Chiến lược Marketing Mix của KFC: Đi đến đâu “bản địa hóa” đến đó!

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vào năm 1995 thì KFC là thương hiệu đầu tiên dám mạnh dạn đặt chân vào Việt Nam. Sự mạo hiểm đó được coi như là “được ăn cả ngã về không” với một thị trường đầy sự mới mẻ như Việt Nam. Thế nhưng những gì KFC đạt lại được lại đáng ngưỡng mộ so với các thương hiệu ngoại khác. Hãy cùng xem chiến lược Marketing Mix của KFC có gì thú vị khiến KFC được coi là “chị đại” của thương hiệu đồ ăn nhanh du nhập vào Việt Nam.

 

Chiến lược Marketing Mix của KFC: Sự du nhập và phát triển tại thị trường Việt Nam

KFC (Kentucky Fried Chicken) là nhãn hiệu được tiên phong bởi Đại Uý Harland Sanders được phát triển ban đầu để phục vụ cho mục đích mưu sinh của bản thân ông, sau đó phát triển và trở thành một trong những hệ thống phục vụ thức anh nhanh lớn nhất nhì thế giới. Với hơn 1 tỷ bữa ăn tối KFC phục vụ tại hơn 80 quốc gia khác nhau. Hiện nay KFC có hơn 20 nghìn nhà hàng tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. KFC nổi tiếng với món gà rán trứ danh truyền thống ” Original Recipe”, được tạo bởi 11 loại thảo mộc và gia vị khác nhau. Hương vị độc đáo và phong cách phục vụ thân thiện, hết lòng vì khách hàng và bầu không khí nồng nhiệt, ấm cúng tại các nhà hàng là chìa khóa mở cánh cửa thành công của KFC tại Việt Nam. 

Chiến lược Marketing Mix của KFC: Đi đến đâu “bản địa hóa” đến đó!

(Nguồn: The Drum)

Năm 1997 đánh dấu bước đặt chân và sự khởi đầu “đế chế” KFC tại Việt Nam với thực đơn phong phú đa dạng. Hãy cùng xem những cột mốc phát triển và mở rộng cửa hàng của KFC tại thị trường 90 triệu dân:

  • Tháng 12/1997: Mở cửa hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tháng 12/1998: Mở cửa hàng tại Đồng Nai
  • Tháng 6/2006: Mở rộng thị phần ra Thủ đô Hà Nội
  • Tháng 5/2008: Tiến công ra miền trung cụ thể là thành phố Huế
  • Năm 2011: Mở hàng loạt các cửa hàng KFC tại: Nha Trang, Long Xuyên, Quy Nhơn, Phan Thiết, Hải Dương
  • Năm 2013: Mở tại thị trường mới nổi là thành phố Hạ Long

Với sự phát triển mở rộng như vậy đến ngày nay KFC có hơn 140 cửa hàng tại 19 tỉnh/ thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3000 nhân lực đồng thời tạo cơ hội việc làm cho hàng nghìn người tại Việt Nam. Phải mất 10 năm chịu lỗ và hành trình bền bỉ thì KFC mới trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân Việt Nam, vậy con đường mà hãng đã chọn là gì và chiến lược Marketing Mix của KFC đã đem đến cho hãng những thành tựu ra sao?

Chiến lược Marketing Mix của KFC: Chiến lược “bản địa hóa” thành công rực rỡ

Product (Sản phẩm) – Đông Tây kết hợp hoàn hảo

Sản phẩm của KFC nổi tiếng là thơm ngon và hấp dẫn với tất cả mọi người. Nhắc tới chiến lược sản phẩm trong tổng thể chiến lược Marketing Mix của KFC phải kể đến sự pha trộn 30 phương thức tẩm ướp gia vị đặc biệt từ 11 loại hương vị thảo mộc. KFC đem đến Việt Nam những sự nguyên bản nhất tạo nên thành công của thương hiệu này cùng với đó là dịch vụ chuyên nghiệp chưa từng có tại Việt Nam lúc bấy giờ. 

