Đắk Lắk: Áp dụng khoa học công nghệ để giảm nghèo bền vững

Ứng dụng thương mại số để thoát nghèo

Trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo phong cách truyền thống càng trở nên bất khả thi. Người dân Đắk Lắk bắt đầu tìm đến với việc bán sản phẩm bằng công nghệ. Các sản phẩm nông sản đặc trưng như sầu riêng, bơ, hồ tiêu, cà phê… cũng từng bước lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) của Sendo, Lazada….

Nói về vấn đề này, ông Huỳnh Ngọc Dương - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: 'Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk đã chủ động hợp tác với tập đoàn bán lẻ số một thế giới - Amazon. Trong xu hướng hội nhập và công nghệ 4.0 như hiện nay, thương mại điện tử phải đặt lên hàng đầu, giao dịch qua các sàn này cũng ngày càng cao hơn. Bên cạnh đó, từng địa phương cũng cần lên kế hạch xây dựng sàn TMĐT để phục vụ cho xuất khẩu. Trong thời gian sắp tới, Đắk Lắk sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch này'.

Đắk Lắk: Áp dụng khoa học công nghệ để giảm nghèo bền vững

Sầu riêng Đắk Lắk lên sàn TMĐT. (Ảnh chụp màn hình).

Cùng với Sở Công Thương tỉnh, Liên minh HTX tỉnh Đắk Lắk đã giúp các HTX, tổ hợp tác có đông phụ nữ dân tộc thiểu số xây dựng mô hình, tiếp cận ứng dụng công nghệ 4.0 và kết nối tìm đối tác mở rộng kinh doanh. Cuối năm 2019, UNDP đã triển khai dự án 'Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế nhờ áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0'. Dự án hỗ trợ và tạo điều kiện cho 450 phụ nữ dân tộc thiểu số có thể tự mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Sáng kiến này nhằm tận dụng tối đa những cơ hội mà CMCN 4.0 đem lại.

Dự án bao gồm: Nền tảng TMĐT tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ có thể tiếp cận thị trường và hệ thống chuỗi giá trị. Các giải pháp tài chính hiện đại như ngân hàng điện tử, thanh toán điện tử, bảo hiểm vi mô. Truyền thông đa phương tiện và các nền tảng số khác để giúp bà con tiếp cận với hình thức học trực tuyến, đào tạo kỹ năng, đào tạo khởi nghiệp và nắm bắt được các thông tin về cách phòng ngừa và giảm thiểu tác động của thiên tai. Các công nghệ sản xuất mới như nông nghiệp thông minh hay nền tảng blockchain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các dữ liệu và công cụ được sử dụng để cung cấp thông tin theo thời gian thực về phản hồi của người dân và hỗ trợ hoạch định chính sách.

Hiện nay, hơn 60% HTX ở tỉnh Đắk Lắk đã tham gia các sàn TMĐT để có thể tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm bền vững, chủ động hơn. Có thể thấy, khi được hướng dẫn áp dụng công nghệ, chị em phụ nữ dân tộc thiểu số không còn bỡ ngỡ khi sử dụng các thiết bị kết nối Internet, có thể tìm được những thông tin để truy xuất nguồn gốc nông sản, như giới thiệu của chị Thân Thị Hà, Giám đốc Vận hành chương trình Tổ chức tầm nhìn thế giới tại Việt Nam: 'Chúng tôi hiện nay cũng đã giúp họ về trang thiết bị, tập huấn kỹ thuật và họ đã đang áp dụng phương pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm sử dụng công nghệ thông tin, giúp cho người dân, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số, phụ nữ dân tộc thiểu số ngày càng có cuộc sống tốt đẹp hơn'.

Mô hình nông nghiệp thời đại mới áp dụng khoa học kỹ thuật

Mô hình trồng thử nghiệm nấm linh chi công nghệ cao trước khi chuyển giao cho người dân ở huyện Cư M’gar. (Nguồn: Báo Đắk Lắk)

Không chỉ có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh cũng như sự tham mưu của các sở, ban, ngành… bản thân người dân Đắk Lắk cũng nỗ lực không ngừng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững. Nhiều hộ gia đình đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, trong đó tập trung vào một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực như cà phê, rau, heo, gà…Tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, tập trung phát triển các mô hình nông nghiệp 4.0 như ứng dụng thiết bị cảm biến nhằm số hóa các yếu tố: như nước, phân, thuốc, nhiệt độ; các mô hình trong nhà kính, nhà màng, các mô hình chăn nuôi khép kín…Đồng thời, triển khai các biện pháp đẩy mạnh ứng dụng trên diện rộng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.

Nhiều mô hình nông nghiệp thời đại mới đã được áp dụng và mang lại hiệu quả cao như mô hình nuôi lợn sạch, mô hình nuôi dê bán chăn thả, mô hình trồng xen các cây công nghiệp dài ngày và cây ngắn ngày. Nhiều gia đình đã lập trang trại chăn nuôi dê, bò, lợn, cá, gà... có vốn kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật, chịu khó tiết kiệm và đã thoát nghèo bền vững, cuộc sống được cải thiện. Nhiều hộ làm ăn có lãi đã có nhà xây, xóa nhà tạm bợ, mua được xe máy, các đồ dùng sinh hoạt có giá trị.

