Vật liệu có thể tạo ra loại mực tự tẩy xóa sau một khoảng thời gian nhất định.
Rác do con người thải ra thường bị chôn, đốt hoặc tái chế sử dụng. Tất cả những cách trên đều tiêu tốn lượng lớn tài nguyên và năng lượng.
Trong cơ thể, các tế bào sống cần bổ sung liên tục chất dinh dưỡng và năng lượng, bằng không chúng sẽ tan rã. Dẫn đầu dự án, giáo sư Boekhoven và cộng sự đã quyết định tạo ra vật liệu mô phỏng cơ chế của sự sống. Các nhà khoa học tạo ra một số loại vật liệu tồn tại dựa trên nhu cầu duy trì năng lượng.
Đầu tiên là một chất keo đơn giản được làm từ các hạt nhỏ, có kích thước chỉ bằng 1% đường kính một sợi tóc. Khi bổ sung một chất liệu, các hạt nhỏ sẽ chuyển động và sắp xếp như một chuỗi, có thể điều chỉnh để lắp ráp và tháo rời theo một trật tự riêng và vào những thời điểm nhất định.
Boekhoven cho biết ông đã hình dung ra những nguyên liệu này có thể dùng để tạo ra vỏ thuốc. Ví dụ, một số loại thuốc tạo ra axit dạ dày, vì vậy nếu chúng được hẹn giờ để biến mất sau khi đã đi vào ruột, nghĩa là các vật liệu đó có thể bảo vệ thuốc cho đến khi thuốc đã đi đến vị trí mong muốn.
Vật liệu cũng có thể dùng để tạo ra vỏ thuốc.
Các nhà nghiên cứu cũng đã thử nghiệm một loại vật liệu dạng tinh thể mềm mại trong suốt, nhưng sẽ trở nên mờ và đục khi cho tiếp xúc với một loại nhiên liệu khác. Khi nhiên liệu đó đã sử dụng hết, các đốm mờ đục trở nên rõ ràng lại, vật liệu này có thể dùng làm 'mực in tự tẩy xóa'.
'Với loại mực in này, bạn có thể tạo ra một thông báo tạm thời và sau đó nó sẽ tự xóa đi. Một vật liệu như vậy có thể giúp giảm đáng kể việc sử dụng giấy thông thường trong những thứ như hóa đơn, vé và biên nhận', Boekhoven cho biết.
Bên cạnh đó, loại vật liệu này có thể được sử dụng để tạo ra những sợi dài kết nối các mô trong phẫu thuật cấy ghép và tự hủy khi vết nối đã liền, bỏ qua bước tháo chỉ.
Hoàng Phương
Theo Đời sống & Pháp lý