Chiến lược Marketing Mix giúp Grab chiếm thế “thượng phong” ở thị trường Việt Nam

Grab là nền tảng dịch vụ đặt xa hàng đầu Đông Nam Á có phạm vi hoạt động ở 8 quốc gia trong khu vực. Hãy cùng Advertising Vietnam phân tích những điểm đáng chú ý trong chiến lược marketing mix 4P của Grab. 

Với chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn đi kèm với dịch vụ khách hàng hiệu quả, Grab đã ”vượt mặt” đối thủ của mình – Uber để chiếm lĩnh nhiều thị trường đầy tiềm năng của khu vực.

Product (Sản phẩm) 

Grab luôn phát triển sản phẩm của mình song song với nhu cầu của khách hàng từ đó thích nghi và thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Sản phẩm dịch vụ của Grab khá đa dạng, khởi đầu với GrabTaxi, GrabCar, GrabBike, GrabExpress và gần đây nhất là GrabShare. Ưu điểm của Grab có thể kể đến ứng dụng dễ cài đặt, minh bạch, nhanh gọn, các hình thức khuyến mãi hay chào mừng khách hàng mới luôn được chú trọng. Hơn thế nữa, Grab luôn để tâm đến muôn vàn lợi ích của khách hàng khi họ lựa chọn sử dụng dịch vụ như Grab Pay, Grab Award hay Grab Chat. 

 

Price (Giá cả) 

Có thể nói trước khi Uber rời khỏi Đông Nam Á, Grab đã cùng đối thủ “chiếm lĩnh” thị trường, bỏ xa các hãng taxi truyền thống chỉ sau 3 năm thâm nhập vào Việt Nam. Nhưng nếu so sánh với Uber, Grab tuy có mức giá gần như tương đương nhưng luôn được duy trì ở mức ổn định, và khách hàng hoàn toàn biết chính xác giá tiền phải trả trong khi Uber chỉ mang đến một con số ước lượng. Grab thông minh ở chỗ họ cho phép người đi xe thanh toán bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng như Uber, một thói quen phổ biến trong văn hóa tiêu dùng ở Đông Nam Á. Vì lẽ đó Grab càng “hút” khách về mình nhiều hơn.  

Khuyễn mãi, mã giảm giá là “vũ khí lợi hại” của thương hiệu này, Grab khuyến khích bạn đi nhiều hơn, rẻ hơn và tiện lợi hơn. Điều này thúc đẩy hành vi sử dụng của khách hàng đồng thời tiếp cận một cách gần gũi với họ. 

Grab luôn đẩy mạnh những hình thức khuyến mãi của mình

Place (phân phối) 

Hệ thống hoạt động của Grab sở hữu hình thức phân phối trực tiếp và gián tiếp. Với một chiếc smart-phone cùng kết nối Internet là bạn đã có thể sử dụng ứng dụng được tải về từ App store hay Google play. Giao diện rõ ràng, push-notification, các tính năng linh hoạt giúp Grab được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, thật không khó khi bắt gặp những tài xế với chiếc áo xanh quen thuộc trên đường phố, ở những trung tâm thương mại, khu vui chơi, nói không ngoa khi Grab phủ sóng ở khắp mọi nơi, trên nhiều tỉnh thành ở Việt Nam.  

Promotion (truyền thông) 

Thương hiệu này truyền thông đến khách hàng mục tiêu bằng chiến lược đa kênh, tận dụng mạng xã hội, YouTube, Instagram… nơi họ có thể giao tiếp và tương tác với khách hàng. 

Đặc biệt, mọi người khá “quen mắt” với màu xanh lá – ngôn ngữ màu sắc mà Grab tận dụng để khắc ghi vào tâm trí khách hàng từ đó lưu giữ hình ảnh thương hiệu và thông điệp bằng Visual Marketing. Bộ nhận diện thương hiệu được duy trì nhất quán trong các chiến dịch truyền thông chinh phục tâm lý cũng như mức độ tin cậy ở khách hàng.  

Những chiến dịch Grab lan tỏa đến số đông và ngập tràn tính nhân văn, đơn giản nhưng sâu sắc. Có thể kể đến chiến dịch “Cùng Grab chung tay chở Tết về gần” với sự góp mặt đại sứ H’Hen Niê vào dịp Tết năm nay. Chiến dịch nâng tầm sứ mệnh của Grab bởi thương hiệu đại diện cho sự kết nối, thật ý nghĩa khi Grab giúp đỡ những người xa quê được đoàn tụ và trở về với gia đình trong dịp sum họp của năm. 

Cũng ở góc nhìn dung dị ấy, chiến dịch “Việt Nam sau tay lái” lại mang đến những thiết kế “áo mới” đầy thu hút cho những mảng tường đơn điệu tại 7 góc phố chính của Hà Nội – Sài Gòn. Đó là những bức vẽ khắc hoạ một Việt Nam bình dị, thân quen, gần gũi với người dân địa phương và gây ấn tượng mạnh với du khách…. 

Kết 

Từ chiến thắng của Grab, có thể thấy “trái ngọt” cũng từ công vun trồng. Sự am hiểu thị trường, chiến lược địa phương hóa cùng marketing thông minh giúp doanh nghiệp này nhanh chóng chiếm thế thượng phong trên những quốc gia mà Grab đặt bước chân đầu tiên. 

