Không hạn chế phương tiện cá nhân, Hà Nội hết đường đi

Trong bối cảnh ùn tắc giao thông có xu hướng gia tăng nghiêm trọng; tốc độ phát triển của phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô vẫn tăng chóng mặt, còn hạ tầng giao thông thì quá tải, giải pháp quản lý, tiến tới hạn chế phương tiện cá nhân được coi là ưu việt.


Hà Nội sẽ không còn đường đi nếu không kiểm soát phương tiện cá nhân

Ùn tắc không phân biệt khung giờ

Số liệu từ Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải (Bộ GTVT) cho thấy, năm 2015 trên địa bàn TP Hà Nội có xấp xỉ 550.000 xe ô tô các loại, trong đó gần 370.000 ô tô con, hơn 5 triệu xe máy và hơn 10,6 triệu xe máy điện. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010-2015 của ô tô các loại tăng gần 13%/năm (ô tô con tăng 16,1%/năm), xe máy tăng 7,6%/năm.

Cũng giai đoạn này, hạ tầng giao thông được đầu tư với hơn 1.100 tuyến đường, tổng chiều dài hơn 2.000km. Về giao thông tĩnh, có 568 điểm trông giữ phương tiện với diện tích 152.000m2. Diện tích đất dành cho giao thông tăng bình quân 0,3-0,5%/năm.

Ông Phạm Hoài Chung, Giám đốc Trung tâm phát triển giao thông đô thị, Viện Chiến lược và phát triển GTVT nhìn nhận, với mức tăng 3,9%/năm về chiều dài và 0,25% về diện tích mặt đường, mà tốc độ tăng trưởng của xe máy gấp 2 lần, ô tô con gấp 4,3 thì việc ùn tắc giao thông thường xuyên, vào mọi khung giờ không quá khó hiểu.

Ông Phạm Hoài Chung cho rằng, cần có các biện pháp quản lý sự gia tăng của phương tiện cá nhân ngay trước khi quá muộn, bởi số lượng phương tiện sẽ tăng đột biến nếu không có biện pháp kiểm soát. Dự báo theo xu thế tăng trưởng tự nhiên như hiện nay thì đến năm 2020 Hà Nội sẽ có xấp xỉ 940.000 ô tô và 6,2 triệu xe máy. Đến năm 2025 sẽ có 1,3 triệu ô tô, 7,3 triệu xe máy; năm 2030 có 1,7 triệu ô tô và 7,7 triệu xe máy. “Hệ thống đường bộ đô thị đang quá tải, không đáp ứng được so với tốc độ gia tăng của phương tiện cá nhân”, ông Phạm Hoài Chung đánh giá.

Cụ thể, nếu 60% phương tiện của thành phố lưu thông trong đô thị với vận tốc 20km/h thì diện tích chiếm dụng mặt đường vượt 236%. Con số này trong khu vực vành đai 3 được tính là 354% (gấp 3,54 lần năng lực hạ tầng). Nếu phát triển phương tiện theo xu thế tự nhiên như hiện nay, đến năm 2020 toàn thành phố sẽ bị ùn tắc nghiêm trọng với diện tích chiếm dụng của phương tiện vượt 3 lần, trong vành đai 3 vượt 4,57 lần.

Cũng theo tính toán, đến năm 2025 và 2030, trong vành đai 3 diện tích chiếm dụng mặt đường của phương tiện cơ giới cá nhân sẽ vượt năng lực đáp ứng của hệ thống đường đô thị là 7,58 lần và 10,65 lần, tức là các phương tiện giao thông không thể di chuyển. “Đây là thực tế đáng báo động, đã đến lúc cần thiết phải kiểm soát phương tiện cá nhân một cách hợp lý và không thể chậm trễ”, ông Phạm Hoài Chung bày tỏ.

