BẮC KINH, 06/01/2023 /PRNewswire/ -- Thông báo gần đây của Trung Quốc về việc thay đổi chính sách COVID-19 đã thu hút sự chú ý về tác động kinh tế tiêu cực tiềm ẩn của nó.
Trung Quốc có thể phải đối mặt với một số thách thức về doanh số bán lẻ và chi tiêu của người tiêu dùng trong những ngày đầu nới lỏng các biện pháp quản lý COVID-19. Việc dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến COVID-19 không có nghĩa là tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi ngay lập tức. Sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ quốc gia nào – không chỉ mình Trung Quốc – có nghĩa là mọi người cần có thời gian để khỏi bệnh trước khi có thể quay lại cửa hiệu và nhà hàng.
Tuy nhiên, những số liệu mới nhất đã cho thấy sự hồi sinh của thị trường tiêu dùng Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã đưa tin, kể từ khi thay đổi chính sách COVID-19, lượng người xem tại một số rạp chiếu phim ở Bắc Kinh đã trở lại mức 75% so với mức trung bình và các quán ăn bình dân đã chiếm hơn 80% lượng khách hàng.
Việc tối ưu hóa biện pháp ứng phó với COVID-19 đồng nghĩa với việc cư dân Trung Quốc sẽ thoải mái đi du lịch và chi tiêu hơn. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Tân Hoa Xã, chuyên gia kinh tế cấp cao của China Securities Huang Wentao cho biết tiêu dùng sẽ trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Wu Chaoming, chuyên gia kinh tế cấp cao của Viện Kinh tế Quốc tế Chasing, tin rằng chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người của người dân Trung Quốc sẽ tăng từ 8% lên 12% trong năm mới.
Nhiều công ty nước ngoài cũng lạc quan về triển vọng kinh tế của Trung Quốc. Theo Tân Hoa Xã, ông Kenichi Tanaka, Chủ tịch Fujifilm (China) Investment Co., Ltd cho biết: 'Mặc dù việc nới lỏng các biện pháp quản lý COVID-19 của Trung Quốc có thể mang lại một số thách thức ngắn hạn, nhưng chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ được chứng kiến sự phục hồi mang ý nghĩa về lâu dài'.
Phải thừa nhận rằng cuộc chiến chống virus gian khổ trong ba năm qua đã gây ra một số gián đoạn. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc đã xoay xở để có thể củng cố khả năng phục hồi của mình. Theo Tổng cục Hải quan, ngoại thương hàng hóa của Trung Quốc đã tăng 8,6% so với cùng kỳ lên 38,34 nghìn tỷ nhân dân tệ (5,78 nghìn tỷ USD) trong 11 tháng đầu năm 2022.
Theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu do virus gây ra, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 4,6% từ quý III năm 2019 đến quý III năm 2022. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới. Con số của Hoa Kỳ – nền kinh tế lớn nhất thế giới – đứng ở mức 1,6% trong cùng kỳ. Các quốc gia phát triển lớn như Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản có GDP tăng trưởng dưới 0,5%.
Theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Trung Quốc cũng đã giữ mức lạm phát tương đối thấp ở mức 2%. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lại chứng kiến lạm phát lên tới 9,1% vào tháng 6 năm 2022. Đây là mức lạm phát cao nhất trong hơn 40 năm. Theo dữ liệu của Moody's Analytics 2022, lạm phát tăng vọt khiến các hộ dân ở Mỹ phải chi thêm 445 USD mỗi tháng so với năm ngoái. Dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia cho thấy trong khi chi phí thực phẩm, điện và chỗ ở tăng chóng mặt gây thêm áp lực lên hàng triệu hộ gia đình Mỹ đang phải vật lộn với ngân sách gia đình, thì Trung Quốc lại đang chứng kiến giá lương thực giảm 0,8% so với tháng trước trong tháng 11.
Lời nói không bằng thực tế. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn kiên cường và vững mạnh.
https://news.cgtn.com/news/2023-01-01/Is-China-s-economy-outlook-grim-after-COVID-19-policy-shift-No--1gezTG6B7zO/index.html
nguồn: CGTN