Đồng hành cùng nhiều tỉnh, thành phố trong việc CĐS các vùng và đô thị
Ngay từ ngày đầu thành lập, FPT đã cùng tiên phong với các cơ quan chính phủ, ngành, doanh nghiệp (DN) ứng dụng, xây dựng giải pháp CNTT trong những lĩnh vực khác nhau của đô thị như cơ sở hạ tầng, Internet, giáo dục - đào tạo, y tế, chính phủ…
ĐTTM đã bắt đầu được giới thiệu và phát triển ở Việt Nam từ cuối thập kỷ 1990, có thể gọi đó là quá trình phát triển của ĐTTM 1.0, từ 2005 ĐTTM đã có sự tiến hóa lên ĐTTM 2.0 và từ 2010, Việt Nam đang ở chặng mở đầu của quá trình phát triển ĐTTM 3.0 khi tập trung vào cả vào 'phần cứng' (công nghệ ICT) và 'phần mềm' (xã hội, con người, sự tham gia, quy hoạch đô thị) trong phát triển ĐTTM.
Nguồn: The European House-Ambrosetti
Trong 10 năm qua, FPT đã đồng hành cùng với chính quyền nhiều tỉnh, thành phố (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, TP Hạ Long, Bình Định…) trong các chương trình CĐS từng bước đô thị, xây dựng ĐTTM và đang là đối tác phát triển, vận hành của nhiều Khu ĐTTM (Smart Township) mới.
Nếu chiếu từ 8 thành phần của ĐTTM theo mô hình của Frost & Sullivan thì FPT đang sở hữu các giải pháp công nghệ, tài chính, dịch vụ toàn diện với một hệ thống đối tác sinh thái tương tự như những tập đoàn công nghệ hàng đầu dẫn dắt các công nghệ/xu hướng chính của ĐTTM và Khu ĐTTM.
Bên cạnh đó, các giải pháp do FPT phát triển đã được chứng minh trong thực tế. Đồng thời, FPT cũng có nguồn lực nhân sự đông đảo, có chuyên môn, kinh nghiệm có thể từng bước đồng hành với hành trình phát triển ĐTTM/khu ĐTTM của các đô thị lớn, nhỏ ở Việt Nam và trong khu vực, trên thế giới.
Về những kết quả đã đạt được của nhóm các giải pháp ĐTTM/Khu ĐTTM, hiện nhiều dự án lớn đã được FPT triển khai, cùng các địa phương mang tính bền vững, mang lại cuộc sống tiện ích hơn cho hàng chục triệu người dân.
Chẳng hạn, Hệ thống nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của TP. HCM (HCM LGSP) do FPT triển khai được đánh giá là một trong những cấu phần nền tảng của Kiến trúc Chính quyền điện tử (CQĐT) Thành phố, được xây dựng với tầm nhìn sẵn sàng 100% các nhu cầu nền tảng phục vụ ĐTTM. Tính đến nay, đã có 22 đơn vị kết nối vào hệ thống, với gần 200.000 hồ sơ liên thông, tích hợp được hơn 6.000 GB dữ liệu của Thành phố. Gần 12 triệu người dùng được xác thực và định danh. Đặc biệt, cơ quan quản lý chỉ cần một nhân viên giám sát nền tảng và hơn một giờ để xuất báo cáo thay vì hai người làm toàn thời gian trong 4 ngày để xử lý mỗi GB dữ liệu.
Hay tại Quảng Ninh, địa phương đi đầu trên cả nước về CQĐT đã ứng dụng giải pháp Chính quyền số FPT.eGov 4.0, triển khai nền tảng hạ tầng và điều hành thành công nền tảng cơ sở dữ liệu cho CQĐT; tạo môi trường làm việc liên thông cho các cơ quan hành chính; xây dựng Trung tâm dịch vụ Hành chính công hiện đại. Nền tảng này đã giúp giảm 40% thời gian đi lại của người dân, DN cũng như tiết kiệm 30 tỷ đồng chi phí/năm cho ngân sách của tỉnh. Nhờ những kết quả đã đạt được, năm 2018, trong Diễn đàn CNTT ASOCIO tại Nhật Bản, tỉnh Quảng Ninh với điểm nhấn là hệ thống CQĐT do FPT triển khai đã trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam được vinh danh ở hạng mục Chính quyền số.
Về kế hoạch trong thời gian tới, hiện các quốc gia trên thế giới đang trải qua quá trình chuyển đổi sâu sắc để xây dựng nền kinh tế số và xã hội số với sự thúc đẩy bởi những tiến bộ của công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển DN và cải thiện cuộc sống của người dân. Song song với CĐS hình thành nền kinh tế số, xã hội số, Chính phủ/Chính quyền số, CĐS đô thị hay xây dựng ĐTTM, Khu ĐTTM (trong đó có Tòa nhà thông minh, Nhà thông minh, Khu công nghiệp thông minh) chính là một quá trình CĐS quan trọng tương hỗ và hỗ trợ 3 quá trình CĐS quan trọng trên.
