Đánh giá hệ thống chống rung kép của Google Pixel 2

Trong thế giới smartphone, Google Pixel 2 không chỉ được biết đến với chất lượng ảnh vượt trội mà bên cạnh đó còn là khả năng chống rung ấn tượng khi quay video.
Đánh giá hệ thống chống rung kép của Google Pixel 2

Công nghệ chống rung của Google gọi là Fused Video Stabilization, là sự kết hợp của chống rung quang học (bằng phần cứng) và chống rung điện tử (bằng phần mềm). Công nghệ này đủ hiệu quả và tối ưu để chạy trên mọi độ chế độ, dù là 60fps hay 4K. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về công nghệ này để hiểu hơn về công nghệ chống rung trên smartphone này.

Trước khi đi vào bài viết chúng ta hãy xem những gì mà công nghệ này có thể làm được:

Theo Google , công nghệ này có thể xử lý các hiện tượng sau:

Đây là sơ đồ tóm gọn công nghệ Fused Video Stabilization

1. Ghi nhận hình ảnh:

Cảm biến ghi nhận tất cả cả các hình ảnh trong video ở dạng từng khung hình (frame) riêng lẻ. Những khung hình có rung động, chưa được xử lý sẽ được tổng hợp và xếp hàng (queue) chờ xử lý. Những dữ liệu lúc này vẫn là ở dạng thô, chưa thành video hoàn chỉnh.

2. Phân tích chuyển động

Máy sẽ sử dụng con quay hồi chuyển (gyroscope) để ghi nhận các chuyển động theo trục ngang, dọc và xoay. Bên cạnh đó, hệ thống chống rung quang học OIS được dùng ghi nhận các rung động trục X và trục Y. Đối với trục Z, google sử dụng hệ thống lấy nét để ghi nhận các chuyển động này.

Đây là hệ thống mô tả các chiều chuyển động của hệ thống chống rung 5 trục trên máy ảnh Sony, kết hợp hệ thống chống rung của ống kính và khả năng dịch chuyển cảm biến. Vì đặc thù phần cứng, Google còn ghi nhận được thêm dữ liệu về trục Z.

Những dữ liệu này sẽ được bộ xử lý ảnh ghi nhận với tốc độ 200 lần/giây. Với tốc độ quét khung hình nhanh như vậy, chip xử lý không chỉ có được những thông tin về rung động mà thậm chí còn nhận diện được những sự méo mó ảnh gây ra bởi Rolling Shutter.

Tất cả sẽ được sử dụng để 'phân tích chuyển động'. Các thuật toán đặc biệt sẽ tổng hợp các dữ liệu và tính toán độ mức độ bù trừ khung hình cho rung động. Ví dụ tại 1 khoảnh khắc bạn bị rung theo chiều hướng lên thì hệ thống chống rung này sẽ tính toán để kéo khung hình đó xuống cho khớp với khung hình trước đó.

Để sự phân tích được chính xác, Google phải xử lý và đồng bộ nhịp nhàng giữa các dòng dữ liệu với nhau, tránh hiện tượng khung hình được ghi nhận nhưng chưa có dữ liệu để xử lý. Vì thế họ đã tối ưu rất nhiều cho thuật toán phân tích chuyển động nhằm giảm thời gian lệch.

Đây là video minh hoạ cho việc Đồng độ dữ liệu bị lỗi. Bên trái là dữ liệu về sự rung động bị chậm 3 mili giây so với dữ liệu ảnh, bên phải là sự đồng bộ đã được xử lý

3. Lọc, dự đoán, xử lý

Dữ liệu từ bước trên sẽ được chuyển sang một bộ lọc chuyển động chủ động. Bằng các sử dụng hình ảnh của các khung hình trước đó, các thuật toán sử dụng công nghệ machine learning để phân tích, và dự đoán chuyển động tiếp theo. Dựa trên sự dự đoán đó, chip xử lý sẽ đoán hình ảnh tiếp theo sẽ bị rung theo hướng nào để xử lý ngay lập tức. Quá trình này gọi là 'Lookahead filtering'.

Lookahead filtering là một công nghệ nâng cao và là ưu thế của chống rung điện tử so với chông rung bằng phần cứng. Rõ ràng nếu đoán trước được tương lai thì chúng ta sẽ có biện pháp xử lý tốt hơn.

Trong quá trình 'nhìn trước' (Look ahead), máy sẽ sử dụng bộ lọc Gaussian để xử lý chống rung ở mức cơ bản.

Sau đó một khuôn mẫu được huấn luyện trước (pre-trained model) sẽ được Google đưa vào để nhận diện chuyển động. Ví dụ nếu máy nhận ra là bạn đang lia máy theo chiều ngang, nó sẽ giảm bớt sự chống rung chiều dọc để chuyển sang ưu tiên chống rung chiều ngang.

