Phát triển game chưa bao giờ là việc dễ dàng, một nhà phát triển game không chỉ phải làm game sao cho thật hay mà còn phải điều chỉnh sao cho phù hợp với thị hiếu thị trường. Bởi lẽ vậy, nhiều trường hợp trớ trêu đã xảy ra, trong đó một số trường hợp game bị ban đơn thuần vì những sự hiểu nhầm đầy lãng xẹt về mặt văn hóa. Một số trường hợp khác thì lại vô cùng đích đáng do sự nhảm nhí, bạo lực, đồi trụy cấm độ cao hay hàng loạt các thứ trên một lúc.
Outlast 2 bị cấm hai ngày ở Úc
Việc Outlast 2 bị cấm ở Úc thực tế khá là buồn cười. Nguyên nhân chủ yếu là do nhà sản xuất Red Barrels không biết vô tình hay cố ý đã gửi nhầm đoạn gameplay chơi thử đến Australian Ratings Board – Ủy ban kiểm duyệt nội dung tại Úc có hệ thống phân loại nội dung tương tự chuẩn ESRB của Hoa Kỳ.
Trong gameplay chơi thử có hàng tá các yếu tố đã bị loại bỏ khi Outlast 2 ra mắt bản chính thức như các bệnh nhân gầy tong teo như các que củi gợi nhớ đến chứng bệnh chán ăn, xác chết của trẻ em xuất hiện la liệt và quan trọng hơn hết là hình ảnh một người phụ nữ khổng lồ cao hơn hai thước cầm rìu chặt vào chổ hiểm của nhân vật do người chơi điều khiển.
Dưới góc nhìn thứ nhất của dòng game Outlast hiển nhiên bạn sẽ thấy vô cùng thốn và tự nhiên có cảm giác mát lạnh giữa hai chân khi xem cảnh máu phun xối xả từ chỗ đó của mình/nhân vật trong game. Hiển nhiên với yếu tố bạo lực kinh hoàng như vậy Australian Ratings Board thậm chí còn từ chối dán nhãn R18 – mức đánh giá nghiêm khắc nhất, cho Outlast 2.
Chỉ khi Red Barrels giải trình rằng họ đã gửi nhầm các đoạn demo cho Australian Ratings Board và các yếu tố bạo lực kinh hoàng sẽ bị tiết chế hoặc gỡ bỏ hoàn toàn khi Outlast 2 phát hành bản chính thức, trò chơi mới được cấp phép thông quan tại xứ sở chuột túi.
Command & Conquer: Generals bị cấm tại Trung Quốc
Khi bạn muốn xin cấp phép phát hành game tại một quốc gia thì hãy chắc chắn trong game không cho phép người chơi phá hủy các di tích nổi tiếng hay thắng cảnh du lịch có ý nghĩa lịch sử tại chính quốc gia đó. Hình như EA đã quên mất điều này và cho phép game thủ trong Command & Conquer: Generals có thể ném bom Thiên An Môn, phá hủy đập Tam Hiệp, Trung tâm Hội nghị Triển lãm Hồng Kông và thậm chí là dùng bom nguyên tử xóa sổ Vạn Lý Trường Thành.
Không chỉ chính phủ Trung Quốc – hiển nhiên đã thẳng tay cấm phát hành trò chơi, ngay cả cộng đồng game thủ nước này vốn bị xem là khá dễ tính và rất khoái các tựa game crack cũng lắc đầu nói không với Command & Conquer: Generals, bất chấp nó được bẻ khóa tràn lan trên mạng. Vố này quả là đau cho EA vậy.
The Witcher 2 bị cấm ở Úc vì chịch choạc
Úc là một quốc gia tự do và khá cởi mở nhưng không đồng nghĩa việc bạn có thể thích làm gì thì làm đặc biệt là các nội dung mà bạn muốn truyền tải thông qua các trò chơi điện tử. Có khá nhiều NSX không nắm rõ điều này dẫn đến lượng lớn các trò chơi bị rớt ngay từ vòng kiểm duyệt của Australian Ratings Board.
Điểm qua vài sản phẩm từng là nạn nhân của Australian Ratings Board có thể thấy không thiếu các anh tài lừng danh trên thế giới như Outlast 2 (suýt bị cấm), Fallout 3 (bị cấm vì khuyến khích game thủ chơi thuốc lắc) hay Getting Up (bị cấm vì cổ súy hành vi vẽ bậy nơi công cộng).
Ngày đó The Witcher 2 cũng suýt bị cấm tại xứ này vì một phân cảnh trong đó Geralt sẽ được tưởng thưởng bằng việc chịch choạc sau khi hoàn thành một nhiệm vụ của nữ quỷ Succubus. Mặc dù Geralt được quyền chọn lựa xoạc hoặc không xoạc thế nhưng Australian Ratings Board bất kể gã thợ săn quỷ của xứ Rivia có nhận phần thưởng hay không thì game này cũng không nên được phát hành.
Chẳng biết CD Projekt đã “ăn nằm” như thế nào với Australian Ratings Board nhưng cuối cùng mọi người đều biết The Witcher 2 vẫn được ra mắt tại Úc đúng hạn ngoại trừ việc Geralt sẽ từ chối phần thưởng được xoạc trong nhiệm vụ này là lựa chọn duy nhất, không có thương lượng. Điều này khiến game thủ Úc vào thời đó cảm thấy phẫn nộ vì cho rằng Geralt hay CD Projekt đều là bọn đạo đức giả và chẳng có thằng đàn ông không bị gay nào ở hoàn cảnh đó mà lại từ chối cả!!!