(Nguồn: KFC)

Nếu nói tới chiến lược khiến KFC có được chỗ đứng vững chắc như ngày hôm nay phải kể đến đầu tiên là sản phẩm vô cùng độc đáo của hãng. KFC không ngừng tạo sự khác biệt mà còn đa dạng hóa sản phẩm của mình ở mỗi thị trường mà hãng đặt chân đến. Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán, Hamberger, KFC còn phát triển thêm những loại sản phẩm như Cơm gà, bắp cải trộn, bánh mì mềm, burger tôm… dành cho thị trường Việt Nam và một số thị trường khác. Tại Việt Nam có thể thấy rõ hãng tập trung phát triển vào cơm gà. VÌ đây là một món với người Việt Nam rất quen thuộc và đáp ứng được tiêu chí “nhanh-gọn-lẹ” với 1 bữa ăn nhanh mà đầy đủ dinh dưỡng.

Thêm vào đó với sản phẩm của KFC, hãng cũng thay đổi khẩu vị, kích thước, mẫu mã cho phù hợp với ẩm thực của người tiêu dùng Việt Nam. Nhiều năm trở lại đây, những món ăn phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam được hãng phát triển thêm như: cháo gà,  gà quay Flava Roast, bánh trứng Egg Tart… Cùng với việc phát triển sản phẩm thì hãng cũng tập trung đảm bảo chất lượng của mình sao cho đảm bảo nhất, với những giai đoạn mà dịch cúm Gà đang hoành hành thì hãng “cam đoan” với khách hàng về chất lượng sản phẩm do mình cung cấp ra tạo niềm tin vững chắc với khách hàng. Không dừng lại ở sản phẩm là gà rán mà đi đôi với đó là dịch vụ KFC cung cấp cho khách hàng sự thoải mái nhất, cùng với đó chính sách thẻ VIP tới khách hàng cho mỗi lần mua hàng được chiết khấu 10%. Những điều nói trên cho thấy được sự gắn kết khách hàng với những sản phẩm mà KFC tạo ra với người dân Việt Nam. 

(Nguồn: diadiemanuong)

Price (Giá cả) – Tối giản để phù hợp với chi tiêu người Việt

Để tạo ra một thực đơn phong phú, nhiều lựa chọn cho khách hàng, chiến lược Marketing Mix của KFC còn cung cấp mức giá khác nhau để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Trong những ngày đầu tiên gia nhập thị trường Việt Nam khi mà người dân vẫn còn xa lạ với đồ ăn nhanh cùng hương vị rất “Tây”, KFC vận dụng chiến lược giá xâm nhập thị trường, sử dụng mức giá thấp để khách hàng quen với thương hiệu hơn, lôi kéo được nhiều khách hàng tiềm năng về cho mình. Rõ ràng chiến dịch này hiệu quả và thể hiện được sự kiên trì của KFC khi đến năm 2006 sau gần 10 năm chịu lỗ hàng đã bắt đầu có lãi và lượng khách hàng tăng vọt. 

(Nguồn: Facebook KFC)

Thời gian tiếp theo đó, khi mà đối thủ của KFC ngày một nhiều hơn tại Việt Nam, và hãng đã có đủ lượng khách hàng trung thành. KFC chuyển sang chiến lược định giá theo cạnh tranh với mức giá cao hơn đối thủ của mình nhưng không đáng kể. Đây được coi là động thái tạo hình ảnh dẫn đầu cùng như đánh vào tâm lý của khách hàng “giá cao hơn đồng nghĩa với chất lượng tốt hơn”.

Ngoài ra, KFC còn điều chỉnh mức giá của mình với từng loại đối tượng khách hàng như những chương trình ưu đãi và giá đặc biệt cho thành viên thẻ VIP. Việc đề ra những suất ăn Combo với giá hợp lý giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí khi gọi món riêng lẻ đã cho thấy hiệu quả về chiến lược giá của mình. Việc KFC định hình về giá của mình trong từng giai đoạn là một bước đi đầy khôn ngoan trong bối cảnh đang “chơi” trên sân của thị trường cực kỳ quan tâm đến giá cả.

