BẮC KINH, 13/2/2023 /PRNewswire/ -- Từ đầu năm 2020, Trung Quốc chống lại COVID-19 theo cách riêng của mình. Cuộc chiến kéo dài ba năm này được gói gọn trong một bộ phim tài liệu dài 60 phút mang tên Đi qua giông bão.
Bộ phim tài liệu do CGTN sản xuất này đã được công chiếu toàn cầu vào ngày 10 tháng 2. Đi qua giông bão có sự góp mặt của những người trực tiếp mắc bệnh trong đợt bùng phát dịch đầu tiên ở Vũ Hán, chiến dịch tiêm chủng đại trà, phong tỏa Thượng Hải và cuối cùng là việc mở cửa và phục hồi trở lại.
Đi qua giông bão giải đáp ba câu hỏi quan trọng: Tại sao Trung Quốc lại lựa chọn biện pháp riêng để ứng phó với COVID? Trung Quốc đã có những hành động gì trong giai đoạn ba năm sau chiến thắng dịch bệnh ở Vũ Hán và trước khi tái mở cửa đất nước? Và liệu Trung Quốc có thể đạt được sự phục hồi vững chắc vào năm 2023 không?
Qua cái nhìn của các chuyên gia chăm sóc tích cực, các bác sĩ địa phương, nhân viên cộng đồng, tình nguyện viên và ban lãnh đạo tuyến đầu chống dịch, bộ phim tài liệu đã trả lời cho những thắc mắc trên.
Cuộc chiến chống COVID kéo dài ba năm của Trung Quốc phản ánh qua phim tài liệu Đi qua giông bão
CÁNH CỬA MỞ RA NHỮNG CƠ HỘI
Vào đầu năm 2020, Trung Quốc phải đối mặt với chủng ban đầu của virus corona mới. Đây là chủng nguy hiểm và có khả năng gây tử vong cao hơn rất nhiều so với chủng Omicron hiện nay. Vào thời điểm đó, cả nước chỉ có 63.000 giường hồi sức tích cực cho dân số 1,4 tỷ người. Ngay cả những bộ óc y khoa giỏi nhất của Trung Quốc cũng dường như bất lực trước kẻ thù vô danh này.
Tình hình dịch bệnh khốc liệt mà Vũ Hán phải đối mặt đã có thể lặp lại trên khắp đất nước. Nhưng nhờ các chính sách COVID khắt khe của Trung Quốc, một thảm họa quốc gia đã được ngăn chặn.
Gần 120.000 giường hồi sức tích cực đã được bổ sung kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát. Kết quả là, Trung Quốc hiện có đủ giường hồi sức tích cực để điều trị cho mỗi 100.000 bệnh nhân, nhiều hơn các nước phát triển như Anh, Nhật Bản, Tây Ban Nha và Pháp. Ngoài ra, nhân viên y tế củaTRung Quốc đã tích lũy được kinh nghiệm và kỹ năng trong việc đối phó với chủng Omicron, áp dụng một loạt các phác đồ điều trị và kỹ thuật chẩn đoán mới nhất. Trong suốt hai năm, Trung Quốc đã thực hiện tiêm chủng cho trên 91% dân số, đặc biệt nhấn mạnh vào đối tượng người cao tuổi.
NHỮNG RÀO CẢN
Trong ba năm kể từ đợt bùng phát dịch đầu tiên, Trung Quốc đã chứng kiến nhiều thay đổi. Từ việc phong tỏa cộng đồng nghiêm ngặt, xét nghiệm PCR hàng loạt và việc thiết lập các bệnh viện dã chiến, kinh nghiệm rút ra và các biện pháp được áp dụng tại Vũ Hán đã được thực hiện và ngày càng hoàn thiện hơn.
Kể từ ngày 10/1/2020, không ghi nhận ca nhiễm COVID mới nào trong tổng cộng 250 ngày. Theo ước tính của Zhong Nanshan, chuyên gia điều trị các bệnh hô hấp hàng đầu của Trung Quốc, hơn 20 triệu người đã được cứu sống nhờ các chính sách chống COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc.
Người dân Trung Quốc luôn tự tin rằng họ có thể đánh bại virus.
Sau các biến thể Alpha, Delta và Gamma, chủng Omicron xuất hiện, lây nhiễm vào cơ thể người nhanh hơn 70 lần, nhưng với các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.
Các biến thể liên tục tiến hóa gây ra những thách thức lớn hơn. Trước tình hình đó, Trung Quốc thường xuyên điều chỉnh các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát, cuối cùng đưa ra quyết định thay đổi lớn trong các chính sách COVID của đất nước vào cuối năm 2022.
TRỞ LẠI QUỸ ĐẠO
Trong suốt đại dịch, Trung Quốc vẫn đóng góp to lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong năm năm qua, đứng trước tình hình bất ổn toàn cầu, đại dịch và suy thoái trong nước, Trung Quốc vẫn đạt được mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm là 5%.
Một nhân tố hưởng lợi chính từ việc nới lỏng các biện pháp chống COVID là ngành công nghiệp điện ảnh. Doanh thu phòng vé trong kỳ nghỉ Lễ hội mùa xuân kéo dài bảy ngày đạt con số cao thứ hai từ trước đến nay, với mức 1 tỷ USD. Trong cùng thời gian đó, mạng lưới giao thông của đất nước ghi nhận trên 300 triệu lượt hành khách, tạo ra doanh thu 56 tỷ USD cho ngành du lịch, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
IMF đã nâng ước tính tăng trưởng GDP năm 2023 của Trung Quốc từ 4,4% lên 5,2%. Morgan Stanley thậm chí còn lạc quan hơn khi nâng triển vọng tăng trưởng lên 5,7% trong một báo cáo nghiên cứu được công bố vào tháng 1, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với ước tính trước đó.
Mặc dù thế giới hiện đang dần hồi phục sau đại dịch, song chủng virus corona mới vẫn còn hiện diện. Để đảm bảo một tương lai vững chắc hơn cho nhân loại, điểm quan trọng nằm ở sự hợp tác toàn cầu lớn mạnh hơn, hiệu quả hơn và rộng mở hơn.
nguồn: CGTN