Khi lĩnh vực kế toán đang dần chuyển đổi số (CĐS) - chuyển sang phương thức hoạt động dựa trên khoa học công nghệ (KHCN) - cũng là lúc sinh viên chuyên ngành này cần được trang bị kiến thức và công cụ để thích ứng với công việc trong tương lai. Đặc biệt, khi bối cảnh Covid-19 chưa có hồi kết, giáo dục từ xa càng trở nên phổ biến thì CĐS càng đóng vai trò thiết yếu trong việc đào tạo lực lượng kế cận này.
CĐS trong lĩnh vực kế toán đồng thời tạo ra cơ hội và đặt ra thách thức mới đối với những người người làm nghề kế toán. Việc đưa ra cái giải pháp tăng cường kỹ năng năng liên quan đến công nghệ số cho sinh viên chuyên ngành kế toán - lực lượng kế cận trong tương lai là nhu cầu vô cùng cấp thiết trong đào tạo hiện nay.
Hình thành lực lượng kế toán viên chuyên nghiệp trong bối cảnh mới
Tại hội thảo trực tuyến với chủ đề 'CĐS giảng dạy kế toán trong bối cảnh đào tạo từ xa' vừa diễn ra, PGS. TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam chia sẻ: 'Trong bối cảnh mới, chúng ta đang bước vào thời kỳ của nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần, mở cửa và hội nhập. Hiện tại là thời đại KHCN cách mạng 4.0, cách mạng công nghệ số tác động toàn cầu. Công nghệ số đã tác động trực tiếp đến quy trình, phương pháp, chức năng của hoạt động kế toán, kiểm toán'.
PGS.TS Đặng Văn Thanh: Công nghệ số tác động đến quy trình, phương pháp, chức năng của hoạt động kế toán, kiểm toán để phù hợp Báo cáo tài chính quốc tế IFRS
Cụ thể, theo PGS. TS. Đặng Văn Thanh, công nghệ số tác động đến quy trình, phương pháp, chức năng của hoạt động kế toán, kiểm toán để phù hợp Báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Điều đó hình thành nên xu hướng và tương lai của kế toán, kiểm toán trong cuộc cách mạng 4.0. Ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập, chuẩn mực kiểm toán quốc tế, việc sử dụng thành tựu KHCN đẩy nhanh việc hình thành môn học kế toán số (Digital Accounting), tự động hóa quy trình, đổi mới phương pháp và tạo nhận thức mới về chức năng kiểm toán.
Đồng tình với nhận định trên, PGS. TS Mai Ngọc Anh, Trưởng khoa Kế toán Học viện Tài chính đã khẳng định về xu hướng và lợi ích của CĐS thông qua kinh nghiệm tổ chức cuộc thi 'Mô hình CĐS kế toán 2021' cho sinh viên khoa Kế toán của Học viện Tài chính. Cuộc thi lấy ý tưởng từ việc các đội thi của sinh viên tự thiết kế các dữ liệu kế toán và sử dụng phần mềm kế toán online AMIS Kế toán của MISA để hướng tới việc lập các báo cáo tài chính và khai thác tối đa các tính năng quản trị trên phần mềm trong bối cảnh CĐS.
Ông Mai Ngọc Anh cũng chia sẻ: 'Thông qua cuộc thi, chúng tôi hy vọng sinh viên - những kế toán, kiểm toán viên chuyên nghiệp tương lai đóng vai trò như một startup, thành thạo công nghệ, sáng tạo, có tầm nhìn phát triển toàn diện DN số'.
Hội thảo thu hút 1000 thầy/cô Học viện Tài chính tham dự
Giải pháp cụ thể cho CĐS trong đào tạo bộ môn kế toán
Bối cảnh đào tạo từ xa hiện nay cũng đặt ra nhiều thách thức cho người hành nghề, giảng dạy và cả những sinh viên, học viên của bộ môn kế toán. CĐS chính là lời giải cho những khó khăn này.
ThS. Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP MISA, Viện trưởng Viện Đổi mới DN MISA nhấn mạnh: 'CĐS giúp tự động hóa xử lý và báo cáo để kịp thời đề xuất quyết sách phù hợp. MISA phát triển phần mềm AMIS Kế toán hoàn toàn online nằm trong nền tảng MISA AMIS. Đây là giải pháp cho giảng viên và sinh viên học ngành Kế toán trong bối cảnh giảng dạy từ xa, đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập mọi lúc mọi nơi'.
Ông Hoàng cũng chỉ ra phần mềm AMIS Kế toán của MISA có thể tự động tổng hợp, sao lưu hàng ngày bằng công nghệ lưu trữ đám mây - Icloud, khiến cho dữ liệu được thông suốt, an toàn tránh tình trạng mất dữ liệu như trước đây. Đặc biệt, hệ thống kế toán đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kế toán và liên kết với các hệ thống bên ngoài DN như: Thuế, bảo hiểm xã hội, ký số, hóa đơn điện tử của bất kỳ đối tác nào…
AMIS Kế toán đảm bảo nghiệp vụ kế toán nội bộ và liên kết với các hệ thống bên ngoài
Việc lựa chọn và đưa phần mềm online AMIS kế toán vào giảng dạy, nhà trường và các đơn vị sẽ là nơi cung cấp chương trình đào tạo hiện đại, ứng dụng các công nghệ tiên tiến 4.0 của thế giới. Đây cũng là yếu tố thu hút trong công tác tuyển sinh của trường và đơn vị. Với việc lĩnh hội phần mềm AMIS Kế toán, sinh viên và học viên sẽ có cơ hội được tiếp cận với giải pháp chuyển đổi số không chỉ với lĩnh vực kế toán mà còn đa dạng trong các khâu quản trị DN, là lợi thế trong công việc thực tế sau này.
Với 27 năm kinh nghiệm dẫn đầu công nghệ mảng tài chính - kế toán; hơn 600 trường, cơ sở đào tạo đưa phần mềm MISA vào giảng dạy, ông Hoàng khẳng định MISA sẽ hỗ trợ các trường/trung tâm giảng dạy CĐS trong công tác giảng dạy kế toán. Cụ thể, MISA hỗ trợ CĐS giảng dạy qua giáo trình kế toán máy, bài tập, khóa học thực hành và phần mềm MISA AMIS Kế toán Online. Đây chính là chìa khóa nâng cao chất lượng đào tạo kế toán trong bối cảnh giảng dạy từ xa.
Bà Đinh Thị Thuý, Tổng giám đốc MISA chia sẻ về những nỗ lực của MISA trong việc hỗ trợ, đồng hành cùng các trường, cơ sở giáo dục trong việc ứng dụng phần mềm kế toán online vào dạy và học.
Trước những đổi thay trong bối cảnh mới, giải pháp CĐS đóng vai trò chủ đạo trong phát triển nguồn nhân lực của lĩnh vực kế toán. Bà Đinh Thị Thúy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần MISA, khẳng định thì 'CĐS trong giáo dục là 1 trong 8 điểm trọng tâm trong chương trình CĐS Quốc gia. CĐS là điều tất yếu trong bối cảnh hiện tại. Việc các thầy/cô, Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo trung tâm đào tạo tiên phong CĐS là điều rất quan trọng góp phần xây dựng những thế hệ tương lai, kiểm toán viên chuyên nghiệp giúp xã hội ngày càng phát triển'./.