 My Nhon / Advertising Vietnam

TIN LIÊN QUAN

Chiến lược Marketing Mix giúp Grab chiếm thế “thượng phong” ở thị trường Đông Nam Á

Với chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn đi kèm với dịch vụ khách hàng hiệu quả, Grab đã ”vượt mặt” đối thủ của mình – Uber để chiếm lĩnh nhiều thị trường đầy tiềm năng của khu vực.

Những dịch vụ gọi xe của Việt Nam cạnh tranh với Uber, Grab thế nào?

Sau nhiều năm có mặt tại thị trường trong nước, lúc này Uber và Grab vẫn là 2 cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong thị trường ứng dụng dịch vụ gọi xe. Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn còn hàng loạt các dịch vụ đặt xe khác mặc dù khá thầm lặng trên thị

“Đại chiến” Grab và xe ôm truyền thống: Từ thương trường tới nắm đấm

Sự cố mà các lái xe Grab hay gặp phải nhất chính là xích mích với xe ôm truyền thống.

#2018withGrab: Nhìn lại 1 năm đại thắng của ứng dụng gọi xe số 1 Đông Nam Á

Năm 2018 nếu nói không ngoa là “năm của Grab”, khi từ đầu năm đến cuối năm bao phủ thông tin là những bài báo liên quan đến thương hiệu này. Từ những thương vụ thâu tóm đến những dịch vụ mới, hay những cải tiến đáng kể, tất cả cho thấy Grab đã lớn

Viễn cảnh độc quyền của Grab ở Đông Nam Á khi thâu tóm Uber

Theo thỏa thuận, Grab, có trụ sở tại Singapore, sẽ thâu tóm toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường với 620 triệu dân này, bao gồm cả dịch vụ giao đồ ăn UberEats. Đổi lại, Uber sẽ có 27,5% cổ phần tại Grab và giám đốc điều hành của

Cùng nhìn lại những chiến dịch quảng cáo của Uber trước khi rơi vào “quên lãng”

Uber Technologies vừa ra thông báo xác nhận đồng ý bán mảng kinh doanh tại Đông Nam Á cho đối thủ Grab, đánh dấu sự rút lui thứ 2 tại châu lục này. Theo thỏa thuận, Uber sẽ bán toàn bộ mảng kinh doanh tại thị trường 620 triệu dân này, kể cả dịch vụ

Uber, Grab và sự khuynh đảo thị trường taxi Việt Nam

Sự xuất hiện của các ứng dụng gọi xe mới như Uber, Grab đã nhanh chóng hướng thị trường vận động theo cách của họ, dù cách thức kinh doanh của các hãng vẫn còn tạo tranh cãi.

Cuộc chiến Uber và Grab: Giành giật từ thị phần tới tài xế

Không chỉ cạnh tranh nhau thị phần vận tải, cuộc chiến giành giật tài xế giữa hai “kỳ phùng địch thủ” Uber và Grab cũng căng thẳng không kém.

THỦ THUẬT HAY

7 thủ thuật hay nhất trên Android không phải ai cũng biết

Android, hệ điều hành phổ biến nhất thế giới hiện nay mới hàng tỷ thiết bị đang hoạt động. Và sau đây, mình sẽ tổng hợp lại 9 thủ thuật hay nhất,...

Intel Core i9 so với i7 và i5: Bạn nên mua CPU nào?

Intel mới đây đã ra mắt dòng CPU Core i thế hệ thứ 12 dành cho máy bàn với ba tùy chọn gồm Core i5, i7 và i9 cao cấp nhất. Nhưng đâu mới là CPU mà bạn nên chọn cho công việc của mình?

Tạo dòng trạng thái Facebook trên phông nền viết tay

Thế giới di động - Trong thời gian qua, hẳn nhiều group công nghệ sôi sục trào lưu tạo hình có trang cá nhân Facebook độc đáo bằng Picsart đúng không nào? Nhưng...

YUMI phần mềm tạo boot đa cấu hình trên USB

Bạn mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm, xem hưỡng dẫn tạo một đĩa boot cho riêng mình. Bạn quá mệt mỏi khi làm theo những hưỡng dẫn rắc rối, khó hiểu để có được một đĩa Boot ưng ý. Với YUMI boot đa cấu hình sẽ giải

Những mục nào cần chú ý khi dọn dẹp bộ nhớ trên macOS?

Việc dọn dẹp bộ nhớ trên macOS Sierra sẽ giúp máy hoạt động nhanh hơn, đặc biệt có thể lấy lại dung lượng lớn lưu trữ cho hệ thống.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá chi tiết Xiaomi Mi 5s: máy đẹp, hiệu năng mạnh, pin tốt

Xiaomi Mi 5s có vẻ như đang bị rơi vào lãng quên, nhưng thực sự thì đây vẫn là chiếc điện thoại được đánh giá rất nên mua vào thời điểm này

Đánh giá chi tiết iPhone 8: Smartphone đang bị lãng quên của Apple?

Tạm gác lại câu chuyện nói về sự nhàm chán về thiết kế trên iPhone 8, chúng ta có một chiếc máy đơn giản nhưng vẫn hài hoà trong từng đường nét. Khung kim loại cứng cáp, mặt lưng kính bóng bẩy cùng các góc bo cong mềm

Đánh giá Asus Zenfone 3 Max: thiết kế ấn tượng, thời lượng pin tốt

Không chỉ sở hữu thiết kế kim loại nguyên khối đẹp mắt, Asus Zenfone 3 Max còn ghi điểm với người dùng nhờ thời lượng pin vô cùng ấn tượng.