Place (Phân phối) – Thành công với việc nghiên cứu kênh phân phối

Ngày 27/12/1997, KFC đã đến với Thành phố Hồ Chí Minh và đến thời điểm hiện tại hãng đã xây dựng hệ thống cửa hàng rộng khắp các vùng miền. Năm 2005, KFC có 17 cửa hàng, đến năm 2008 con số nâng lên 44 cửa hàng, và 1 năm sau con số này là 70 cửa hàng. Hiện nay, KFC có hơn 140 cửa hàng phủ sóng 3 miền Bắc – Trung – Nam và ở các thành phố lớn. 

Địa điểm “đắc địa” tại Hà Nội (Nguồn: Bizlive)

Điều này cho thấy chiến lược mở rộng các kênh phân phối dàn trải tại nhiều địa phương nhằm tiếp cận tối đa khách hàng. Các cửa hàng tập trung ở trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vì đây được coi là tập trung nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Với độ phủ sóng lớn như thế này Chiến lược phân phối nằm trong chiến lược Marketing Mix của KFC nhằm tạo ra nhiều thuận tiện cho khách hàng khi muốn tìm kiếm một cửa hàng KFC gần nhất cho riêng mình. Điều này giúp tiết kiệm được thời gian đi lại hơn mà khách hàng không phải đi quá xa nơi mình ở để có được bữa ăn tại KFC. 

(Nguồn: Vinacel)

Chiến lược phân phối còn được thể hiện ở số lượng cửa hàng cũng như vị trí phân phối trong hệ thống của KFC. Ban đầu KFC thường chọn các siêu thị hay trung tâm mua sắm vì những địa điểm này thường đặt ở những khi đông dân cư và thuận tiện cho người dân mua sắm cũng như thưởng thức món gà rán của KFC. Thế nhưng, do tốc độ phát triển của siêu thị hay những Mega Mall lớn hơn với tốc độ phát triển của KFC, nên hãng đã chọn những vị trí đẹp và thuận lợi gia thông để tạo cho khách hàng được sự tìm kiếm dễ dàng cũng như không gian rộng rãi khi trải nghiệm mua hàng tại KFC. Những kênh phân phối hợp lý và địa điểm không gian được KFC nghiên cứu nghiêm túc kỹ càng đã tạo ra hiệu ứng tốt không chỉ ở các thành phố lớn mà ở những địa phương nhỏ.

Promotion (Quảng cáo) –  Quảng cáo mạnh mẽ trên truyền thông

Có thể nói điểm mạnh trong chiến lược Marketing Mix của KFC đó chính là truyền thông bán hàng và quảng cáo. Hãng đã sử dụng những kênh khác nhau trong Promotion như khuyến mãi, quảng cáo và các hoạt động PR. Thông qua những hoạt động quảng cáo và PR tại Việt Nam hãng muốn truyền tải những thông tin về KFC tới khách hàng và quảng bá những sản phẩm nổi trội của hãng. 

Sử dụng KOL cũng được KFC vận dụng trong chiến lược Marketing của mình (Nguồn: Youtube)

Có thể thấy KFC tung ra những TVC quảng cáo thương hiệu của mình hướng tới nhận thức của khách hàng về thương hiệu nước ngoài nhưng lại “rất Việt Nam”!. KFC muốn làm rõ thông điệp trong câu Slogan của mình “vị ngon trên từng ngón tay”, với hình ảnh thơm ngon khó cưỡng lại được của món gà rán KFC. Hay gần đây nhất, hãng đã thực hiện chiến lược truyền thông KFC hiệu quả khi dùng âm thanh để kích thích vị giác. Khi mà mục tiêu trong chiến lược Marketing Mix của KFC là những người trẻ và họ có tâm lý kích thích bởi thính giác, nên vì vậy hãng tập trung vào mặt âm thanh để có thể hấp dẫn họ đến trải nghiệm ăn uống tại KFC. 

