Chiến lược là gì?
Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Chiến lược khác với chiến thuật. Một chiến lược cần bắt đầu bằng việc xác định các kết quả kỳ vọng mà chiến lược kinh doanh được xác lập để thực hiện chúng. Các mục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong một số năm.
(Nguồn: Giphy)
Việc lựa chọn mục tiêu chiến lược gì có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Một doanh nghiệp lựa chọn lợi nhuận cao là mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao bằng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất chi phi phí vượt trội. Ngược lại, việc lựa chọn mục tiêu tăng trưởng có thể dẫn dắt doanh nghiệp phải đa dạng hóa dòng sản phẩm để thu hút các khách hàng ở nhiều phân đoạn thị trường khác nhau. Chính vì thế hiểu được chiến lược là gì sẽ giúp ích rất lớn cho 1 công ty khi muốn “chiến đấu” với các thương hiệu khác trên thị trường.
Những “nguyên liệu” tạo nên một chiến lược thành công
Mục đích: Trong khi hiểu những gì doanh nghiệp của bạn hứa hẹn là điều cần thiết khi xác định vị trí thương hiệu của bạn, biết lý do tại sao bạn thức dậy mỗi ngày và đi làm mang nhiều trọng lượng hơn. Nói cách khác, mục đích của bạn là cụ thể hơn, trong đó nó phục vụ như một sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh của bạn. Hãy xác định xem mục đích của bạn khi tạo ra một chiến lược là gì?
Tính nhất quán: Chìa khóa để tạo dựng thương hiệu đẹp mắt, chuyên nghiệp trong mắt người tiêu dùng đó chính là tính nhất quán của thương hiệu. Hãy để cho các chiến lược có tính nhất quán trên mọi mặt trận từ truyền thông, mạng xã hội đến các chiến lược sản phẩm…
(Nguồn: blog.iic.org)
Tính linh hoạt: Trong thế giới thay đổi nhanh này, các nhà tiếp thị phải duy trì tính linh hoạt để giữ liên quan. Mặt khác, điều này giúp bạn sáng tạo với các chiến dịch của mình, hãy chuẩn bị mọi trường hợp để trong mọi chiến lược bạn đều có phương án để đương đầu với nó.
Đem lại cảm xúc cao: Khi đã là một thương hiệu muốn tấn công từng đối tượng khách hàng, thì điều quan trọng nhất đó là nghiên cứu người dùng và đánh vào cảm xúc của họ. Trong một thị trường mà người tiêu dùng là trung tâm, hãy tạo ra cho họ những cảm xúc “thân thuộc” nhất để khiến sản phẩm, dịch vụ của bạn có mức độ thân thiện nhất định.
Nhận diện đối thủ cạnh tranh: Hãy xem đối thủ cạnh tranh như một thách thức để cải thiện chiến lược của riêng bạn và tạo ra giá trị lớn hơn trong thương hiệu tổng thể của mình. Bạn đang ở trong cùng một ngành và đi theo cùng một đối tượng khách hàng, đúng không? Vì vậy, xem những gì họ làm và xem những chiến lược là gì để tạo ra được “chất riêng” cho mình.
Những chiến lược Marketing thành công đáng để học hỏi
Điện máy xanh
Có thể nói đây là một thương hiệu làm mưa làm gió trong năm qua với chiến lược Marketing được xếp vào hàng kinh điển. Đây cũng là thương hiệu đến từ Việt Nam, hơn thế nữa với một ngành bán lẻ như các đồ dùng gia dụng thì Điện máy xanh đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn, hãng biết chiến lược là gì, biết được nước đi của mình là gì. Điện máy xanh đã tạo ra được Viral Video quảng cáo thực sự “khuấy đảo” cộng đồng mạng tại Việt Nam một thời gian rất dài, và chính nó đã làm độ nhận diện của thương hiệu này tăng lên đáng kể, độ “reach” tại thời điểm đó thuộc hàng Top tại Việt Nam. Đây được coi là chiến lược được xếp vào hàng kinh điển tại Việt Nam, người khơi mào chiến lược Marketing “Ám ảnh” nhưng dễ đi vào tâm trí khách hàng.
(Nguồn: Youtube)
Shopee
Lại một thương hiệu sử dụng Viral Video quảng cáo để tạo ra chiến lược khác biệt cho mình với các đối thủ còn lại. Nếu tính về ngành thương mại điện tử tại thị trường Đông Nam Á thì Shopee được coi là “đầu đàn” với chiến lược đỉnh cao và chịu chơi nhất trong “làng” E-commerce. Dựa vào bài “Baby Shark” của trẻ em mà hãng đã chế ra một trong những bài hát gây nghiện nhất năm ở nhiều nước Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam, giai điệu đã tạo ra trào lưu lớn trong nửa đầu năm 2018 với “Shopee…pee…pee”. Shopee biết chiến lược là gì và đã đi trước một bước so với đối thủ như Lazada, Tiki, Alibaba tại thị trường tiềm năng Đông Nam Á.
Coca-cola
Chiến lược Marketing của Coca-cola thành công lớn là từ chính cách hãng xây dựng thương hiệu từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Khi mà những sự nhất quán về thương hiệu từ màu sắc đến phông chữ hay những cách thiết kế chai khiến cho người dùng cảm thấy dễ dàng nhận biết. Logo màu đỏ và trắng của họ được công nhận ở khắp nơi và mọi người rất dễ nhận diện thương hiệu Coca-Cola vì nó mang lại cảm giác tuyệt vời và mới mẻ. Họ đã giữ bản sắc thương hiệu và sản phẩm của họ phù hợp trong hơn 130 năm. Đây được xem chiến lược kinh điển của hãng tạo ra tấm gương cho các thương hiệu khác noi theo.
(Nguồn: cocacolaunited.com)
Apple
Không cần công ty phải quảng cáo, giới truyền thông cũng đã đua nhau khai thác tin về sản phẩm mới, đủ để chứng tỏ Apple có sức hút như thế nào. Các thời điểm sau đó và những đời sản phẩm cao cấp hơn của Apple, báo chí và social media cũng ra sức khai thác thông tin về chiếc Iphone mới. Dù cho Apple chưa mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm nhưng những lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho chiếc Iphone nào sắp ra mắt cũng trở thành một “siêu phẩm”. Apple tạo cho người dùng cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” (scarcity marketing) và tâm lý “ăn theo” cho khách hàng. Apple biết chiến lược là gì để tạo ra được điểm khác biệt với các hãng công nghệ còn lại với chiến lược Marketing tạo tin đồn của mình trên các diễn đàn.
Kết luận
Những ví dụ trên đã chứng tỏ chiến lược có tầm quan trọng như thế nào trong một doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp ngay từ bước đầu nhận biết rằng chiến lược là gì? nó phải được thực hiện ra sao chính là điểm khiến xây dựng nên một tổng thể nhất quán và chiến lược dài hạn để thành công sau này. Chính vì thế xây dựng chiến lược là một chuyện còn thực hiện được nó thành công lại là cả một câu chuyện khác mà doanh nghiệp phải có nước đi rõ ràng.
Thắng Nguyễn – MarketingAI
Nguồn : https://marketingai.admicro.vn/chien-luoc-la-gi-nhung-chien-luoc-marketing-thanh-cong-ma-marketer-nen-biet/