Không như quan niệm 'bảo hành là đi ăn hành' trước đây, chế độ bảo hành của các thương hiệu máy tính lớn hiện nay nhìn chung là rất tốt. Bên cạnh đó mình cũng có một số kinh nghiệm để giúp cho lỡ may bạn phải đi bảo hành thì trải nghiệm cũng dễ chịu hơn.
Sơ đồ những điều cần biết về bảo hành máy tính
Bảo hành là gì và vì sao bạn không nên lo ngại việc đi bảo hành?
Tất cả các sản phẩm, trong đó bao gồm PC, đều có nguy cơ phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng. Dù bạn mua một chiếc card màn hình 20 triệu hay 2 triệu thì vẫn có khả năng một ngày đẹp trời nó lăn dùng ra lỗi. Chính vì vậy mà các nhà sản xuất đưa ra dịch vụ bảo hành, nhằm sửa chữa hoặc thay thế, để đảm bảo sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn trong thời gian nhất định.
Hiện tại ở Việt Nam có 2 dạng bảo hành chính hãng là trực tiếp (từ hãng hoặc nhà phân phối) và thông qua nhà cung cấp dịch vụ bảo hành (ASP). Trong đó dạng bảo hành thứ 2 là phổ biến nhất, với các thương hiệu lớn như GIGABYTE, ASUS, MSI đều sử dụng. Một số ASP lớn trong ngành máy tính có thể kể đến Viễn Sơn, Vĩnh Xuân,...
Bản chất dịch vụ bảo hành là một mảng kinh doanh. Các ASP/đội ngũ bảo hành nội bộ sẽ tiếp nhận sản phẩm lỗi và sửa chữa theo tiêu chuẩn; đổi lại dĩ nhiên là sẽ được trả chi phí. Bên cạnh đó các hãng cũng sẽ có thống kể để đánh giá hiệu suất làm việc của ASP/đội bảo hành. Chính vì vậy quan điểm các hãng máy tính bán sản phẩm xong thì hết trách nhiệm là không chính xác, họ sẽ vẫn phải trả chi phí bảo hành cho các ASP hoặc đội bảo hành nội bộ của mình.
Dĩ nhiên là trong kinh doanh thì luôn sẽ có những rủi ro khác, và bảo hành cũng không phải ngoại lệ. Bạn sẽ thường xuyên thấy những 'phốt' về bảo hành của các hãng trên mạng; nhưng cần hiểu rằng đó chỉ là những trường hợp cá biệt. Trên thực tế các cửa hàng bán lẻ (chính hãng) hiện nay đều nhập trực tiếp sản phẩm từ nhà phân phối (đại diện cho hãng) và bán cho người dùng. Đây là các đơn vị kinh doanh, nếu sản phẩm có vấn đề thì chính họ sẽ lên tiếng trước vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và uy tín của người kinh doanh.
Chi phí bảo hành đã được tính vào giá sản phẩm
Chi phí bảo hành được tính vào trong giá của sản phẩm. Đây là lý do các sản phẩm chính hãng luôn có giá cao hơn hàng xách tay, bởi bạn được đảm bảo về các dịch vụ hậu mãi. Dĩ nhiên, nếu bạn muốn sản phẩm giá rẻ thì phải chấp nhận một số rủi ro nhất định về chất lượng và dịch vụ.
Ý nghĩa của bảo hành đến các đối tượng
Đặt trường hợp bạn lựa chọn thương hiệu và cửa hàng uy tín, bảo hành là một phần trong dịch vụ hậu mãi và các bên liên quan luôn xử lý để tất cả đều có lợi.
Sản phẩm bị lỗi thì nên đem ra cửa hàng đã mua hay TTBH?
Cửa hàng thực chất chỉ thay mặt bạn đem sản phẩm đến TTBH, vì vậy về lý thuyết thì quyền lợi đều như nhau. Tuy nhiên đối với cửa hàng thì họ thường sẽ gom một số lượng hàng nhất định mới chuyển đến TTBH, vì thế thời gian có thể sẽ tốn thời gian lâu hơn. Nếu đem trực tiếp đến TTBH thì bạn sẽ tránh được vấn đề này.
Việc đem sản phẩm lỗi đến cửa hàng cũng tiện hơn với các bạn ở xa, vì lúc đó bạn sẽ không phải chịu phí chuyển phát. Ngoài ra thì thời gian tính bảo hành của cửa hàng là từ lúc mua, thay vì từ lúc xuất kho như TTBH nên sẽ có lợi hơn trong một số trường hợp. Giả sử sản phẩm có thời gian bảo hành 3 năm xuất kho từ 1/2017 nhưng đến tháng 2/2017 thì mới được cửa hàng bán cho bạn; TTBH chỉ nhận đến 1/2020 nhưng nếu đem đến cửa hàng thì họ sẽ vẫn hỗ trợ bảo hành cho bạn đến 2/2020.
Một số kinh nghiệm để 'bảo hành dễ chịu hơn'
Bên dưới là kinh nghiệm cá nhân mình và từ một số người bạn làm trong lĩnh vực bảo hành linh kiện máy tính:
Còn đây là một số chính sách có nhưng 'ít được công bố' mà mình được chia sẻ, đảm bảo áp dụng được với sản phẩm bảo hành bởi nhà phân phối viễn Sơn (GIGABYTE, Kingmax, FSP,...) và ASUS. Những hãng khác thì mình không rõ nhưng chắc cũng dùng được.