(Nguồn: Facebook)

Không dừng lại ở đó, trong thời đại Social Media phát triển mạnh mẽ, hãng cũng không nằm ngoài cuộc chơi khi sử dụng Facebook, Instagram, Twitter… hay những banner quảng cáo để quảng bá độ phủ của mình với công chúng. Những chiến dịch của KFC thu lại được lượng phản hồi tích cực và tương tác rất lớn. Thêm vào đó khách hàng có thể phản ánh nhận xét của họ trên trang Fanpage của KFC cho nên từ đó KFC thông qua chiến lược truyền thông mạnh mẽ trên cả TVC và mạng xã hội truyền thông đã cho thấy lượng nhận biết của hãng tại thị trường Việt Nam “không phải dạng vừa đâu”!.

Kết luận

KFC hiện nay chứng kiến và vượt qua sự đổ bộ của McDonald’s vào Việt Nam là đối thủ lớn nhất của hãng tại quê nhà cũng như nhiều quốc gia. Thêm vào đó, KFC đã mất 10 năm chịu lỗ để có được ngày hôm nay, chiến lược Marketing Mix của KFC thật sự có nhiều điểm rất tinh tế và bước đi đúng đắn, chủ nghĩa “đi đến đâu bản địa hóa đến đấy” phát huy tối đa. Chính vì vậy, sự thành công của KFC tại thị trường Việt Nam là điều dễ hiệu và hãng đang là hãng đồ ăn nhanh duy nhất có lãi và nắm nhiều thị phần nhất tại Việt Nam trong năm 2018.

Thắng Nguyễn – MarketingAI

Nguồn: https://marketingai.admicro.vn/chien-luoc-marketing-mix-cua-kfc-di-den-dau-ban-dia-hoa-den-do/

TIN LIÊN QUAN

Hành trình bền bỉ phát triển thời trang Việt với chiến lược Marketing của Ivy moda

Ngành thời trang Việt Nam đang chứng kiến rất nhiều thương hiệu vươn lên và trở thành một tên tuổi lớn. Mặc cho những hãng như ngoại địa đến từ Phương Tây rất được ưa chuộng, các công ty thời trang Việt Nam với chiến lược chậm mà chắc, dần dần xây

L’oréal đã dành những gì cho chiến lược Marketing của Lancôme?

Nhắc tới L’oréal không thế không nhắc tới dòng sản phẩm cao cấp mà hãng đã tạo nên. Có thể nói Lancôme là dòng sản phẩm cao cấp của hãng để nhắm vào thị trường phân khúc tầm cao, nhằm đối đầu với những sản phẩm thương hiệu khác. Có thể nói thương

Chiến lược Marketing Mix giúp Oppo bứt phá ở thị trường Việt Nam

Oppo thâm nhập vào thị trường Việt Nam vào năm 2013, cho đến nay đã bứt phá mạnh mẽ vượt qua cả những đối thủ đáng gờm để sở hữu thị phần lớn trong ngành mã nhiều hãng smartphone khác phải ao ước.

Chiến lược Marketing của Ebay: Vị thế của Ebay so với Amazon

Tập đoàn Ebay là một công ty của Hoa Kỳ, quản lý trang Web eBay.com được thành lập vào tháng 12 năm 1995. Đây là một website đấu giá trực tuyến, nơi mà mọi người khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và dịch vụ. Ngoài trụ sở tại Mỹ,

Chiến lược Marketing của Colgate trước đối thủ “truyền kiếp” P&G và Unilever

Công ty Colgate-Palmolive là một công ty đa quốc gia của Mỹ chuyên về sản phẩm tiêu dùng tập trung vào việc sản xuất, phân phối và cung cấp cho các hộ gia đình các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và các sản phẩm cá nhân. Hãng được thành lập vào năm 1806

Chiến lược là gì? Những chiến lược Marketing thành công mà Marketer nên biết

Một trong những làm nên thành công của một doanh nghiệp trên thị trường đó chính là tài lãnh đạo của doanh nghiệp cũng như là những chiến lược sắc bén mà công ty tạo ra. Trong đó những chiến lược của doanh nghiệp là nền tảng để định hướng doanh

