Năm 2030, xe máy vẫn là phương tiện chủ đạo tại Việt Nam

Tại Việt Nam và nhiều nước châu Á, số lượng xe máy tăng rất nhanh trong các thập niên qua và trở thành phương tiện đi lại phổ biến. Để giải quyết các thách thức giao thông đô thị (tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, ùn tắc), Hà Nội đã ban hành Nghị quyết hạn chế và cấm hẳn xe máy vào năm 2030. TP.HCM cũng đang nghiên cứu và sớm có chủ trương về vấn đề này.

 

Nghiên cứu mới được công bố của trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức, đứng đầu là tiến sĩ Vũ Anh Tuấn đã đưa ra nhiều con số hữu ích về thực trạng sử dụng các phương tiện giao thông tại Việt Nam và dự đoán về các hình thức giao thông phổ biến trong năm 2030.

 

Giao thông công cộng đáp ứng kém, xe máy vẫn là phương tiện chủ đạo.

 

Theo khảo sát hơn 4.300 hộ gia đình ở 6 tỉnh thành, xe máy vẫn là phương tiện chủ đạo ở tất cả nhóm thu nhập. Trung bình, mỗi gia đình sở hữu 2,4 xe máy và 0,13 ôtô.

 

Năm 2030, xe máy vẫn là phương tiện chủ đạo tại Việt Nam


Tại Việt Nam, xe máy vẫn là phương tiện chủ đạo ở tất cả nhóm thu nhập.

Đáng chú ý, phương tiện giao thông công cộng chỉ đáp ứng chưa đầy 1% nhu cầu đi lại của người dân tại các tỉnh thành, ngoại từ Hà Nội và TP.HCM. Ngay tại 2 đô thị lớn này, hệ thống giao thông công cộng cũng chỉ đáp ứng 8-10% nhu cầu đi lại, thấp hơn nhiều so với các thành phố châu Á khác. Chẳng hạn, mức cung cấp xe bus ở Hà Nội là 300 xe/1 triệu dân thì mức trung bình tại các thành phố khác là 1.000-1.500 xe/1 triệu dân.

 

Cũng theo nghiên cứu này, trong giai đoạn 1995-2016, số lượng xe máy của người dân Việt Nam tăng 13 lần, từ 4 triệu lên 52 triệu xe, tỷ lệ sở hữu xe máy đạt 565 xe/1.000 dân trong khi lượng ôtô tăng từ 460.000 lên 3,25 triệu xe (tăng 7 lần). Tỷ lệ sở hữu ôtô ở Việt Nam rất thấp, đạt 35 xe/1.000 dân, chỉ bằng 1/10 đến 1/20 các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản.

 

2030, xe máy vẫn là ưu tiên hàng đầu

 

Theo khảo sát từ phía người dân, tỷ lệ người chọn xe máy thay vì các phương tiện giao thông công cộng (xe bus, tàu điện) hoặc ôtô vẫn ở mức mượt trội, đạt 56 đến 89%. Tại các đô thị trung bình, tỷ lệ lựa chọn này còn cao hơn nữa, đạt mức 89-93%.

 

Về chủ trương cấm xe máy vào năm 2030, chỉ 30% người được hỏi tin rằng việc cấm xe máy sẽ được áp dụng, trong đó TP.HCM có tỷ lệ thấp nhất (12%). Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn, chủ nhiệm đề tài cho rằng việc nhìn thấy những hạn chế, bất cập trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông công cộng là nguyên nhân khiến nhiều người không tin vào việc lệnh cấm xe máy sẽ được áp dụng.

 

Làm gì để nâng cao an toàn giao thông cho người đi xe máy?

 

Dựa vào kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nhiều xe máy ở châu Á, tiến sĩ Vũ Anh Tuấn cho rằng cần phải xây dựng một môi trường với các điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông xe máy với 4 điểm.

 


Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn chia sẻ quan điểm về vai trò của xe máy tại Việt Nam.

Thứ nhất, cần đưa xe máy vào chính sách pháp luật, chẳng hạn quy định mức tốc độ tối đa của xe máy như Nhật Bản, châu Âu, quy định tiêu chuẩn khí thải như Thái Lan, Indonesia, hoặc đưa ra các chương tình kiểm định, bảo dưỡng xe máy trên toàn quốc như Đài Loan, Thái Lan.

 

Thứ 2, cần cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng để lưu thông xe máy, chẳng hạn việc xây dựng làn riêng cho xe máy, vạch dừng ưu tiên vv..

 

Thứ 3 là yếu tố tuyên truyền giáo dục, chẳng hạn người lái xe dưới 50 cc hoặc xe máy điện phải có chứng chỉ về luật giao thông, người lái mới phải tham gia khóa học miễn phí về kỹ năng điều khiển xe, chiến dịch đội mũ bảo hiểm đúng quy cách vv..

 

Thứ 4 là việc thúc đẩy áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ an toàn cho xe máy.

 

Chia sẻ về vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng – Phó chủ tịch Chuyên trách Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia cho hay ông đồng ý với một thông điệp: phải ứng xử với xe máy bình đẳng như với ôtô. Theo ông Hùng, lượng xe máy tại Việt Nam là khoảng hơn 56 triệu xe, trong khi xe hơi là hơn 3 triệu (thống kê năm 2016), cao gấp 18 lần nhưng tỷ lệ gây tai nạn có liên quan đến xe máy đạt 65% trong khi ôtô là 33,6%, tức là chỉ gấp 2 lần.

 

Điều này đồng nghĩa những quy chụp về việc xe máy là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông không hoàn toàn chính xác.

