BẮC KINH, 04/11/2022 /PRNewswire/ -- Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ 5, sẽ chính thức diễn ra vào ngày 5 đến ngày 10/11 tại Thượng Hải, chuẩn bị chào đón các công ty lớn đến từ thị trường toàn cầu.
Cục CIIE và Tổng cục Hải quan cho biết sẽ có hơn 280 trong tổng số 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới và những gã khổng lồ trong ngành tham gia vào sự kiện lần này, trong đó gần 90% người tham gia trở lại từ sự kiện năm ngoái.
Kể từ năm 2018, hội chợ thường niên đã trở thành một kênh mở thu hút đầu tư và mua sắm quốc tế, là một phần trong nỗ lực mở cửa thị trường của Trung Quốc với thế giới.
'Thúc đẩy mở cửa theo tiêu chuẩn cao' được nhấn mạnh trong một báo cáo trước Đại hội đại biểu toàn quốc CPC lần thứ 20, trong đó có đề cập đến việc Trung Quốc nên 'dần dần mở cửa thể chế đối với các quy tắc, quy định, quản lý và tiêu chuẩn.'
Theo Bộ Thương mại, các nhà triển lãm tại bốn sự kiện trước đó đã giới thiệu hơn 1.500 sản phẩm, công nghệ, mặt hàng dịch vụ mới và đạt được các thỏa thuận với trị giá dự kiến hơn 270 tỷ USD.
Nhiều công ty dự kiến sẽ ra mắt công chúng các sản phẩm công nghệ cao, trong đó bao gồm robot hình người của Tesla, Optimus với ứng dụng công nghệ thị giác máy tính mạnh mẽ trên ô tô và máy in 3D nhựa cảm quang của Evonik Industries AG, phù hợp trong sản xuất chế tạo các vật liệu cứng và chống va đập.
Thị trường tiêu dùng đang bùng nổ
CIIE mở ra cơ hội cho các công ty trên toàn cầu tiếp cận thị trường Trung Quốc, một thị trường đang phát triển nhanh chóng nhờ nguồn thu nhập tăng nhanh và sức mua dồi dào của người tiêu dùng xứ tỷ dân.
Theo dữ liệu chính thức, năm 2021, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng lên tới khoảng 81.000 nhân dân tệ (11.203 USD) và thu nhập khả dụng bình quân đầu người đã tăng gấp đôi so với năm 2012.
Năm 2022 ghi nhận hơn 400 triệu người có mức thu nhập trung bình, so với một thập kỷ trước con số đó chỉ là 100 triệu đã cho thấy dấu hiệu nhiều người dân đang dần chuyển sang tầng lớp thu nhập trung bình.
Các công ty dù là công ty đa quốc gia có thương hiệu lớn hay công ty khởi nghiệp nhỏ đều có thể tiếp cận thị trường tiềm năng Trung Quốc với minh chứng rõ ràng nhất là sức mua ngày càng tăng.
Thương mại hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc đã mở rộng quy mô từ 4,4 nghìn tỷ USD năm 2012 lên 6,9 nghìn tỷ USD vào năm 2021, chiếm vị trí dẫn đầu trên thế giới trong lĩnh vực này.
Vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng thực tế tại Trung Quốc đã tăng gần 63% cùng kỳ. Dựa trên dữ liệu chính thức, đã có hơn 47.000 doanh nghiệp thành lập với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (không bao gồm ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm), tăng 23,5% so với năm trước.
Tối ưu hóa môi trường kinh doanh
Thông qua củng cố các dịch vụ điều tiết thị trường, Trung Quốc đã chứng kiến sự cải thiện rõ rệt trong môi trường kinh doanh trong những năm trở lại đây. Trong một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2020, Trung Quốc xếp hạng 31 trên 190 quốc gia và khu vực về môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng từ hạng 78 năm 2018.
Năm 2019, Trung Quốc ban hành Quy định về Tối ưu hóa Môi trường Kinh doanh, là văn bản chính thức đầu tiên làm rõ mối tương quan giữa việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và môi trường kinh doanh.
Theo quy định, các nhà đầu tư trong nước và các chủ thể trên thị trường được bảo vệ và các cá nhân và tập đoàn nước ngoài cũng có thể được cấp bằng sáng chế hoặc nhãn hiệu thương mại hợp lệ từ các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ của Trung Quốc nếu đáp ứng các quy tắc luật định theo luật sở hữu trí tuệ.
Năm 2021, sáu thành phố phát triển về kinh tế đã được chọn để tiên phong trong sứ mệnh phát triển trung tâm tiêu dùng quốc tế. Chính phủ cũng ban hành một hướng dẫn mới vào năm 2022 nhằm giảm bớt căng thẳng đối với các doanh nghiệp nhỏ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể trên thị trường.
Mở cửa theo tiêu chuẩn cao
Kể từ khi thực thi Luật Đầu tư nước ngoài vào năm 2020, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài và xúc tiến mở cửa ở cấp độ cao hơn, bao gồm nới lỏng tiếp cận thị trường đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng như đầu tư và tăng tỷ trọng giao dịch hàng hóa với mức thuế bằng 0.
Dữ liệu chính thức ghi nhận, cho tới nay, Trung Quốc đã ký kết 19 hiệp định thương mại tự do với 26 quốc gia và khu vực, với khối lượng thương mại giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại tự do chiếm khoảng 35% tổng mậu dịch đối ngoại của cả nước.
Năm 2017, Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra danh sách cấm đầu tư nước ngoài, trong đó đề cập đến tài liệu mô tả các ngành công nghiệp bị cấm hoặc hạn chế đầu tư tư nhân.
Năm 2021, Trung Quốc phát hành phiên bản danh sách cấm mới nhất, nhằm giảm số lượng các biện pháp hạn chế từ 33 xuống 31 và giảm từ 30 xuống 27 đối với các khu thương mại tự do. Danh sách được rút ngắn này được coi là một phần trong nỗ lực từ phía Trung Quốc nhằm tạo điều kiện mở cửa tốt hơn để thu hút đầu tư nước ngoài.
Trả lời CGTN, ông Chen Jian'an, Phó Chủ tịch Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc cho biết: 'Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã tận dụng tối đa các thị trường trong nước, ngoài nước cùng các nguồn lực từ các thị trường này để mở rộng mậu dịch đối ngoại và hợp tác kinh tế … và tạo ra một mô hình mới trong công cuộc mở cửa ra ngoài thế giới'.
Ông cho biết thêm, việc tổ chức các triển lãm lớn như CIIE thể hiện các sáng kiến của Trung Quốc trong việc mở rộng thị trường ra toàn thế giới.
https://news.cgtn.com/news/2022-11-03/CGTN-China-embraces-better-business-enosystem-with-higher-standard-opening-up-1eEWZKjTi7e/index.html
nguồn: CGTN