Với tốc độ đô thị hóa chóng mặt hiện nay, dự báo đến 2050 sẽ có hơn 70% dân số trên toàn thế giới sống trong các đô thị. Chính vì vậy, xu hướng CĐS đô thị, xây dựng ĐTTM trở thành một điều tất yếu.
Trong bối cảnh này, FPT sẽ tiếp tục vai trò tiên phong, đồng hành với hành trình xây dựng ĐTTM của các đô thị lớn, nhỏ ở Việt Nam, cũng như trong khu vực và trên thế giới, phát triển hệ sinh thái sản phẩm - dịch vụ ĐTTM toàn diện.
Tại Lễ trao giải Giải thưởng Thành phố Thông minh (TPTM) Việt Nam 2020 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức tháng 11/2020, FPT được bình chọn là DN xuất sắc cung cấp giải pháp CNTT cho TPTM 2020 với 15 nền tảng, giải pháp được vinh danh thuộc các lĩnh vực.
Ngoài ra, FPT cũng đã được giải thưởng 'DN xuất sắc cung cấp giải pháp CNTT cho TPTM 2020' là hạng mục cao nhất và danh giá nhất dành cho DN đã triển khai nhiều giải pháp cho TPTM của Giải thưởng năm nay, cùng với VNPT và Viettel.
Ấn tượng TP.HCM khi liên kết CĐS và ĐTTM thành dự án xuyên suốt
Khi triển khai ĐTTM, FPT xác định sẽ không chỉ là nhà cung cấp sản phẩm - dịch vụ gắn với ĐTTM mà còn đóng vai trò là đối tác chiến lược của chính phủ, chính quyền địa phương và các bên liên quan trong việc hoạch định, triển khai và vận hành ĐTTM. Từ đó mang đến cách tiếp cận toàn diện, tổng thể, liên kết với quy hoạch chung đô thị, quy hoạch vùng, quy hoạch/kế hoạch ngành với các công nghệ và giải pháp ĐTTM trong tổng thể CĐS đô thị/vùng đô thị, hướng đến sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội.
Do đó, trong quá trình hoạch định các dự án, FPT đã làm việc chặt chẽ với cơ quan chủ quản, nhà đầu tư, nhà phát triển, nhà vận hành và nhà tư vấn cho các quy hoạch phát triển vùng, đô thị, ngành cũng như từng dự án khu đô thị, tòa nhà, hệ thống đô thị cụ thể. Với quá trình thực hiện và vận hành, để đảm bảo tính hiệu quả, FPT kết hợp chặt chẽ với các bên liên quan từ chính quyền, trường/viện, khối DN, nhất là các DN bất động sản - xây dựng, cũng như hệ sinh thái các nhà cung cấp nền tảng, giải pháp, công nghệ trong và ngoài nước cho ĐTTM.
Trong quá trình đồng hành với chính quyền nhiều tỉnh, thành phố, mỗi địa phương lại có những đặc điểm riêng trong việc xây dựng ĐTTM. Chẳng hạn, tại Đà Nẵng, chính quyền thành phố liên tục hoàn thiện hạ tầng chính phủ điện tử và các chương trình ĐTTM gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng trong một thời gian dài.
Còn tại Bình Định, lãnh đạo các cấp từ cấp cao nhất đến các sở ban ngành thể hiện quyết tâm cùng hợp tác với các DN là đối tác chiến lược, trong đó có FPT và tận dụng chiến lược địa phương như Trung tâm AI để tạo nền tảng phát triển ĐTTM cũng như xây dựng nền kinh tế số, xã hội số và chính quyền số. Hay tỉnh Quảng Ninh lấy bài toán chính phủ điện tử làm tiền đề, từ đó mở rộng ra nhiều khía cạnh hơn nữa của ĐTTM.
