Ứng dụng công nghệ số để gìn giữ văn hóa dân tộc thiểu số - Việc cần làm ngay

Ưu tiên quyền gìn giữ văn hóa của các DTTS 

Quyền của người DTTS trong lĩnh vực văn hóa được thể hiện xuyên suốt trong quan điểm, chủ trương của Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 khẳng định 'Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc'

Điều 5 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: 'Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để tất cả các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước'

Để bảo đảm các quyền của các DTTS, Điều 42 Hiến pháp 2013 quy định: 'Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp'.

Ứng dụng công nghệ số để gìn giữ văn hóa dân tộc thiểu số - Việc cần làm ngay

Một loại nhạc khí vẫn được người dân tộc Mông ở bản Quả Lủng, xã Sính Lủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang lưu giữ. (Ảnh: L.H).

Với chủ trương xây dựng nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các DTTS Việt Nam, trong đó ưu tiên phát triển văn hóa các DTTS rất ít người, Đảng và Nhà nước xác định, cùng với chăm lo phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, việc bảo tồn, phát huy văn hóa các DTTS vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa có ý nghĩa chiến lược phải thực hiện kiên trì, lâu dài. Chính phủ đã phê duyệt các chính sách, đề án nhằm thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, phát huy và phát triển giá trị văn hoá DTTS đặc biệt là văn hoá DTTS rất ít người. 

Ngày 15-9-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1409/QĐ-TTg về việc Ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19-6-2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 trong đó lĩnh vực văn hoá nhấn mạnh tập trung bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch và đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn. Nâng cao chất lượng phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới'. Qua đó tuyên truyền vận động để các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam hiểu về nhau, gần gũi tương hỗ giúp đỡ cùng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia và phát huy vai trò làm chủ trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân vùng DTTS và miền núi. 

Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTTS được thực hiện hiệu quả trong thời gian qua. Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS từng bước hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Nhiều lễ hội truyền thống lành mạnh được phục hồi, phát triển và hình thành mới, góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. 

Việc triển khai 'Dự án bảo tồn, phát huy giá trị làng truyền thống các DTTS' vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa tạo nên mô hình hiệu quả, thiết thực, đem lại lợi ích trên nhiều mặt của đời sống KTXH, văn hóa tại vùng đồng bào DTTS trên cả nước. Mở các lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể của DTTS có số dân rất ít người như: Bố Y, Pu Péo, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Mảng, Cống, Lô Lô, Chứt, Si La... tại các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum, Điện Biên, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Bình... Các lớp này do chính các nghệ nhân - chủ thể của văn hóa các dân tộc, người nắm giữ kho tàng văn hóa phi vật thể trực tiếp tham gia truyền dạy cho thế hệ trẻ. Đây chính là một trong các hình thức hiệu quả đem lại có sức lan tỏa mạnh mẽ trong việc nâng cao ý thức tự giác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. 

Tại các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống đã gắn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các DTTS với phát triển du lịch bền vững, giúp người dân giảm nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH tại địa phương nơi sinh sống (Dân tộc Xtiêng, Chăm, Ba Na, Cơ Ho, Mnông, Ê Đê, Vân Kiều, Khơ Mú, Mường, Thái, Mông…). Ngôn ngữ, chữ viết dân tộc được quan tâm bảo tồn, phát huy với nhiều hình thức như biên soạn, xuất bản sách theo tiếng dân tộc; lập hồ sơ khoa học về ngôn ngữ: 'Chữ Nôm của người Dao', 'Chữ Nôm của người Tày', 'Chữ viết cổ của người Thái', 'Nói lý, hát lý của người Cơ Tu' đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thực tế vẫn còn một số thách thức đối với việc đảm bảo quyền văn hóa của người DTTS trong điều kiện hiện nay như: chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; bản sắc văn hóa có nguy cơ mai một, vẫn còn tồn tại một số hủ tục lạc hậu,… Đồng bào DTTS nước ta phần lớn sống ở vùng núi, vùng có điều kiện KTXH khó khăn và đặc biệt khó khăn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, sản xuất chưa phát triển nên khả năng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản còn hạn chế. 

Việc toàn cầu hoá và làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã mang lại những bước tiến nhảy vọt về KTXH là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó mang đến những thách thức và sự tiêu cực như phân hoá giàu nghèo; thay đổi chuẩn mực xã hội; đảo lộn cấu trúc nhân lực xã hội… Theo đó, sự va chạm giữa văn hoá bản địa và văn hoá ngoại nhập là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nền kinh tế thị trường đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến bản sắc văn hoá của các DTTS.