Thu phí ô tô cá nhân vào giờ cao điểm

Theo kịch bản khả thi mà Viện Chiến lược và phát triển GTVT đưa ra, thị phần vận tải công cộng vào năm 2020 chiếm 22%, năm 2025 là 32%, trong đó xe buýt vẫn đảm nhận vai trò chính. Để làm được điều này, đến năm 2020 phải mở thêm 1.500km xe buýt mới, hoàn thiện theo quy hoạch 3 tuyến buýt nhanh BRT và 6 đoạn tuyến đường sắt đô thị (số 1, 2, 2A, 3 và 5); đến năm 2025, thêm 1.000km buýt mới…

Viện Chiến lược và phát triển GTVT đưa ra một số giải pháp, trong đó giải pháp hành chính gồm: kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT ban hành chính sách quản lý về niên hạn sử dụng và tiêu chuẩn khí thải của xe máy, thu hồi, buộc tiêu hủy đối với các phương tiện ô tô, xe máy quá niên hạn sử dụng và không đủ tiêu chuẩn về khí thải.

Đặc biệt, cần quy định cụ thể về mức tăng số lượng phương tiện ô tô xe máy hàng năm cho các giai đoạn 2016-2020, 2021-2025, 2026-2030 cho từng khu vực, tập trung làm cho các quận nội đô; tổ chức dừng hoạt động theo giờ tại một số tuyến đường, khu vực đối với xe ô tô con cá nhân, một số khu vực theo lộ trình cho phép ô tô cá nhân đi vào giờ cao điểm nhưng có thu phí; tổ chức đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ với các tuyến phố cụ thể khu vực trung tâm thành phố. Ngoài ra, nghiên cứu tổ chức các khu vực hạn chế lưu thông đối với xe ô tô con và xe máy, tiến dần đến dừng hoạt động trên một số trục chính và một số khu vực trong vành đai 3.

Liên quan đến giải pháp tổ chức giao thông, Viện Chiến lược và phát triển GTVT cho rằng, cần đẩy mạnh việc phân luồng, phân làn, quy định thời gian hoạt động của phương tiện tham gia giao thông theo các tuyến đường; thí điểm hạn chế hoạt động của ô tô, xe máy tại các tuyến đường, khu vực có phương tiện vận tải công cộng hoạt động tốt…

Đề án của Viện Chiến lược và phát triển GTVT cũng đưa ra một số giải pháp về kinh tế, như xây dựng khung giá dịch vụ trông giữ phương tiện cá nhân theo hướng tăng lũy tiến theo thời gian và khu vực. Thậm chí, có thể nghiên cứu, đề xuất tăng lệ phí trước bạ đối với ô tô con đăng ký lần đầu; thu phí xe ô tô vào khu vực nội đô giờ cao điểm, lấy vành đai 2 là vành đai nghiên cứu để tổ chức thu phí khu trung tâm 4 quận nội thành…

Ngân Tuyền (ANTĐ)

TIN LIÊN QUAN

Hà Nội tiếp tục bàn lộ trình hạn chế xe cá nhân

Ô tô sẽ chỉ được hoạt động theo giờ trên một số tuyến đường giờ cao điểm và sẽ mất phí; việc dừng đỗ ô tô sẽ được thực hiện theo ngày chẵn, lẻ; sẽ có khu vực hạn chế lưu thông ô tô và xe máy. Thậm...

Đóng làn xe thô sơ đường Nguyễn Xiển- Xa La, phương tiện đi lại cần lưu ý gì?

Từ ngày 30/11 tới đây, Sở GTVT Hà Nội sẽ thực hiện đóng làn cho xe thô sơ trên đường Nguyễn Xiển- Xa La.

2.002 xe vi phạm về tải trọng trong tháng 11

Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong tháng 11-2016, lực lượng chức năng tại các trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, cố định đã kiểm tra 32.632 xe, phát hiện 2.002 xe vi phạm về tải...

Khẩn trương xóa 41 điểm "đen" ùn tắc giao thông

Tình hình ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP.HCM đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến việc đi lại, làm chậm tốc độ phát triển của thành phố.