Tuy nhiên, TP.HCM đang là khu vực để lại ấn tượng trong việc phát triển ĐTTM. Một mặt, đây là đô thị đặc biệt, lớn nhất Việt Nam cả về quy mô, dân số và kinh tế, cũng như tính chất năng động, hoà nhập quốc tế. Mặt khác, chính quyền thành phố đã liên kết các bài toán CĐS, ĐTTM thành một chiến lược và kế hoạch xuyên suốt, tập trung trước vào một số bài toán quan trọng như giao thông, xây dựng, từ đó thí điểm và nhân rộng…
FPT đã gắn bó cùng quá trình phát triển ĐTTM của TP.HCM trong chặng đường dài, với hơn 200 dự án hợp tác với UBND Thành phố, cùng các sở ban ngành. Trong đó, có thể kể tới nhiều dự ấn thông dụng như Nền tảng tích hợp/chia sẻ dữ liệu thành phố (LGSP); hệ thống Quận điện tử chi Quận 7, Quận Bình Tân; ứng dụng di động Công dân số Quận 7/Bình Tân, Go!Bus HCMC; ứng dụng chia sẻ thông tin giao thông tức thời TTGT HCM…
TP.HCM đang là khu vực để lại ấn tượng mạnh nhất với FPT trong việc phát triển ĐTTM
Việt Nam đang ở chặng mở đầu của quá trình xây dựng ĐTTM 3.0
Về xu hướng phát triển ĐTTM hiện nay tại Việt Nam, theo FPT, ĐTTM là một xu thế lớn, phát triển các ĐTTM là một quá trình liên tục và dài hạn, cần sự phối hợp giữa các thành phần. Việt Nam đang ở chặng mở đầu của quá trình, bởi vậy vẫn tồn tại một số vướng mắc cần nhiều bên cùng tháo gỡ.
Đầu tiên đó chính là sự chưa sẵn sàng của thể chế cũng như nhận thức của các bên liên quan để có thể tiến hành một số việc quan trọng cho xây dựng ĐTTM như việc tập hợp và chia sẻ dữ liệu dùng chung, trong khi việc xây dựng ĐTTM cần yếu tố tiên quyết là dữ liệu chính quyền, dữ liệu hệ thống đô thị, dữ liệu DN/ngành, dữ liệu xã hội/cộng đồng/công dân.
Vướng mắc tiếp theo đến từ sự phân mảng trong đầu tư các dự án và quy trình lập dự án/thực hiện/nghiệm thu dự án, cũng như các mô hình cũ không kịp theo sự phát triển của việc hoạch định/thực hiện/vận hành ĐTTM.
Bên cạnh đó, việc chưa có tiêu chuẩn chuẩn về ĐTTM cũng tạo ra không ít khó khăn cho các nhà cung cấp giải pháp như FPT. Tuy nhiên từ kinh nghiệm tham gia nghiên cứu và triển khai các dự án/hệ thống thành phần, quy hoạch tổng thể ĐTTM từ rất sớm, cũng như học hỏi từ các đối tác tư vấn, công nghệ hàng đầu thế giới trong chủ đề ĐTTM nên FPT đã có những định hướng đúng đắn, hợp lý theo xu hướng thế giới về các tiêu chuẩn và các hệ thống của ĐTTM.
Từ đó, trong các tư vấn của mình cho các dự án, đề án ĐTTM, FPT luôn đưa ra các đề xuất về việc cân nhắc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn phổ biến, phù hợp cho xu hướng phát triển cũng như thực tế Việt Nam để có thể sẵn sàng cho tiêu chuẩn ĐTTM Việt Nam trong tương lai, nhưng không mất thời cơ xây dựng kịp thời những bước đi chiến lược của các dự án ĐTTM.
Về những bài học kinh nghiệm sau hơn 10 năm xây dựng, triển khai các giải pháp ĐTTM, việc xây dựng và triển khai các chương trình CĐS đô thị và ĐTTM không thể bắt đầu từ phạm vi hẹp của bài toán ĐTTM trước đây mà phải từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, từ quy hoạch chung tổng thể (của Vùng/Tỉnh/Thành phố) bao gồm 4 khía cạnh chính: hoạch định chiến lược, xây dựng cấu trúc thể chế, chính sách, và quan trọng nhất là phát triển nền tảng công nghệ.
Trong đó, một nền tảng công nghệ số với cốt lõi là cấu trúc dữ liệu mở, liên thông và xử lý theo thời gian thực sẽ đóng vai trò là trung tâm điều hành và là công cụ phân tích cho chiến lược CĐS đô thị và xây dựng ĐTTM bền vững. Cùng với chính phủ và các bộ ban ngành, các DN tư nhân, cộng đồng, công ty khởi nghiệp và người dân có thể cùng hợp tác bằng cách đóng góp dữ liệu, áp dụng và đổi mới các giải pháp ĐTTM để tạo ra nhiều dịch vụ, giá trị gia tăng mới cho cộng đồng.