Các chính sách phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Công tác tuyên truyền các chính sách về công tác giảm nghèo nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và người dân được đẩy mạnh. Các giải pháp giảm nghèo được xây dựng phù hợp, tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Giảm nghèo nhờ tăng cường công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật

Với tính chất địa lý đặc trưng của vùng đất cao nguyên, UBND tỉnh đã tập trung áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

Tính đến cuối năm 2020, đã có gần 20 đề án nâng cao năng lực kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch trong công nghiệp (kinh phí hơn 1,3 tỷ đồng), 42 đề án xây dựng mô hình ứng dụng máy móc tiên tiến (gần 17 tỷ đồng), 11 đề án hỗ trợ cơ sở công nghệ thông tin (CNTT) tham gia hội chợ, triển lãm (768 triệu đồng), 7 đề án nâng cao năng lực quản lý về tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công (292 triệu đồng)... Nội dung hiệu quả nhất trong chương trình khuyến công giai đoạn này là hỗ trợ máy móc thiết bị cho các cơ sở CNTT. Cụ thể, 5 năm qua đã có 42 đề án được triển khai, với tổng kinh phí gần 17 tỷ đồng, tập trung vào việc ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong chế biến, đóng gói nông sản, chế tạo cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu...

Bên cạnh chuyển giao máy móc thiết bị cho các cơ sở CNTT, các đề án…cũng hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nâng cao năng lực kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch trong công nghiệp; nâng cao năng lực quản lý về tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công và bình chọn, tôn vinh các sản phẩm CNTT tiêu biểu.

Gần đây nhất, vào tháng 6 vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1497/QĐ-UBND với mục tiêu nhằm tiếp tục động viên mọi nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản, cơ khí phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xây dựng nông thôn mới.

Tổng kinh phí thực hiện chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh khoảng 55 tỷ đồng; trong đó nguồn khuyến công quốc gia là 7 tỷ đồng, khuyến công địa phương 22 tỷ đồng, còn lại là đối ứng của đơn vị thụ hưởng và các nguồn lực xã hội khác. Đặc biệt, tỉnh đã huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia hỗ trợ hoạt động khuyến công, góp phần phát triển ngành công nghiệp, nhất là lĩnh vực chế biến nông sản, cơ khí chế tạo và sản xuất hàng xuất khẩu; khuyến khích các cơ sở CNTT ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên, nhiên vật liệu để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Không dừng lại ở việc áp dụng khoa học kỹ thuật, tỉnh Đắk Lắk còn đẩy mạnh mục tiêu ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử (TMĐT) để giảm nghèo bền vững. Kế hoạch phát triển TMĐT của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 cũng xác định rõ mục tiêu: có 40% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch TMĐT; 100% siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở mua sắm lớn hiện đại bảo đảm được việc thanh toán và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt; 100% các đơn vị cung cấp điện, nước, viễn thông, truyền hình chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp hóa đơn điện tử cho người tiêu dùng...

Quyết tâm giảm hộ nghèo: phấn đấu không ai bị bỏ lại phía sau

Theo thông tin từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đắk Lắk, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh hiện còn 9,33%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số còn 12,43%. Để đạt được kết quả này tỉnh đã kết hợp chặt chẽ giữa chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Ngoài ra, tỉnh cũng huy động đóng góp từ người dân để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn, nhất là khu vực vùng nông thôn, dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi. Công tác đầu tư hạ tầng được triển khai kịp thời, trọng tâm, dân chủ, công khai, sát nhu cầu người dân.

Nhiều hộ gia đình ở buôn Ky, phường Thành Nhất, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk thoát nghèo nhờ những chính sách của địa phương. (Ảnh: Trần Thắng).

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2021 được tỉnh Đắk Lắk phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin) và hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2021-2025.

Hiện nay, Chính phủ chưa ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025; tuy nhiên, trên cơ sở ước thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020, mức tăng chuẩn nghèo các giai đoạn trước đây và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tỉnh Đắk Lắk dự kiến mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm của tỉnh giai đoạn 2021-2025 từ 1,5 - 2%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 3-4%/năm.

TIN LIÊN QUAN

Bưu điện đẩy nhanh tiến độ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT

Những ngày qua, vấn đề kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân đã có sự cải thiện đáng kể, nhưng để đảm bảo không ứ đọng nông sản vẫn là một thách thức.

Sàn TMĐT Postmart ứng dụng mã QR để nông dân mở gian hàng số

Gần 1.000 tấn trái cây, rau củ tươi đã được sàn thương mại điện tử TMĐT Postmart hỗ trợ tiêu thụ trong hơn 2 tháng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Người nông dân vừa có thể chủ động tiêu thụ nông sản vừa từng bước chuyển đổi kinh doanh theo hình

Startup TMĐT Việt Nam điều chỉnh mô hình kinh doanh, thích ứng với diễn biến phức tạp của COVID-19

Dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng trực tiếp mà còn tác động đến mảng kinh doanh trực tuyến. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp DN đã chủ động thay đổi, thích nghi để duy trì sự sống trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 này.