 

Nguồn: TTTT

TIN LIÊN QUAN

Hà Nội xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ để cấm xe máy từ năm 2030

Từ nay đến năm 2030, Hà Nội sẽ tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển vận tải công cộng khối lượng lớn, mở rộng mạng lưới xe buýt để tiến tới dừng hoạt động của xe máy khu vực nội...

Hà Nội sẽ hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ tại tuyến phố ùn tắc

Trong giai đoạn 2017 – 2020, Hà Nội sẽ áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn tắc thường xuyên, nghiêm trọng.

Cấm xe máy tại các quận nội đô từ năm 2030: Quan trọng là thay đổi tư duy

HĐND TP Hà Nội vừa thông qua đến năm 2030, Hà Nội sẽ dừng lưu thông xe máy đi vào các quận nội đô. Đây là điều tất yếu của một đô thị phát triển văn minh và hiện đại.

Cấm xe máy ở Việt Nam: 20 năm nữa xe máy vẫn được ưa chuộng

Cụ thể, ngày 26/9/2018, Hiệp hội VAMM và Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ tổ chức buổi lễ ký kết hợp tác và công bố kết quả nghiên cứu năm 2017, đồng thời phát động dự án mới năm 2018 với chủ đề “Cuộc thi làm phim ATGT-Tôi biết, tôi thay đổi”. Đây là năm

Không hạn chế phương tiện cá nhân, Hà Nội hết đường đi

Trong bối cảnh ùn tắc giao thông có xu hướng gia tăng nghiêm trọng; tốc độ phát triển của phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô vẫn tăng chóng mặt, còn hạ tầng giao thông thì quá tải, giải pháp quản...

Hà Nội tiếp tục nghiên cứu mô hình thu phí nội đô, dừng hoạt động xe máy tại các quận

Hà Nội tiếp tục xây dựng đề án thu phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo điều kiện để tổ chức thực hiện trong thời điểm thích hợp.

Hà Nội sẽ thu phí phương tiện ra vào trung tâm theo hình thức tự động

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện thông tin, Đề án thu phí phương tiện ra vào nội đô để giảm ùn tắc sẽ được trình lên HĐND TP Hà Nội trong năm 2019. Nếu được thông qua, Đề án sẽ được trình lên Thủ...

Hà Nội sẽ đổi giờ học tập, giờ làm việc, thu phí xe vào một số khu vực

Thực hiện lộ trình cấm xe máy ở các quận từ năm 2030, Hà Nội sẽ xây dựng đề án điều chỉnh giờ học tập, giờ làm việc và kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thành phố; Đề án phụ thu ô nhiễm môi trường theo...

THỦ THUẬT HAY

Kích hoạt thông báo cước phí điện thoại ngay sau mỗi cuộc gọi

Bạn muốn kiểm soát cước phí điện thoại phát sinh hàng tháng chi tiết đến từng cuộc gọi. Whypay là ứng dụng giúp thông báo cước bạn phải trả ngay sau mỗi cuộc gọi rất dễ dàng và đơn giản.

3 ứng dụng không thể thiếu cho mùa Euro 2016

Với 3 ứng dụng này, bạn sẽ được sống trong mùa Euro 2016 đầy sôi động và không bỏ lỡ bất kỳ phút giây nào của trái bóng đang lăn bên đất Pháp

Cách đổi hình nền cuộc trò chuyện trên Mocha

Trong khi trò chuyện bạn hoàn toàn có thể thay đổi được hình nền cuộc trò chuyện bằng một hình ảnh khác có sẵn hoặc do bạn tự chụp. Mẹo nhỏ này sẽ giúp các bạn có được phông nền đẹp và dễ nhìn hơn trong các cuộc trò

Những extension nào không còn hoạt động trên “chú cáo lửa” FireFox 57?

Firefox từ lâu đã là trình duyệt cho những người dùng quyền lực là nhờ vào một phần không nhỏ của thư viện extension. Những add-on mạnh mẽ này cho phép các nhà phát triển sáng tạo điều chỉnh trình duyệt theo những cách

Sửa lỗi wifi không vào được mạng mặc dù vẫn kết nối, full sóng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi Wifi không vào được mạng và để có thể tìm ra lỗi để khắc phục là không hề đơn giản. Nhưng nếu như bạn đang đọc bài viết này thì sẽ chẳng cần lo lắng vì chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Nokia 7 plus: Lựa chọn đáng giá với mức 10 triệu đồng

Trong năm 2018 này, Cựu Vương tiếp tục thể hiện phong độ của mình với nhiều mẫu điện thoại vừa mới được ra mắt tại MWC 2017. Và một trong số đó chính là chiếc Nokia 7 plus.

So sánh Mi Pad 5 và Mi Pad 5 Pro: Bộ đôi máy tính bảng này có gì khác biệt nhau?

Mi Pad 5 và Mi Pad 5 Pro là bộ đôi máy tính bảng cao cấp mới được ra mắt của Xiaomi. Chúng là hai biến thể cùng một dòng máy tính bảng và được tích hợp khá nhiều tính năng hấp dẫn. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa hai

Đánh giá Sony Xperia XZ2: Thiết kế lột xác hoàn toàn, cấu hình tốt nhất hiện tại

Điệp khúc 'Sony chẳng biết lắng nghe người dùng, thiết kế chẳng có gì đột phá' đã được rất nhiều người dùng cất lên trong vài năm qua. Nhưng giờ đây câu chuyện đã khác. Ngôn ngữ thiết kế mới - Ambient Flow đã giúp