Đối với các quy ĐTTM hiện nay, ở tầm chiến lược, định hướng và phát triển ĐTTM đã được đi vào các nghị quyết, quyết định quan trọng của Chính phủ từ các đây hơn 5 năm và dần dần cụ thể gắn liền với sự hình thành các đề án, chương trình, dự án ĐTTM do chính quyền địa phương cấp tỉnh/thành chủ trì. Từ những dự án đầu tiên mở lối với quy mô thử nghiệm tập trung vào một hai lĩnh vực, bài toán như giao thông thông minh, y tế thông minh... đang dần hình thành các dự án ĐTTM quy mô tổng thể và chiến lược hơn. Đồng thời đòi hỏi sự quyết liệt trong chỉ đạo, mô hình đầu tư phù hợp để huy động đủ vốn cũng như tổ chức thực hiện trên quy mô lớn, xuyên xuốt trong một chặng đường dài.
Nằm trong nhóm giải pháp cho ĐTTM của FPT, nền tảng giám sát an toàn thông tin và phản ứng sự cố FPT.EagleEye MDR giúp giảm thiểu 75% rủi ro toàn hệ thống.
Hiện tại, Việt Nam đang có những bước tiến nhanh. Từ năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt đề án phát triển ĐTTM bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Bộ TT&TT đã ban hành khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM.
Cùng với chiến lược CĐS, hiện có đến hơn 40 thành phố của Việt Nam đang có kế hoạch hợp tác với các tập đoàn công nghệ để xây dựng ĐTTM. Hiện tại, các thành phố đang tập trung vào lập đề án phát triển, xây dựng các khung kiến trúc, triển khai thí điểm một số dịch vụ, giải pháp để đánh giá. Một số địa phương đã đạt được các kết quả bước đầu, đem lại những tác động, hiệu quả tích cực như Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh...
Các công ty công nghệ có thể hợp tác, đồng hành cùng các bên liên quan tối ưu hóa trong việc hoạch định, xây dựng và vận hành trong suốt quá trình CĐS ĐTTM, cũng như chương trình CĐS tổng thể của đô thị, thành phố, địa phương cũng như ngành, quốc gia.
Còn về các kiến nghị đối với việc phát triển ĐTTM hiện nay với cơ quan quản lý, điều cần nhất là hạ tầng pháp lý cho việc đầu tư các dự án ĐTTM. Các thành phố cần các cơ chế đầu tư, tiêu chuẩn hạ tầng thông minh, cơ chế tài chính rồi đến các chính sách phát triển công dân số, về kinh tế số.
Các DN đầu tư dự án bất động sản thông minh cũng cần những cơ chế ưu tiên, khuyến khích xây dựng không gian sống thông minh, tiện ích, khu công nghiệp thông minh thu hút đầu tư, sản xuất công nghiệp.
Các DN cung cấp giải pháp và dịch vụ CNTT mong đợi sự hỗ trợ, cởi mở của chủ thể bài toán ĐTTM; hành lang pháp lý cho phép ứng dụng công nghệ số trong ĐTTM; Cơ chế chia sẻ tài nguyên, dữ liệu và danh mục các bài toán mà DN công nghệ có thể cùng tham gia đầu tư, giải quyết, xây dựng, vận hành cho ĐTTM…
Trong 30 năm qua, FPT đã thành công trong việc phát triển và triển khai hệ sinh thái toàn diện các nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số cho ĐTTM, trong đó nổi bật nhất là các lĩnh vực trọng yếu như chính quyền số, giao thông số, y tế số...
- Các giải pháp cho Chính quyền số bao gồm bao gồm: Bộ Giải pháp Chính quyền số FPT.eGov 4.0 đã được triển khai cho trên 25 tỉnh thành, hơn 500 đơn vị trên cả nước; Nền tảng tích hợp và xử lý dữ liệu FPT.Fortuna; Nền tảng chia sẻ tích hợp Chính phủ/CQĐT cấp Bộ/ngành/địa phương FPT.LGSP.
- Các giải pháp cho Y tế số bao gồm: Hệ thống quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital 2.0+ được ứng dụng thành công tại 6 Sở Y tế, hơn 300 bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh ở Việt Nam; Hệ thống quản lý bệnh án điện tử thông minh FPT.EMR; Giải pháp Tư vấn khám chữa bệnh tuyến cơ sở 'Bác sĩ xã'; Sổ khám bệnh điện tử FPT CaresBook; Ứng dụng 'Tra cứu nơi khám, chữa bệnh'.
- Các giải pháp Giao thông thông minh: Hệ thống giao thông thông minh tích hợp FPT.STIS; Hệ thống giám sát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; Hệ thống quản lý và điều hành hoạt động vận tải FPT.iBUS; Hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thông thông minh.
- Giải pháp bảo mật: Giải pháp giám sát an toàn thông tin và phản ứng sự cố FPT.EagleEye MDR giúp giảm thiểu 75% rủi ro toàn hệ thống./.