Khai thác “mỏ vàng” thương mại điện tử xuyên biên giới với EU

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội xuất khẩu cho nông sản và các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam sang EU, khai thác Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU EVFTA.

Bắc Giang: Ứng dụng hiệu quả công nghệ số phát triển nông nghiệp

Chuyển đổi số CĐS trong lĩnh vực nông nghiệp từ lâu đã trở thành một giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị nông sản. Tại Bắc Giang, những năm qua, việc ứng dụng CNTT vào sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã được ứng dụng rộng khắp, đem lại

Viettel Post sẽ tiêu thụ 350 tấn bưởi Phúc Trạch qua sàn TMĐT Vỏ Sò

Sàn thương mại điện tử TMĐT Vỏ Sò của Viettel Post hiện đang làm việc với 120 hộ nông dân tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh để đưa sản phẩm bưởi Phúc Trạch lên chợ điện tử. Trong vụ mùa năm nay, Vỏ Sò dự kiến sẽ tiêu thụ 350 tấn bưởi qua sàn TMĐT.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử: Đại dịch đã đẩy nhanh tiến độ phát triển ứng dụng cho TMĐT từ 1-2 năm, duy trì tốc độ tăng trưởng 30-35%/năm

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử chia sẻ, chưa bao giờ TMĐT bận rộn như lúc này, đại dịch làm tiến độ phát triển ứng dụng cho TMĐT từ người bán đến người mua rút ngắn lại 1-2 năm so với kế hoạch đến 2025.

Sàn TMĐT Vỏ Sò triển khai gian hàng “Đi chợ online” giá bình ổn trong vùng dịch

Sau khi UBND TP.HCM cho phép các đơn vị giao hàng hoạt động trở lại để phục vụ cung ứng hàng hóa, Viettel Post và sàn TMĐT Vỏ Sò đã ngay lập tức triển khai gian hàng đi chợ online để cung cấp, vận chuyển thực phẩm thiết yếu cho người dân toàn thành

THỦ THUẬT HAY

"Hô biến" ảnh đại diện Facebook thành những nhân vật tí hon, tròn trĩnh dễ thương

Nếu đang chán avatar cũ và chưa biết đổi ảnh nào cho nổi bật giữa đám đông thì bạn hãy thử qua cách tạo avatar Facebook theo phong cách Chibi cực cute mà TCN sắp hướng dẫn trong bài viết này. Chỉ với 1 vài thao tác cơ

Cách lưu trang web trên Cốc Cốc thành file PDF

Để lưu trang web trên Cốc Cốc thành file PDF, chúng ta có thể sử dụng ngay tính ăng In (Print) sẵn có trên trình duyệt.

3 cách sử dụng Xiaomi Pad 5 với nhiều tính năng siêu tiện lợi

Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu cách sử dụng Xiaomi Pad 5 với các tính năng siêu tiện lợi để nó phục vụ bạn tốt hơn trong đời sống, công việc, giải trí nhé

Cách mở chế độ đa nhiệm trên Android 7 cho điện thoại [MỚI]

Chế độ đa nhiệm trên Android 7 (Nougat) cho phép bạn sử dụng cùng lúc 2 ứng dụng trên màn hình. Đây là cách mở ứng dụng trong chế độ đa nhiệm trên điện thoại chạy Android 7.0 cho bạn.

Cách căn chỉnh bảng tính trước khi in trên Google Sheets

Trước khi tiền hành in dữ liệu bảng tính trên Google Sheets, người dùng nên điều chỉnh lại bảng dữ liệu trước khi in để có được bố cực đẹp mắt hơn.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay OPPO A16: Thiết kế mỏng nhẹ, màu sắc trẻ trung, cấu hình đủ dùng cùng viên pin trâu 5.000mAh

Mới đây, OPPO đã chính thức trình làng một chiếc smartphone giá rẻ mới có tên gọi OPPO A16. Sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của người dùng nhờ sở hữu thiết kế mỏng nhẹ bắt mắt, màu sắc trẻ trung, cấu hình

Trên tay OPPO K9s – Smartphone hơn 5 triệu pin khủng, màn hình 120Hz siêu mượt

OPPO K9s nổi bật với giá bán hấp dẫn, màn hình siêu mượt 120Hz, pin trâu 5.000 mAh,… Đặc biệt, khi cầm trên tay OPPO K9s không hề có cảm giác rẻ tiền nhờ thiết kế có độ hoàn thiện cao, sang trọng và đẳng cấp. Trên tay

Đánh giá chi tiết Samsung Galaxy A32

Mình có dịp được trải nghiệm Samsung Galaxy A32 ngay khi nó vừa được công bố và bài viết này sẽ chia sẻ nhanh những trải nghiệm của mình đối với thiết bị này.