Mặc dù không có những con số thống kê cụ thể nhưng có lẽ ai cũng biết hoặc có thể tượng tượng ra: Chất thải hạt nhân là nhiều, rất nhiều và việc giải quyết chúng luôn là một bài toán khó đối với nhân loại. Tuy nhiên sớm thôi, tình trạng ô nhiễm này sẽ được cải thiện đáng kể nhờ phát minh từ những nhà lý - hoá học tại Đại học Bristol (Anh quốc).
Cụ thể, những nhà nghiên cứu đã chế tạo thành công một viên kim cương có thể tương tác với chất phóng xạ và tạo ra điện tích. Như vậy, khác với hầu hết các hệ thống điện ngày nay, tức nó sẽ không bao gồm một hệ thống gồm nam châm - cuộn dây.
Từ đó, chúng ta sẽ không cần phải bận tâm về vấn đề khí thải hay bảo dưỡng hệ thống mà chỉ cần đóng gói vật liệu phóng xạ bên trong kim cương. Thế là, chúng sẽ cung cấp một viên pin sạch gần như vĩnh cữu*!
Hiện tại, trong giai đoạn đầu này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một viên pin kim cương từ Niken-63. Nhưng họ cho hay sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm để ứng dụng bằng được các đồng vị Cacbon-14, một thứ được tạo ra khá nhiều từ khối than chì dùng trong điều tiết phản ứng hạt nhân nhằm tạo ra những viên pin kinh tế hơn!
'Cacbon-14 đã được lựa chọn như một nguồn nguyên liệu vì nó phát ra một bức xạ tầm ngắn, thứ sẽ nhanh chóng được hấp thụ bởi bất kỳ vật liệu rắn nào.
(Mặc dù) điều này sẽ thật nguy hiểm với chúng ta khi nuốt phải hay chạm bằng tay trần nhưng nhờ kim cương, sự an toàn có thể được bảo đảm bởi chẳng có bức xạ nào có thể vượt ra 'hàng rào' của chúng!...', Tiến sĩ Neil Fox, phụ trách mảng hoá học trong nhóm giải thích.
Trước mắt, nghiên cứu này vẫn sẽ ở dạng demo và sẽ cần một khoảng thời gian nữa để ứng dụng trong thực tế vì khá nhiều lý do. Trong đó bao gồm chi phí đắt đỏ để sản xuất một viên kim cương nhân tạo mà nhóm nghiên cứu chưa đề cập đến.
Ngoài ra, năng lượng mà loại pin này mang lại cũng chưa lý tưởng lắm! Nếu ta đem so với một pin chuẩn kiềm AA khoảng 20 gam có mức lưu trữ tầm 700 Jun/gam thì khi hoạt động liên tục trong 24 giờ nó mới hết năng lượng. Còn ngược lại, loại pin kim cương mới ở đây, nếu khối lượng của nó là 1 gam Cacbon-14 thì chỉ cung cấp được khoảng 15 Jun/ngày.
Song, khen - chê phải công bằng, mặc dù không thể cạnh tranh về năng lượng so với pin truyền thống nhưng loại pin mới có tuổi thọ khá cao. Nhóm nghiên cứu cho biết, loại pin dựa trên đồng vị phóng xạ Cacbon này chỉ tốn khoảng 50 % năng lượng sau ngần 5.730 năm (*). Đây quả là một con số khủng, khá lý tưởng để ứng dụng trong các phi thuyền, tàu vũ trụ hay những mô hình khá khăn trong việc thay pin.
Không biết, bạn nghĩ sao về ý tưởng pin kim cương này? Bạn có tin là nó có thể ứng dụng tốt trong thực tiễn? Hãy lai comment chia sẻ cùng mọi người bên dưới nhé!
- Ngành công nghiệp smartphone và cuộc chiến tương tự 'kim cương máu'
- Đánh đổi mạng sống sản xuất pin smartphone, chuyện thật ngỡ như đùa!
Nguồn:Thế giới di động