4. Tối ưu rung động cho từng khung hình (Motion Blur Masking)

Trong lúc quay video, đặc biệt là video thiếu sáng, bạn sẽ nhận ra hiện tượng rung khung hình bị rung, nhoè (motion blur). Điều xuất hiện trên nhiều các thiết bị có cảm biến nhỏ. Ví dụ trong bài thử nghiệm so sánh GoPro 6 và Sony FDR-3000 của mình mới đây, chiếc GoPro bị hiện tượng rung nhoè rất nặng vì sử dụng chống rung điện tử không có xử lý motion blur:

Để giải quyết vấn đề này, Google đã xử dụng các thuật toán để nhìn vào từng khung hình, sau đó bôi chọn các vùng bị nhoè để xử lý. Bằng cách dịch chuyển vùng bị nhoè trùng với chiều di chuyển của khung hình, thuật toán này sẽ đánh lừa đôi mắt của bạn và khiến bạn nghĩ rằng đó không phải là rung.

Bên trái: Video chỉ có OIS, chưa được xử lý bằng Fused Video Stabilization, bên phải là đã xử lý chống rung với Fused Video Stabilization.

Hãy chú ý độ nét của chữ EXIT

Ví dụ ảnh của bạn bị rung theo chiều dọc, nhưng lúc đó bạn đang lia máy ngang thì thuật toán sẽ xử lý để sự nhoè theo chiều dọc đó nhìn giống như nhoè theo chiều ngang do đang lia máy.

Một lần nữa, công nghệ machine learning lại được áp dụng để luyện cho AI nhận biết sự rung động (huấn luyện AI bằng cách cho nó xem những video so sánh có và không có rung động)

Và đây là kết quả:

Bên trái: Video đã xử lý Fused Video Stabilization nhưng chưa xử lý Motion blur masking. Bên phải là video đã xử lý Fused Video Stabilization có kèm theo Motion blur masking.

Hãy chú ý độ nét của chữ EXIT

Xử lý cuối cùng và hiệu chỉnh:

Cuối cùng, tất cả các sự xử lý trên sẽ tổng hợp tạo nên sự chống rung hiệu quả. Các bạn có thể xem video dưới đây để hiểu hơn về cách mà môt video thành phẩm được chống rung cũng như vì sao video sau khi chống rung sẽ bị cắt bớt phần rìa bên ngoài và hình ảnh góc hẹp hơn video gốc:

Tổng kết:

Công nghệ kết hợp phần cứng và phần mềm đã có từ lâu. Ứng dụng quay video của Microsoft hay ứng dụng Hyperlapse của Instagram đều tận dụng con quay hồi chuyển để ghi nhận rung động và xử lý. Nhưng với Google, họ đưa công nghệ này lên mức độ cao hơn bằng cách kết hợp với chống rung quang học OIS và dùng cách thuật toán hiệu quả hơn.

Google nhấn mạnh Fused Video Stabilization là nỗ lực quy mô lớn của nhiều bộ phân khác nhau của công ty, từ bộ phận phát triển thuật toán camera, thuật toán cảm biến ảnh, thuật toán cảm biến, đến các bộ phận về phần cứng camera, phần cứng về cảm biến.

Kết quả là người dùng sẽ có được những đoạn video mượt hơn, ít rung, độ nét cao và có giá trị chia sẻ cao hơn. Từ Pixel đời đầu tiên, Google cho thấy phần mềm của họ rất tốt, vì thế tuy phần cứng có hơi kém hơn đối thủ, Pixel vẫn dễ dàng cho chất lượng ảnh tốt hơn các đối thủ cùng thời.

Với sự phân mảnh của thế giới Android, rất khó nói được liệu công nghệ này có được cập nhật cho các điện thoại của hãng khác không. Nhưng Google Pixel được xem như tiêu chuẩn của điện thoại Android theo cái nhìn của Google, vì thế chúng ta hoàn toàn có cơ sở để trông chờ một bản cập nhật Google Camera để mang công nghệ chống rung này lên nhiều điện thoại khác nhau. Hoặc trong thời đại ngày nay, điện thoại có OIS rất phổ biến, vì thế việc ứng dụng những công nghệ chống rung như thế này trong tương lai là điều rất khả thi.

Tham khảo: Google

TIN LIÊN QUAN

Pixel 2 có khả năng chống rung ấn tượng nhờ kỹ thuật "Fused Video Stabilization"

Với thiết bị Google Pixel 2, Google đã tích hợp cả 2 công nghệ trên vào máy ảnh trên smartphone này. Google gọi kỹ thuật này là 'Fused Video Stabilization' (tạm dịch là Chống rung hỗn hợp).

Google lý giải vì sao Pixel và Pixel XL không có chống rung quang học

Google Pixel và Pixel XL trang bị chống rung điện tử, để hỗ trợ cho việc quay phim, và khẳng định nhờ điểm ảnh lớn, chúng này không cần chống rung quang học để chụp ảnh thiếu sáng.

