"Cách tiếp cận mới": Kinh tế Trung Quốc duy trì sức bật, phục hồi như thế nào?

BẮC KINH, 20/12/2022 /PRNewswire/ -- Một số phương tiện truyền thông đã lên tiếng đưa tin về việc các biện pháp kiểm soát COVID-19 của Trung Quốc gây tổn hại cho nền kinh tế nước này.

Trong 3 năm chống dịch, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm lại so với trước đây. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang là nước dẫn đầu các nền kinh tế lớn khác.

Dựa trên ước tính của các nhà kinh tế về tốc độ tăng trưởng đạt 3,3% trong năm nay, nền kinh tế Trung Quốc sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình năm là 4,5% từ năm 2020 đến năm 2022, đánh bại tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới trong cùng kỳ.

Vào năm 2020, việc Trung Quốc sớm ngăn chặn được COVID-19 đã giúp nước này khôi phục năng lực sản xuất, trở thành nền kinh tế lớn duy nhất đạt mức tăng trưởng dương. Bất chấp thực tế các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt COVID làm giảm tiêu dùng và dịch vụ ở một số thành phố trong hai năm vừa qua, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nước này vẫn phát triển mạnh.

Trong cuộc phỏng vấn của hãng tin CGTN, Wang Dan, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Ngân hàng Hang Seng, Trung Quốc chia sẻ: 'Sự phụ thuộc toàn cầu vào hàng hóa Trung Quốc đã tăng lên. Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc diễn ra khá sôi động ngay cả trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch COVID'.

Bình ổn giá cả

Để bù đắp cho tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế ở giai đoạn đầu tiên, hầu hết các nền kinh tế lớn đã bơm một lượng lớn thanh khoản vào thị trường của họ.

Ông Wang cho biết: 'Mỹ và châu Âu đã rất hào phóng trong việc phân phát tiền mặt tới các hộ gia đình. Đây là điều cần thiết để giảm bớt những tác động tiêu cực đối với những hộ dễ bị tổn thương, nhưng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao'.

Đầu năm nay, Mỹ và các nền kinh tế lớn ở châu Âu đã chứng kiến lạm phát đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua, khiến các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất trên mức bình thường để kiềm chế giá cả tăng cao. Theo truyền thông địa phương, trong bối cảnh lạm phát kéo dài, người tiêu dùng đã bắt đầu phải thực hiện biện pháp thắt lưng buộc bụng.

Trong khi đó, tốc độ mở rộng thị trường tiền tệ của Trung Quốc được giữ ở mức vừa phải để đối phó với đại dịch, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp để họ có thể tiếp tục cung cấp việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ gia đình. 

Dong Yu, phó chủ tịch điều hành Viện Kế hoạch Phát triển Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa, cho biết Trung Quốc đã 'hoàn thành xuất sắc' trong việc ổn định giá cả trong năm nay, phản ánh đầy đủ tính linh hoạt và phù hợp của các chính sách kiểm soát vĩ mô của nước này.

'Bước lùi trước khi đạt bước tiến'

Mới đây, Trung Quốc đã công bố 10 biện pháp mới nhằm tối ưu hóa hơn nữa công tác phòng ngừa và kiểm soát COVID-19, một phần trong nỗ lực cân bằng giữa kiểm soát dịch bệnh với phát triển kinh tế xã hội.

Quốc gia này đã dỡ bỏ các hạn chế đi lại và không còn yêu cầu kết quả xét nghiệm PCR âm tính và mã sức khỏe, ngoại trừ những nơi đặc biệt.

Ông Wang cho biết các biện pháp mới sẽ giúp khôi phục ngành dịch vụ, nhưng hiệu quả kinh tế sẽ phải trải qua 'bước lùi trước khi đạt bước tiến'.

Khi dịch bệnh lan rộng, một số người chọn ở nhà để tránh đám đông và nhiễm vi-rút. Điều này dẫn đến thực trạng phục hồi chậm của tính cơ động ngành và hoạt động kinh doanh.