Battlefield 3 bị cấm ở Iran vì kích động khủng bố
Tháng 11/2001 chính phủ Iran tuyên bố Battlefield 3 chính thức bị cấm phát hành tại quốc gia này. Lý do bị cấm là vì trong game có cảnh binh sĩ Mỹ bao vây thủ đô Tehran và khu chợ cổ Grand Bazaar để truy quét khủng bố.
Sau tuyên bố của chính phủ lực lượng chức năng đã đột kích vào các tiệm bán đĩa game để tịch thu sạch sẽ Battlefield 3. Đồng thời một cuộc biểu tình phản đối đã được tổ chức với sự tham gia của 5000 người Iran. Họ cho rằng Battlefield 3 đã cố tình bôi nhọ hình ảnh đất nước, khiến Iran trở thành một mối đe dọa tiềm tàng với an ninh thế giới. Không lạ lắm, vì thời điểm đó quan hệ giữa Mỹ và Iran thực sự vẫn rất căng thẳng, và bất cứ hành động nhỏ nhặt nào cũng có thể thổi bùng mâu thuẫn giữa hai bên.
Chuyện này thực tế chả có gì nghiêm trọng bởi chúng ta đều biết Mỹ và Iran có quan hệ phức tạp với vô vàn ân oán tình thù rồi. Điểm chính trong câu chuyện này nằm ở chỗ EA chưa bao giờ có ý định phát hành Battlefield 3 tại Iran – có lẽ lẽ đã rút kinh nghiệm từ vụ Command & Conquer: Generals, họ thừa biết sẽ không được cấp phép đồng thời EA cũng chẳng ký hợp đồng phân phối nào với các đại lý bản lẻ tại Tehran.
Thế số đĩa mà Iran tịch thu trong chiến dịch cấm Battlefield 3 từ đâu mà ra? Nhập từ nước thứ ba? Quá không khả thi. Có thể xác định mớ đĩa đó hoàn toàn là do đầu nậu tại Iran sao chép lậu mà có, lại một vụ trùm chăn đánh rắm thế nhưng lần này có tầm vóc quan hệ quốc tế và mang lại khá nhiều sự giải trí cho chúng ta.
Call of Duty: Black Ops 2 & Medal of Honor: Warfighter
Tương tự Battlefield 3, Call of Duty: Black Ops 2 & Medal of Honor: Warfighter là hai kẻ xấu số bị chính phủ Hồi giáo Pakistan cảm thấy “ngứa mắt”. Lý do mà chính phủ Islamabad đưa ra sau khi ban hành lệnh cấm đối với hai tựa game bắn súng này chính là chúng miêu tả về đất nước và con người Pakistan theo một cách đầy tiêu cực. Nếu là tôi thì tôi cũng sẽ cấm phát hành nếu có trò chơi nào đó dám bảo dân tộc tôi là một bọn chuyên đi khủng bố nên quyết định này của Pakistan là có thể hiểu được.
Tuy nhiên khôi hài ở chỗ bất chấp các nỗ lực và tuyên truyền của chính phủ những đầu nậu đĩa tại Pakistan lại coi lệnh cấm như gió thoảng bên tai vậy. Trong ngày sắc lệnh cấm Call of Duty: Black Ops 2 & Medal of Honor: Warfighter được đưa ra các chủ hàng đĩa lớn nhất Islamabad còn cho biết những người theo chủ nghĩa dân tộc và tôn giáo cực đoan có lẽ không thích mấy trò chơi kiểu này thế nhưng bọn trẻ lại thích nên chúng bán rất chạy thế thì việc gì tôi phải nghe cái lệnh cấm ngu ngốc ấy rồi ngừng bán?
Mass Effect bị cấm ở Singapore vì cho chơi les
Cuối cùng thì cũng có một trò chơi không bị cấm vì tôn giáo, chính trị, bạo lực hay cổ súy khủng bố thế nhưng lệnh cấm của chính phủ đảo quốc sư tử lại khiến cộng đồng game thủ quốc tế cảm thấy khó hiểu vãi cả nồi. Rằng họ không cấm Mass Effect vì các cảnh quan hệ đồng tính nam mà cấm vì chơi les, suy nghĩ ngược lại thì có thể nói rằng Singapore cấm les nhưng ủng hộ gay?
Bỏ qua vụ suy đoán này thì lệnh cấm cũng đã gây một làn sóng phản đối nho nhỏ tại đảo quốc sư tử, bọn họ vốn không có cơ chế phân loại game của riêng mình và chính phủ nước này buộc phải áp dụng cơ chế phân loại phim vào game. Sau khi bị cộp mác M18 – loại nhãn vốn chỉ dành cho các bộ phim người lớn tại Sing, thì cuối cùng trò chơi cũng đã đến tay được game thủ. Hoan hô dự do chơi les!
Nguồn : https://motgame.vn/game-va-nhung-lan-bi-cam-phat-hanh-vi-ly-khong-giong-ai-phan-1.game