi triển khai TPTM trọng điểm Busan hiện nay, chuyên gia Hwang cho biết, cách làm tổng thể hướng đến mục tiêu vì sự bền vững, mà ở đó thành phố lấy công nghệ làm chủ chốt, tập trung ứng dụng các công nghệ ICT trên quy mô khắp thành phố. Đây là một dự án TPTM trọng điểm quốc gia được đặt tại phía Tây thành phố Busan, là thành phố lớn thứ hai tại Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, thành phố còn thúc đẩy các mô hình đổi mới sáng tạo; thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào việc xây dựng thành phố; chú trọng vào phát triển phần mềm và dữ liệu; phát triển tên miền độc lập theo chiều dọc và kết nối mở rộng với nhau theo chiều ngang; thúc đẩy nội địa hóa bằng phát triển, nghiên cứu công nghệ liên quan tới thu nhập, xử lý, ứng dụng thông tin đô thị với các công nghệ ICT trọng điểm…
TPTM Busan hướng tới tăng cường công nghệ robot trong vận hành thành phố.
Đồng thời, thành phố đang khởi tạo, thay đổi, phát triển hệ thống vận hành và quản lý theo hướng hệ sinh thái mở và linh hoạt. Giải thích về lợi ích đạt được trong mô hình thay đổi này, ông Hwang cho rằng, hầu hết các ở các thành phố truyền thống đang vận hành các nguyên tắc kinh tế quy mô thì ở TPTM, nguyên tắc này có thể vượt qua tính kinh tế quy mô và tạo khả năng cho sự phát triển không có quy mô trên các phương tiện công cộng.
'Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đang thử nghiệm Chương trình TPTM được cung cấp hỗ trợ tài chính qua quá trình đấu thầu; thúc đẩy R&D; xây dựng hệ sinh thái mở như Chương trình Trung tâm xe buýt trung tâm công cộng', ông Hwang cho biết.
Nói về mục tiêu khi xây dựng TPTM Busan, chuyên gia Hwang chia sẻ, thành thành phố hướng đến việc tăng cường các lợi ích của người dân, đảm bảo người dân được làm những việc mà trước đây họ không được làm. Cụ thể hơn, khi người dân sống tại thành phố sẽ được hỗ trợ về: khả năng nhận thức, thể chất, được làm những việc tưởng như không thể thành có thể. Dẫn chứng cho quan điểm này, ông Hwang cho biết, thành phố Busan đã lựa chọn 02 công nghệ là robot tự động và công nghệ AR/VR. Thông qua hai công nghệ này, vấn đề nhận thức và thể chất của người dân trong khu vực đã được tăng cường, bảo đảm.
Cũng để cụ thể các mục tiêu và đảm bảo hiệu quả các lợi ích, việc xây dựng TPTM Busan đang được dựa trên 03 nền tảng: Số, thực tế ảo, robot. Ngoài ra, TPTM Busan còn thực hiện áp dụng các chiến lược: Nền tảng mang tính tương tác (thay vì xây dựng một nền tảng duy nhất); tạo ra sự cân bằng giữa bảo vệ dữ liệu và trình bày dữ liệu trong sự phát triển của thuật toán; hợp nhất thế giới thực và thế giới ảo; thành phố thân thiện với robot để tăng cường công nghệ robot trong thành phố.
Cũng để ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân dư của thành phố, TPTM Busan còn hướng tới cung cấp những dịch vụ đa dạng, thuận tiện; sử dụng truyền thông công nghệ giữa con người - không gian; sử dụng hệ thống quản lý nước và rác thải, ô nhiễm khí thải, ngăn chặn dịch bệnh…
TPTM Busan cũng đang ưu tiên, tập trung vào việc thiết lập một hệ thống năng lượng tái tạo và việc thiết lập một hệ thống vận hành sử dụng dữ liệu đô thị thu thập từ camera quan sát và cảm biến…. Đây chính là hướng đi đúng nhiều tiềm năng để phát triển nhanh trong tương lai, đồng thời là một nền tảng cho sự phát triển theo định hướng đổi mới sáng tạo của quốc gia.
Những chia sẻ từ chuyên gia Hwang về việc phát triển, xây dựng, vận hành TPTM của Hàn Quốc dù là trong quá khứ hay hiện tại, thực sự là những kinh nghiệm bổ ích cho các địa phương ở Việt Nam, khi hiện nay các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ này. Đây cũng là thêm dịp các nhà hoạch định chính sách đô thị của chúng ta học hỏi để vận dụng phù hợp với thực tế ở từng địa phương.