Ông Wang cho biết các biện pháp mới sẽ mở đường cho sự phục hồi hoàn toàn, đồng thời cho biết thêm rằng tốc độ phục hồi kinh tế sẽ tăng trong suốt năm 2023, lấy phục hồi tiêu dùng là động lực chính cho nhu cầu trong nước. Ông phát biểu: 'Chúng tôi hy vọng mức bán lẻ sẽ trở lại như năm 2019 vào cuối năm 2023 và dần hội tụ theo xu hướng lịch sử sau năm 2024'.

Trong hai ngày thứ Năm và thứ Sáu vừa qua, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương thường niên của Trung Quốc được tổ chức tại thành phố Bắc Kinh tuyên bố sẽ thúc đẩy nhu cầu trong nước vào năm tới bằng cách ưu tiên phục hồi và mở rộng tiêu dùng.

Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 5% vào năm 2023, trong khi Mỹ và khu vực sử dụng đồng euro dự kiến sẽ lần lượt tăng khoảng 1% và giảm 0,2%.

https://news.cgtn.com/news/2022-12-17/-New-Approaches-How-China-has-picked-up-economic-recovery-1fQj4Bh90OY/index.html


nguồn: CGTN

THỦ THUẬT HAY

Khắc phục tình trạng Laptop liên tục không nhận được Wifi

Laptop hiện đang là một trong những thiết bị điện tử được sử dụng nhiều nhất chỉ sau smartphone

Cách cấu hình quản lý từ xa trên Router TP-Link

Có 5 bước để cấu hình quản lý từ xa trên Router TP-Link.

Hướng dẫn tra từ điển trực tiếp trên iPhone, iPad chạy iOS 11

Với những người dùng đã cập nhật lên bất kì phiên bản nào của iOS 11 thì đều sử dụng được tính năng tra từ điển này trên iPhone, iPad mà không cần đến ứng dụng từ điển nào.

Cách ứng tiền Mobi cực nhanh và đơn giản chỉ trong ‘một nốt nhạc’

Bạn đang muốn tiếp tục sử dụng các dịch vụ của MobiFone mà không bị gián đoạn trong những trường hợp khẩn cấp? Vậy thì ứng tiền MobiFone là dịch vụ không thể thiếu dành cho bạn. Để giúp bạn tiện lợi hơn trong việc ứng

Trải nghiệm Launcher 10 - giao diện Windows Phone cho Android

Launcher 10 là một trình khởi chạy mang đến giao diện Windows Phone miễn phí cho các điện thoại Android theo phong cách Windows 10 mới nhất. Chỉ vài bước cài đặt đơn giản, smartphone Android của bạn đã có một giao diện

ĐÁNH GIÁ NHANH

Hiệu năng và thời lượng pin của Xiaomi Mi Mix 2 có sánh được với các đối thủ cùng tầm?

Xiaomi Mi Mix 2 tiếp tục kế thừa thiết kế viền màn hình siêu mỏng rất ấn tượng của Mi Mix. Tuy nhiên nó đã được làm gọn gàng và cứng cáp hơn.

Trên tay Sony Xperia L2 - Smartphone giá rẻ của OEM Nhật Bản

Công bố tại CES 2018, Sony Xperia L2 tiếp nối thành công dòng L series ra mắt năm ngoái. Nó được coi như sự thay thế cho dòng sản phẩm giá rẻ Xperia E trước đó của Sony vào năm 2012.

Đánh giá Galaxy C9 Pro: Màn hình đẹp, chơi game ổn định

Ấn tượng đầu tiên khi cầm Samsung Galaxy C9 Pro trên tay là cảm giác gọn gàng, vừa tay. Mặc dù trang bị màn hình lên đến 6 inch nhưng chiều dài của C9 Pro chỉ tương đương iPhone 7 Plus, chiều ngang được mở rộng.