BẮC KINH, 21/12/2022 /PRNewswire/ -- Với việc tiếp tục tối ưu hóa các biện pháp ngăn chặn COVID-19 trong tháng này, Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy nền kinh tế vốn đã chịu áp lực trong ba năm qua do COVID-19.
Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thường niên của Trung Quốc, được tổ chức tại Bắc Kinh vào tuần trước, đã yêu cầu đặt việc ổn định kinh tế lên ưu tiên hàng đầu và theo đuổi việc phát triển ổn định cho năm 2023.
Các nhà phân tích tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi và tiếp tục là động lực đáng tin cậy và quan trọng của nền kinh tế toàn cầu vào năm 2023.
Nhiều chính quyền địa phương bố trí chuyên cơ riêng đưa những phái đoàn doanh nghiệp đi gặp gỡ khách hàng nước ngoài, kích thích doanh nghiệp vực dậy sản xuất kinh doanh.
Ông Zhang Chunlong, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội tỉnh Giang Tô, nhấn mạnh rằng việc phục hồi trật tự là điều quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn nữa là việc khôi phục niềm tin và sức sống của nền kinh tế.
'Chúng ta cần đẩy nhanh lưu thông và phát triển kinh tế trong nước và quốc tế'.
Duy trì hoạt động của doanh nghiệp
Trong ba năm qua, chính quyền các cấp của Trung Quốc đã áp dụng một loạt chính sách để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp trong bối cảnh làn sóng COVID-19 tái diễn ra.
Để bảo vệ các nhà sản xuất chip địa phương ở phía đông đô thị Thượng Hải, chính quyền thành phố cho phép họ hoạt động theo hệ thống 'vòng khép kín'.
Các nhà sản xuất chip ở đó đảm bảo sản phẩm đầu ra bình thường bất chấp đợt bùng phát COVID-19 bắt đầu vào ngày 28 tháng 3, khi thành phố bắt đầu chứng kiến số ca nhiễm Omicron gia tăng.
Hua Hong Semiconductor Limited, nhà sản xuất chip lớn thứ hai của Trung Quốc, đã cung cấp chỗ ở cho hơn 6.000 công nhân tại 5 nhà máy ở Thượng Hải kể từ ngày 27 tháng 3.
Wang Lijing, một công nhân của công ty Hua Hong, đã chia sẻ với China Media Group (CMG) hồi tháng 4 rằng anh đã ở trong nhà máy trong hai tuần qua.
Một nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải cũng đã nối lại hoạt động sản xuất vào ngày 23 tháng 4 và bàn giao Tàu chở Ethane Cực Lớn (VLEC) lớn nhất thế giới vào ngày 16 tháng 5.
Để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nhà máy đóng tàu đã thiết lập các hệ thống thông gió độc lập, yêu cầu nhân viên trên tàu có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona hoặc được xác nhận là trường hợp nhiễm COVID-19 phải được cách ly ngay lập tức để hạn chế khả năng lây lan của virus.
Ông Zhang Jian, phó tổng giám đốc của Nhà máy đóng tàu Giang Nam, đã nói với CMG rằng: 'Trong giai đoạn đầu, chúng tôi đã nối lại quy trình giao hàng bình thường tại cầu cảng, chúng tôi dự định mở lại tất cả các dây chuyền sản xuất của nhà máy đóng tàu vào cuối tháng 5'.
Với các biện pháp COVID-19 hiệu quả, BYD của Trung Quốc đã soán ngôi Tesla của Elon Musk để trở thành nhà sản xuất xe điện (EV) lớn nhất thế giới tính theo doanh số bán hàng trong nửa đầu năm 2022 với 641.000 xe đã được bán ra.
Ông Jeff Chung, một nhà phân tích ô tô của Citigroup, cho rằng mức tăng trưởng doanh số bán hàng của BYD là 'ấn tượng'.
Doanh nghiệp Trung Quốc 'vươn ra thế giới'
Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục nới lỏng các hạn chế do COVID-19 vào tháng 12, lần đầu tiên sau ba năm, các thành phố đã cử các phái đoàn đến các thị trường nước ngoài để thúc đẩy thương mại và ký kết được các hợp đồng.
Tỉnh Chiết Giang nằm ở phía đông Trung Quốc đã đi đầu trong việc khôi phục ngoại thương và tổ chức một nhóm khoảng 100 đại biểu đại diện cho 50 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Thời trang châu Á lần thứ 36 tại Tokyo, Nhật Bản.
Ông Li Lin, phó giám đốc Văn phòng Phát triển Ngoại thương, Sở Thương mại tỉnh Chiết Giang đã trao đổi với CMG rằng 'Một cuộc gặp trực tiếp còn tốt hơn hàng nghìn bức thư điện tử'.
Cũng trong thời điểm này, các thành phố ở tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc, bao gồm Tô Châu và Vô Tích, tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc và tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc cũng cử các phái đoàn ra nước ngoài để tìm kiếm những cơ hội mới.
Ông Wang Yuanpei, tổng giám đốc của Wuxi Jiejin Precision Machinery Co., Ltd cho rằng 'Vươn ra thế giới là một điều bắt buộc.
Thị trường quốc tế đã trải qua những thay đổi to lớn trong ba năm qua và chúng tôi rất mong muốn được giao tiếp trực tiếp với khách hàng của mình để củng cố các mối quan hệ'.
Niềm tin của các công ty nước ngoài vào Trung Quốc
Các doanh nghiệp nước ngoài cho biết họ cho rằng Trung Quốc là điểm đến đầu tư hấp dẫn bất chấp tình hình COVID-19.
Theo một cuộc khảo sát được công bố vào ngày 27 tháng 10 bởi Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc (CCPIT), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thúc đẩy hơn nữa niềm tin của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường này.
Trong số hơn 500 doanh nghiệp nước ngoài tham gia khảo sát, có 96,7% doanh nghiệp công nhận những thành tựu phát triển của Trung Quốc trong thập kỷ qua và 96,9% doanh nghiệp bày tỏ niềm tin mạnh mẽ vào thị trường Trung Quốc.
Trong Quý I năm nay, khoảng 90% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hài lòng với các chính sách của Trung Quốc liên quan đến tiếp cận thị trường, thúc đẩy cạnh tranh thị trường, tiếp cận cơ sở kinh doanh và các dịch vụ tài chính.
Cũng trong năm 2022, nhà sản xuất ô tô hàng đầu Trung Quốc First Automotive Works và nhà sản xuất ô tô Đức Audi đã khởi động dự án sản xuất xe thuần điện tại thành phố Trường Xuân, phía đông bắc Trung Quốc, với tổng vốn đầu tư hơn 30 tỷ nhân dân tệ (4,7 tỷ USD).
Tiến sĩ Juergen Unser, chủ tịch của Audi Trung Quốc, chia sẻ với CGTN rằng: 'Đây là quyết định vô cùng quan trọng khi chúng tôi đồng hành với FAW - đối tác đáng tin cậy của mình đến tỉnh Cát Lâm.
Điều này thể hiện rõ ràng cam kết xuyên suốt của chúng tôi đối với quá trình chuyển đổi điện tử của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc'.
https://news.cgtn.com/news/2022-12-20/New-Approaches-How-China-stimulates-enterprises-to-revive-business-1fUEI1oqPM4/index.html
nguồn: CGTN