Facebook cũng đang nghiên cứu điện thoại lắp ghép mô-đun của riêng mình. Thậm chí, họ còn có ý tưởng kết nối hàng triệu thiết bị lại với nhau.
Facebook dường như đang nối bước Google với việc thành lập phòng nghiên cứu mới nhằm phục vụ cho lĩnh vực phần cứng tiêu dùng. Hôm thứ 5 vừa rồi, họ vừa tuyên bố một bằng sáng chế ứng dụng mô tả chi tiết một 'thiết bị mô-đun điện tử' có thể kết hợp từ nhiều thành phần độc lập như loa, micro, màn hình cảm ứng, GPS và thậm chí bao gồm cả chức năng điện thoại. Chúng được lắp rắp với nhau một cách linh hoạt theo bất kỳ vị trí nào người dùng muốn, có thể tháo lắp, thêm bớt một hay nhiều bộ phận mà không gây ảnh hưởng đến chức năng những bộ phận còn lại.
Tham vọng phát triển smartphone mô hình plug-and-play đã được nhen nhóm từ lâu nhưng vẫn đang là thách thức to lớn đối với các hãng điện thoại. Gần đây nhất có mẫu LG G5 cho phép người dùng thay thế các môkhác nhau với nhiều chức năng như loa chất lượng cao hoặc camera... nhưng tính thực tế không cao nên người dùng hầu như không ưa chuộng. Trước đây, Google cũng phát triển Project Ara với mục đích tương tự nhưng đến nay vẫn chưa thực sự xuất hiện trên thị trường. Có một sự trùng hợp thú vị khi nhiều thành viên chủ chốt của nhóm Project Ara Google trước đây hiện đang đầu quân cho phòng thí nghiệm mới của Facebook, chịu trách nhiệm về sản phẩm mới này.
Mẫu smartphone của dự án Project Ara.
Building 8 là tên phòng thí nghiệm chuyên nghiện cứu phần cứng cho đối tượng người tiêu dùng của Facebook. Hiện họ cũng đang phát triển các dự án công nghệ cao như khả năng đánh máy bằng suy nghĩ, hiểu ngôn ngữ thông qua làn da... Bốn nhân viên có công lớn cho bằng sáng chế smartphone mô-đun lần này đã từng làm việc cho Nascent Objects, một công ty chuyên về công nghệ in 3D được Facebook mua vào năm ngoái. Nhờ đó, họ gặp nhiều thuận lợi trong việc sử dụng công nghệ in 3D để nhanh chóng chế tạo các thiết bị mô đun. Ngoài ra, phòng thí nghiệm Building 8 còn sở hữu đội ngũ nghiên cứu hùng hậu với 8 cự nhân viên đến từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Apple, Google và Motorola. Bên cạnh đó, họ còn đang phát triển bộ phận kinh doanh và thương mại điện tử để giải quyết vấn đề đầu ra của các thiết bị trong thời gian tới.
Đây không phải lần đầu tiên Facebook có ý tưởng chế tạo một mẫu smartphone của riêng mình. Trước đây, họ cũng từng hợp tác với HTC để chế tạo mẫu HTC First giá rẻ và chạy hệ điều hành Facebook OS. Tuy nhiên, dự án đó đã hoàn toàn thất bại. Và lần này tham vọng lần này của họ không chỉ dừng lại ở một chiếc smartphone mà lớn hơn thế rất nhiều.
Thiết bị mới có thể hoạt động độc lập (dù được lắp từ nhiều mô-đun lại với nhau) như một chiếc điện thoại hoặc loa Alexa của Amazon. Nhưng nó cũng có thể kết nối với hàng triệu thiết bị khác và người dùng có thể điều khiển toàn bộ chúng thông qua phần mềm trên máy chủ. Liệu đó có phải hướng đi mới cho nhà thông minh, khi tất cả các thiết bị trong ngôi nhà đều là những mô-đun riêng lẽ được kết hợp với nhau?
Thông thường, các thành phần phần cứng trong những thiết bị điện tử được xem là đã lỗi thời vẫn còn có thể sử dụng được. Tuy nhiên, chúng không thể sử dụng lại vì hầu hết thiết bị điện tử hiện nay được thiết kế như các hệ thống khép kín. Với việc có thể thay thế, sửa chữa các mô-đun một cách độc lập, người dùng có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí thay vì phải mua một sản phẩm hoàn toàn mới.
Bảo Phương