Số hóa lễ hội: Việc cần làm ngay 

Theo thống kê, hiện nay cả nước ta có khoảng 7.966 lễ hội, trong đó có trên 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88%), phần lớn trong số đó là do cấp xã quản lý (5.517 lễ hội - chiếm gần 70%). Nhìn vào số lượng lễ hội có thể thấy lễ hội dân gian ở nước ta rất đa dạng, phong phú, song hiện nay xu hướng đồng dạng hóa lễ hội đang trở nên phổ biến và khiến cho lễ hội dân gian đặc biệt ở dân tộc thiểu số phần nào trở nên nhạt nhòa, các lễ hội mất dần tính đặc sắc. Trong bối cảnh các hoạt động lễ hội ngày càng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng, góp phần bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, việc xây dựng Đề án Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 là cần thiết nhằm quản lý, thống nhất chuyên môn về nghiệp vụ lưu trữ trong lĩnh vực lễ hội.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn 2021- 2025. Đây được coi một cuộc 'tổng kiểm kê' cần thiết nhằm quản lý, thống nhất chuyên môn về nghiệp vụ lưu trữ trong lĩnh vực lễ hội. Trong tương lai không xa, cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam cũng sẽ hình thành, góp phần khắc phục những khó khăn trong quản lý và khai thác tài liệu về lễ hội.

Múa xòe - nét văn hóa đặc sắc trong lễ hội của người Thái Tây Bắc. (Ảnh: TTXVN)

Ông Nguyễn Quốc Huy, Trưởng Phòng Nếp sống văn hóa, Cục Văn hóa cơ sở cho biết: 'Mặc dù số lượng nhiều, loại hình đa dạng nhưng lễ hội tại Việt Nam hiện nay chưa có một đề án nào ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa nên việc quản lý và khai thác tài liệu vẫn gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, việc số hóa lễ hội sẽ phục vụ hiệu quả công tác tra cứu tư liệu, tuyên truyền, giới thiệu giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam...'.

Đề án Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam được triển khai thực hiện trong thời gian 5 năm, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn I từ 2021-2022, với các công việc: Điều tra, thống kê các loại hình lễ hội tại Việt Nam; đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin; xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam; số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về lễ hội truyền thống. Giai đoạn II từ 2023- 2025 sẽ tiến hành số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu về lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề và lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài; hoàn thiện phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam; đào tạo tập huấn khai thác sử dụng phần mềm, duy trì và vận hành.

Mục tiêu cụ thể của Đề án nhằm số hóa 100% dữ liệu các loại hình lễ hội truyền thống. Theo đó, những dữ liệu được số hóa đảm bảo chất lượng, sử dụng hiệu quả trong công tác quản lý và cập nhật bổ sung định kỳ các loại hình lễ hội truyền thống; hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin quản lý các loại hình lễ hội truyền thống, đảm bảo sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, đầu tư hoàn thiện trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và Cổng thông tin về Lễ hội truyền thống Việt Nam.

Theo Đề án, việc tổ chức thu thập thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp, công bố và lưu giữ thông tin phải được thực hiện theo đúng quy định; bảo đảm thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời, không trùng lặp, không bỏ sót các thông tin quy định trong phương án điều tra; bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng điều tra theo quy định. 'Dữ liệu được số hóa đảm bảo tính xác thực của thông tin hệ thống số liệu và nội dung do các địa phương cung cấp. Cổng thông tin về Lễ hội Việt Nam đảm bảo thân thiện, dễ sử dụng, hài hòa về bố cục, tính năng tốc độ truy cập nhanh, phục vụ tối đa nhu cầu của người truy cập và đảm bảo chế độ bảo mật thông tin…', ông Huy cho biết.

Chữ viết của các DTTS: Gìn giữ bằng số hóa

Trước thực trạng tiếng nói và chữ viết của các DTTS có nguy cơ bị mai một, Chính phủ cũng có kế hoạch số hóa chữ viết nhằm gìn giữ và bảo tồn có hiệu quả nét văn hóa đã tồn tại hàng trăm năm qua.

Ngoài việc phổ cập ngôn ngữ phổ thông cho học sinh dân tộc thì tiếng nói và chữ viết của các DTTS vẫn cần gìn giữ và bảo tồn. (Ảnh: L.H)

Vừa qua, Viện Ngôn ngữ học (Viện Hàn lâm Khoa học - Xã hội Việt Nam) triển khai tiến hành Dự án Số hóa ngôn ngữ các DTTS tại Việt Nam, phối hợp cùng với nhóm phần mềm Vietkey. Dự án số hóa ngôn ngữ DTTS trong thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của các nhà Ngôn ngữ học tâm huyết. Tuy nhiên, công tác số hóa hiện nay cũng đang gặp không ít trở ngại. 

Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, Chuyên gia Công nghệ thông tin (CNTT), Trưởng nhóm phần mềm Vietkey cho biết hiện xuất hiện nhiều nhóm phần mềm làm các bộ gõ và Font chữ các DTTS một cách tự phát. Nhưng trở ngại lớn nhất là số lượng chuyên gia hiểu biết cả về ngôn ngữ và CNTT còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm thông tin về ngôn ngữ của các dân tộc rất khó; Một số Font chữ DTTS đã vi phạm các quy định về tiêu chuẩn ký tự Unicode, khi đưa lên Internet thì sẽ hiển thị ký tự chuẩn của Unicode chứ không phải ký tự riêng của các dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta chưa có một quy hoạch tổng thể về phân bổ ký tự cho ngôn ngữ các DTTS. Thực trạng chung vẫn là mạnh ngôn ngữ nào thì làm ngôn ngữ đó.

TS. Đặng Minh Tuấn.

Theo ông Tuấn, chúng ta phải xây dựng quy hoạch tổng thể về số hóa ngôn ngữ các DTTS, rồi mới đến những việc làm cụ thể. Đầu tiên, các chuyên gia ngôn ngữ học phải xây dựng hoàn thiện bộ chữ rồi đến lượt các chuyên gia CNTT mã hóa cho từng bộ chữ. Khi có mã thì mới xây dựng bộ Font chữ, bộ gõ rồi đến các công cụ hỗ trợ cho chuyển đổi số.

Để đồng bào các DTTS được bình đẳng trong không gian số hóa, rất cần những chính sách, giải pháp cụ thể của Chính phủ. Ngoài ra, cần sự vào cuộc tích cực của các văn nghệ sĩ người DTTS, các chi hội văn học nghệ thuật các DTTS ở các địa phương, cộng đồng trí thức người DTTS.

Thuật ngữ 'ngôn ngữ có nguy cơ mai một hay đang bị đe doạ, nguy cấp, có nguy cơ bị mất/ tiêu vong' trở nên phổ biến trong nhiều công trình nghiên cứu gần đây, với những nét nghĩa có thể khác nhau. Nguy cơ mai một là hiện hữu với phần lớn các ngôn ngữ dân tộc thiểu số (DTTS) trong một quốc gia đa dân tộc. Rất khó có thể tránh cho mọi ngôn ngữ khỏi bị diệt vong, nhất là khi cộng đồng (đặc biệt là lớp trẻ) người bản ngữ không còn thiết tha với tiếng mẹ đẻ, dù chỉ là vì lợi ích trước mắt, đó là cần các phương tiện giao tiếp khác là ngôn ngữ quốc gia và ngoại ngữ phổ biến, như tiếng Anh hiện nay, thuận lợi hơn cho sinh kế.

Nhằm bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ để xây dựng một xã hội đa văn hoá, có tư liệu thực tế cho khảo cứu lâu dài, việc tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm bảo tồn bằng lưu trữ dữ liệu các ngôn ngữ có nguy cơ mai một được đặt ra trong khung pháp lý thuận lợi. Đó là một phần chính sách của Nhà nước đối với các DTTS rất ít người ở Việt Nam, được thể hiện như ở Quyết định số 2123/QĐ-TTg, ngày 22/11/2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015. Đối tượng áp dụng của Quyết định này là các cơ sở giáo dục có trẻ em (mẫu giáo 3 - 5 tuổi), học sinh, sinh viên thuộc 9 dân tộc rất ít người: Ơ Đu, Pu Péo, Si La, Rơ Măm, Cống, Brâu, Bố Y, Mảng, Cờ Lao trong phạm vi 6 tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum.

Khuyến khích số hóa xuất bản phẩm bằng tiếng dân tộc

Không chỉ dừng lại ở việc số hóa chữ viết DTTS, Chính phủ cũng ưu tiên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện; ưu tiên bố trí các nguồn lực hỗ trợ phát triển mạng lưới thư viện, không gian đọc, phòng đọc cơ sở, nhà sách, tủ sách… tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường phát triển văn hóa đọc cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức và hướng dẫn triển khai xây dựng các bộ tài liệu phù hợp với đặc điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số; khuyến khích, hỗ trợ sưu tầm, lưu trữ, số hóa các xuất bản phẩm bằng tiếng dân tộc; tăng cường luân chuyển tài nguyên thông tin và phục vụ thư viện lưu động đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

TIN LIÊN QUAN

Ưu tiên ứng dụng CNTT trong phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030

Để hòa nhập cùng các bước tiến trong thời đại mới, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn là vấn đề trọng tâm của đất nước. Dựa trên tình hình thực tại, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các chính sách phù

Hệ thống Đài truyền thanh cơ sở tỉnh Lai Châu phát huy hiệu quả tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh

Nhờ ứng dụng CNTT, hệ thống đài truyền thanh, loa truyền thanh trên địa bàn tỉnh đã giúp truyển tải nhanh nhất, chính xác và kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới đồng bào. Đặc biệt, từ hệ thống loa này, đã giúp

