So với cả năm 2017, số lượng tiền mã hoá bị đánh cắp từ các sàn giao dịch trong nửa đầu năm 2018 đã nhiều hơn gấp ba lần, theo số liệu từ CipherTrace. Những khoản tiền dơ bẩn này tất phải được “rửa sạch” nếu muốn đem ra sử dụng công khai. Việc này dẫn đến các phi vụ rửa tiền mã hoá lên đến hàng tỷ đô la và đang không có dấu hiệu ngừng lại. Đây là vấn đề đang thu hút khá nhiều sự chú ý của các nhà quản lý trên toàn cầu.
Báo cáo nghiên cứu tình trạng thị trường về chống rửa tiền mã hoá (AML) đã cung cấp thông tin chi tiết về sự hợp tác toàn cầu trong giai đoạn nhen nhóm và chiến dịch của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính quốc tế (FATF) về tội phạm tài chính giữa 37 quốc gia thuộc G20.
Các quy tắc hiện hành nhìn thì có vẻ nghiêm ngặt, thí dụ như các yêu cầu về giao dịch phải được đăng ký hoặc cấp phép; xác minh danh tính của khách hàng để ngăn chặn rửa tiền và các hoạt động mua bán, giao dịch đáng ngờ. Nhưng thật không may, tất cả những quy tắc điều được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
Theo Hãng thông tấn Reuters, FATF hiện đang thảo luận để đưa ra các quy tắc ràng buộc cho việc giao dịch tiền mã hoá. Hành động thực thi toàn cầu bổ sung cũng đang được tiến hành bởi Mạng lưới Thi hành Luật pháp về Tội phạm Tài chính Hoa Kỳ (FinCEN) và có khả năng nhắm tới các dịch vụ rửa tiền, các trao đổi chéo giữa hai đồng tiền mã hoá và tiền tư nhân.
“ Cho đến nay, việc thiếu những quy định, hướng dẫn đã làm cản trở việc sử dụng các đồng tiền mã hoá một cách rộng rãi hơn. Hiện tại, ngày càng nhiều ông lớn bắt tay nhau để yêu cầu một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ hơn trong công cuộc chống nạn rửa tiền mã hoá –một điều không thể tránh khỏi và điều này sẽ được thống nhất trên toàn cầu. Tiền tư nhân sẽ có ít đất dụng võ hơn nếu không có AML hay sự pha trộn các chế độ quy định của quá trình Tìm hiểu Khách hàng của bạn (Know Your Customer) và chống rửa tiền. Đây cũng sẽ là một hồi chuông báo thức cho các sàn giao dịch tiền tệ mã hoá cũng như các tổ chức tài chính giúp họ lường trước được nguy cơ phải đối mặt với các hình phạt nặng nề.” – ông Dave Jevans, Giám đốc điều hành CipherTrace bình luận.
Cùng lúc đó, ông Ilia Kolochenko, CEO của High-Tech Bridge thì cho biết:
“Tội phạm công nghệ cao thường tấn công vào những nơi không được bảo mật kỹ càng và nhiều chủ sở hữu tiền mã hoá đã trở thành những con mồi ngon cho chúng. Bởi họ hầu như không thể bảo vệ bản thân hoặc tài sản mã hoá của mình, thậm chí họ bị tấn công và lừa đảo một cách tương đối đơn giản. Các cơ quan thực thi pháp luật có vẻ không mấy quan tâm đến việc điều tra và truy tố những tên tội phạm với hành vi trộm cắp tiền mã hoá nhỏ lẻ, vì chúng chỉ là một phần rất nhỏ so với các cuộc tấn công có tính tinh vi cao trên toàn quốc. Trong khi các công ty khởi nghiệp tiền mã hoá hầu như không biết gì về các nguyên tắc cơ bản về an ninh mạng, họ chỉ dùng tất cả nỗ lực và khả năng để tồn tại trong một thị trường cực kỳ biến động và có tính cạnh tranh cao này
Theo: helpnetsecurity