Hà Nội: Đề xuất hạn chế ô tô theo giờ, xe máy ngoại tỉnh sẽ bị hạn chế ra vào nội đô

Sở GTVT Hà Nội đang lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia về Đề án 'Tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố'.

Thứ trưởng Bộ GTVT: Các địa phương sẽ xem xét đề xuất cấm Grab, Uber

Chiều tối 3-10, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông đã trả lời câu hỏi của báo chí về việc Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội kiến nghị dừng khẩn cấp Grab và Uber trong tháng 9 và xung...

Lối thoát nào giảm ùn tắc giao thông đô thị?

Trong bối cảnh phương tiện cá nhân gia tăng nhanh chóng, phương tiện giao thông công cộng tại các đô thị lớn như Hà Nội vẫn chỉ có xe buýt đã khiến tình trạng ùn tắc giao thông chưa có lối thoát....

"Đánh" mạnh vào kinh tế để hạn chế phương tiện cá nhân

Quản lý sự gia tăng mạnh mẽ của phương tiện cá nhân trong bối cảnh hạ tầng quá tải, dẫn đến ùn tắc ngày một nghiêm trọng là cần thiết. Các chuyên gia đều cho rằng, ngoài biện pháp cứng thì giải pháp...

THỦ THUẬT HAY

Chia sẻ một số công cụ miễn phí, hỗ trợ tìm và xóa file trùng lặp dành cho máy tính Windows

Đối với người dùng Windows, việc bị trùng lặp tập tin trong quá trình sử dụng là không thể tránh khỏi. Mặc dù điều đó không làm ảnh hưởng nhiều đến hệ điều hành, nhưng nếu rất dễ gây ra tình trạng thiếu hụt bộ nhớ trên

7 thay đổi nổi bật của Microsoft Edge mới trên Windows 10 Fall Creators Update

Microsoft Edge được giới thiệu các tính năng bổ sung và một số tinh chỉnh nhỏ với Windows 10 Fall Creators Update và sau đây là những gì bạn cần biết.

3 app thiết kế ảnh trên điện thoại cực hay ho mà bạn không thể bỏ qua

Các app thiết kế ảnh có rất nhiều trên điện thoại và có thể dùng trên cả máy tính. Cùng mình xem các app thiết kế ảnh trên điện thoại đó để tạo nên những bức ảnh đẹp tham gia cuộc thi Z bật mode riêng nhé...

Hướng dẫn sử dụng iPhone để điều khiển, xuất hình ảnh lên Smart Tivi Samsung

Ở bài trước TCN đã giới thiệu các bạn cách dùng iPhone để điều khiển SmartTV Sony, nhưng nếu sở hữu SmartTV của Samsung, bạn vẫn có thể thực hiện được điều trên với mẹo nhỏ dưới đây.

Mách bạn 5 thủ thuật cực hữu ích trên OPPO A55, giúp bạn làm chủ chiếc smartphone nhanh chóng

Vừa sở hữu OPPO A55, đây là những thủ thuật bạn cần biết để nâng tầm trải nghiệm điện thoại.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh Surface Book 2: bản lề chắc chắn hơn, cấu hình tốt hơn

Cấu hình đã mạnh mẽ hơn và được việc hơn nhờ thế hệ vi xử lý Kaby Lake Refresh - lần đầu CPU dòng U có 4 nhân 8 luồng, thêm vào đó là GPU rời thế hệ Pascal.

Mở hộp Vivo V7+ và đánh giá nhanh camera Selfie 24MP

Vivo V7+ gây ấn tượng lớn sau thời điểm ra mắt với màn hình tràn viền FullViewTM tỉ lệ 18:9 theo đúng xu hướng thiết kế hiện nay, bên cạnh đó là camera selfie độ phân giải 24 “chấm” ra ảnh rất nét. Vivi V7+ mang nhiều

Đánh giá Sony Xperia XZ: Siêu phẩm Android đáng sở hữu nhất

Sau thời gian dài bị chỉ trích là bảo thủ trong thiết kế, cuối cùng Sony đã chịu thay đổi....