Camera Pixel 2 chống rung tới 3 cách khác nhau, DxO Mark chấm 98/100

Bộ đôi siêu phẩm mới nhất làng Android – Google Pixel 2 và Pixel 2 XL, vừa mới ra mắt cách đây ít lâu. Tuy là sản phẩm mới, nhưng Pixel 2 không...

Camera trên Pixel 2 chống rung tới 3 cách khác nhau

Bộ đôi siêu phẩm mới nhất làng Android – Google Pixel 2 và Pixel 2 XL, vừa mới ra mắt cách đây ít lâu. Tuy là sản phẩm mới, nhưng Pixel 2 không được trang bị camera kép theo xu hướng của các smartphone hàng đầu hiện nay.

Fused Video Stabilization: công nghệ chống rung của tương lai

Công nghệ chống rung của Google được gọi với cái tên Fused Video Stabilization, đây là sự kết hợp của chống rung quang học và chống rung điện tử (bằng phần mềm, lẫn phần cứng).

Cách chống rung video với phần mềm Google Photos

Đầu tiên, các bạn hãy vào phần mềm Google Photos và chọn ra một video bất kỳ mà bạn muốn chống rung. Sau đó, bạn nhấn vào biểu tượng menu và chọn ổn định.

OnePlus 5 camera kép nhưng quay video 4K kém xa iPhone 7 Plus

Siêu phẩm Oneplus 5 nhận được rất nhiều lời khen có cảnh của giới truyền thông tuy nhiên chưa đạt được sự hoàn hảo như quảng cáo khi khả năng quay video 4K vẫn là một vấn đề chưa thể sánh được với gã khổng lồ iPhone 7 plus

LG V20 xuất hiện trong video quảng cáo tính năng chống rung của chính sản phẩm này

Chỉ vài ngày nữa thôi thì LG V20 sẽ chính thức được trình làng giới công nghê, sau những rò rỉ về cấu hình thì giờ đây đã có hẳn 1 đoạn video quảng cáo khả năng quay video chống...

THỦ THUẬT HAY

Sửa lỗi trình duyệt Chrome hiển thị màn hình trắng xóa

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi trình duyệt Chrome hiển thị màn hình trắng xóa hoặc Chrome bị treo, bị đơ, chẳng hạn như do virus tấn công, lỗi sau khi cập nhật Chrome hoặc Profile Chrome bị lỗi,….Để khắc phục lỗi

Thử mở rộng mạng Wifi nhà 2-3 tầng bằng DLink: dễ làm, gọn gàng, tốc độ được

Mình dùng thử Router DLink 619L và cục mở rộng vùng phát sóng DAP1330 để tăng vùng phủ sóng wifi ở nhà, kết quả đạt được khá hài lòng, thiết lập đơn giản, nhanh, và quan trọng là mở rộng wifi mà chẳng phải kéo thêm

Cách khôi phục ảnh đã xóa bằng siêu dữ liệu EXIF

Mất dữ liệu quả là một việc khổ sở, nhưng một khi bạn đã khôi phục dữ liệu bị mất, việc phân loại chúng còn 'đau khổ' hơn vì nó rất mất thời gian. Nếu bạn xóa phân vùng ngẫu nhiên trên ổ cứng máy tính, dữ liệu sẽ bị

Hướng dẫn tạo tài khoản Tik Tok trên điện thoại

Có rất nhiều cách để chúng ta có thể tạo tài khoản Tik Tok, nhưng phổ biến nhất là sử dụng số điện thoại hoặc sử dụng các tài khoản có sẵn, như tài khoản Google, tài khoản Facebook hay tài khoản Instagram... Trong bài

Hướng dẫn kiểm tra tình trạng pin laptop trên Windows 11

Laptop là công cụ làm việc, giải trí của hầu hết các bạn học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng. Sau một thời gian sử dụng sức khỏe pin laptop sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, kiểm tra tình trạng pin laptop trên Windows 11

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Nokia 8.3 5G: flagship 5G đầu tiên của HMD tại Việt Nam

Giới công nghệ đánh giá Nokia 8.3 5G là mẫu điện thoại không quá nổi trội về mặt thiết kế, nhưng lại sở hữu một màn hình lớn và cấu hình mạnh mẽ. Ngoài những đặc điểm trên, flagship 5G mới của Nokia còn có gì đặc biệt?

Đánh giá hiệu năng và thời lượng pin Nokia 7 Plus: Có xứng đáng với giá 9 triệu?

Nokia 7 Plus được trang bị bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 660, một trong những con chip mạnh nhất series 600 hiện nay với 8 lõi Kryo 260 (4x2.2GHz + 4x1.8GHz). Đi cùng con chip này là GPU đồ họa Adreno 512, xử lý đồ

Đánh giá Samsung Galaxy A8 2018: thay đổi khá rõ rệt về mặt trải nghiệm người dùng

Và với Galaxy A 2018 mà cụ thể là Galaxy A8 2018, sự nhạy bén trong xu hướng thiết kế và khả năng tạo dựng sản phẩm của Samsung một lần nữa áp dụng thành công cho sản phẩm này.