Sự “xâm chiếm” thương hiệu Nhật thông qua chiến lược Marketing của Toyota

Sakichi là một nhà phát minh tài ba đã tạo ra công ty Toyota Automatic Loom vào năm 1937 dựa vào những thiết kế sáng tạo của mình và một trong số đó đã được bán cho một người Anh với giá 1 triệu Yên. Số tiền này đã giúp ông có vốn để đặt tiền đề

Chiến lược Marketing của Honda: Thương hiệu không bao giờ “lỗi thời”

Công ty Honda có xuất thân từ Nhật Bản, một quốc gia có nền công nghệ và kỹ thuật phát triển bậc nhất trên thế giới. Bởi xuất thân của hãng từ một nước được mệnh danh là “Tỉ mỉ đến từng chi tiết”, chính vì thế ngay khi Honda tấn công vào thị trường

THỦ THUẬT HAY

Những phần mềm quản lý phân vùng ổ cứng miễn phí tốt nhất

Nếu bạn là một người dùng năng cao và sử dụng máy tính để khởi động 2 hoặc 3 hệ điều hành khác nhau thì có lẽ bạn không thể không chia nhỏ ổ đĩa SDD và HDD thành các phần vùng nhỏ.

Hướng dẫn cách vô hiệu hóa chức năng mua hàng (CH Play) trên Android

Với những người đang sử dụng điện thoại, tab của hệ điều hành Android thì cách làm sẽ có những khác biệt riêng. Xem những dưới hướng dẫn dưới đây để hiểu rõ hơn cách thực hiện điều này.

Hướng dẫn làm vô lăng chơi Alpha 8 và các game đua xe khác bằng bìa carton

Nếu bạn là fan của Alpha 8 hay Alpha Nitro thì chắc chắn chơi game với vô lăng sẽ mang đến những trải nghiệm rất 'thực tế' và thú vị. Mới đây, kênh Youtube The Q đã có video hướng dẫn cách làm tay cầm để chơi những tựa

Cách thiết lập lại Face ID trên iPhone X

Nếu đang gặp sự cố với Face ID, có hai cách người dùng có thể giải quyết: khiến Face ID “tự học lại” hoặc thiết lập lại nó.

Mẹo nhỏ giúp phát hiện ai đang dùng trộm Wifi nhà bạn

Đã bao giờ mạng Wifi nhà bạn gặp tình trạng đột ngột bị chậm đi hoặc thường xuyên bị rớt mạng? Rất có thể có ai đó đang 'kéo' trộm Wifi nhà bạn rồi đấy. Hãy thử mẹo nhỏ sau đây để kiểm tra trên điện thoại xem có ai

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá OnePlus Nord N10 5G: 5G vẫn là điểm đáng giá nhất trên chiếc máy 8 triệu đồng

Ngoài 5G, OnePlus Nord N10 không có nhiều yếu tố đủ mạnh mẽ để cạnh tranh với các đối thủ trong tầm giá. Đây không phải là sản phẩm có pin lớn và màn hình đẹp như Galaxy M51, không có cấu hình phá giá như máy Xiaomi,

So sánh iPhone 13 và iPhone 13 Pro: Điểm khác biệt giữa hai sản phẩm này là gì?

Mới đây, Apple đã chính thức giới thiệu dòng iPhone 13 Series mới nhất với nhiều cải tiến, nâng cấp hấp dẫn. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng so sánh iPhone 13 và iPhone 13 Pro để nhận biết được sự khác nhau giữa

Sau 2 tháng trải ngiệm, Galaxy J7 Pro liệu có xứng đáng với mức giá 7 triệu đồng?

Hai tháng kể từ khi Galaxy J7 Pro về với mái nhà chung, đối với cá nhân mình thì sản phẩm này đã hoàn thành tốt 'sứ mệnh' của nó là đáp ứng được những kì vọng đối với một sản phẩm tầm trung và đến thời điểm bây giờ,