Đấu tranh vấn nạn tin giả về phòng chống COVID-19 bảo đảm an ninh trật tự trong thời kỳ mới

Để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tin giả trên mạng xã hội, tránh việc người dân bị hoang mang, dao động đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Đảng và Nhà nước ta, đã đến lúc chúng ta cần thiết lập một vùng xanh trên

Khoa học công nghệ - giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế vùng DTTS và miền núi

Thời gian qua nhờ các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ KHCN đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số DTTS, góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS và nông thôn miền núi. Việc ứng dụng KHCN đã nâng cao

Việt Nam siết chặt các công ty công nghệ nước ngoài, người dùng internet

Chính phủ Việt Nam đã thông qua luật mới cấm các nhà quảng cáo từ các trang web và kênh truyền thông xã hội bị cấm, luật mới nhất trong một chuỗi các quy định nhằm khẳng định quyền kiểm soát đối với internet, thứ mà phần lớn dân số dựa vào để sinh

Tư duy mới về thể chế phát triển

Có thể thấy, những tư duy mới về thể chế phát triển của Việt Nam ngày càng hòa hợp với xu hướng giá trị chung của thế giới, đó là vì phát triển đất nước bền vững và đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu phồn vinh, hạnh phúc cho người dân của quốc gia

ASEAN hướng tới một không gian mạng tự cường

Trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động, cần thúc đẩy nhanh quá trình số hóa và nền kinh tế số trong khu vực, quá trình này cần được bảo vệ bởi một hệ thống mạng Internet an toàn, bảo mật cao.

Sử dụng không gian mạng đăng trái phép bí mật cá nhân, xuyên tạc lịch sử,.. là vi phạm pháp luật

Luật An ninh mạng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Luật gồm bảy chương, 43 điều quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

THỦ THUẬT HAY

Top Trình Giả Lập iOS Trên Window Năm 2023 Và Link Tải

iOS của Apple là một trong những hệ điều hành phổ biến và an toàn nhất. Đó là lý do tại sao thật khó để chạy và thử nghiệm các ứng dụng gốc iOS trong một môi trường khác và chỉ các thiết bị của Apple mới có thể hỗ trợ

Cách chuyển văn bản thành giọng nói bằng SpeechTexter

SpeechTexter là dịch vụ trực tuyến chuyển đổi hơn 40 thứ tiếng thành giọng nói, bao gồm cả Tiếng Việt. Chúng ta có thể sử dụng trên máy tính hoặc điện thoại.

Trải nghiệm chủ đề Samsung Experience 10 dựa trên Android 9.0 Pie

Samsung hy vọng sẽ phát hành một phiên bản beta của Samsung Experience 10 cho một số flagships mới nhất của nó vào cuối năm nay. Phiên bản Android 9.0 của Samsung trông rất khác với phiên bản Android 8.0 Oreo của nó.

Hướng dẫn cách sử dụng Glyph trong Adobe Photoshop

Sử dụng glyph như lối tắt trang trí dự án thiết kế đồ họa tức thì. Chỉ cần bắt đầu bằng font thích hợp. Bạn sẽ thấy một vài font chữ thảo bên cạnh những glyph tốt nhất. Bạn có thể xem bộ ký tự mở rộng trên bảng Glyph

Cách kích hoạt chế độ Không theo dõi (Do Not Track) trên một số trình duyệt web phổ biến

Nhằm hạn chế tối đa khả năng bị theo dõi và thu thập dữ liệu trong quá trình sử dụng internet để phục vụ cho mục đích thương mại hóa như quảng cáo hay điều hướng nội dung từ những nhà cung

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Honda Accord 2016: Thêm tiện ích để cạnh tranh

Accord 2016 có diện mạo trẻ trung, thể thao. Những tiện ích như khởi động nút bấm, màn hình thông tin giải trí cảm ứng giúp tăng sức cạnh tranh cho mẫu sedan hạng D của Honda.

Cận cảnh OPPO K9 Pro – Smartphone siêu đẹp, siêu mạnh giá chỉ từ 7 triệu đồng

OPPO vừa công bố thêm một mẫu smartphone thuộc phân khúc tầm trung có tên K9 Pro với giá bán siêu mềm, màn hình siêu mượt, hiệu năng mạnh mẽ. Cận cảnh OPPO K9 Pro sau buổi ra mắt để lại ấn tượng mạnh với thiết kế độc

Đánh giá nhanh Nova 2i, cấu hình mạnh mẽ, camera kép, chụp ảnh xoá phông

Sở hữu nhiều điểm nhấn ấn tượng như thiết kế kim loại nguyên khối sang trọng, màn hình tràn viền đẹp mắt, camera kép xóa phông ấn tượng cùng hiệu năng mạnh mẽ, có thể nói Huawei Nova 2i là một trong những smartphone tầm