Những điều cần lưu ý khi sử dụng UEFI thay cho BIOS

Các máy tính Windows 8 mới không sử dụng BIOS truyền thống mà thay vào đó là firmware UEFI giống như các máy Mac đã có nhiều năm trước. Làm thế nào bạn có thể thực hiện các nhiệm vụ hệ thống thông thường đã thay đổi. Nếu bạn quan tâm đến lý do tại sao BIOS lại bị thay thế bởi UEFI, hãy xem tổng quan về UEFI và so sánh sự khác biệt giữa UEFI và BIOS truyền thống.

Truy cập tùy chọn từ giữa các Windows

Với máy tính hiện đại thay vì phải chờ vài giây để nhấn phím và làm chậm quá trình khởi động, bạn có thể truy cập menu  boot sau khi khởi động vào Windows. Để truy cập menu này, mở thanh Settings - hoặc kéo từ bên phải và bấm Settings hoặc nhấn phím Windows + I. Chọn nút Power bên dưới thanh Settings, nhấn và giữ phím Shift, và click Restart. Máy tính của bạn sẽ khởi động lại trong menu boot. Lưu ý: nếu đang sử dụng Windows 10, bạn có thể vào tùy chọn Power từ menu Start. Chỉ cần giữ phím SHIFT và nhấp vào Restart.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng UEFI thay cho BIOS

Truy cập cài đặt UEFI ở mức độ thấp

Để truy cập UEFI Firmware Settings, hãy nhấp vào ô Troubleshoot, chọn Advanced Options, và click UEFI Firmware Settings.
Sau đó, nhấp vào tùy chọn Restart và máy tính của bạn sẽ khởi động lại trong màn hình cài đặt firmware UEFI. Bạn sẽ tìm thấy các tùy chọn khác nhau ở trên các máy tính khác nhau. Ví dụ, máy tính Surface Pro của Microsoft chỉ có một vài lựa chọn, nhưng trên máy tính để bàn truyền thống có thể có nhiều tùy chọn khác hơn.
UEFI được sử dụng cho các máy tính mới, bạn sẽ không thấy UEFI Firmware Settings nếu máy tính cũ cài đặt Windows 8 hoặc 10 sử dụng hệ thống BIOS thay vì UEFI  - bạn sẽ phải truy cập BIOS giống như cách bạn vẫn thường làm. Lưu ý rằng tùy chọn menu khởi động này có thể không có ở tất cả các máy tính cá nhân UEFI. Trên một số máy tính UEFI, bạn có thể phải truy cập vào màn hình cài đặt UEFI theo một cách khác - xem lại tài liệu hướng dẫn máy tính nếu không thấy nút cài đặt ở đây. Màn hình cài đặt UEFI cho phép bạn vô hiệu hóa Secure Boot, một tính năng bảo mật hữu ích ngăn ngừa phần mềm độc hại tấn công Windows hoặc hệ điều hành được cài đặt khác. Tuy nhiên, nó cũng ngăn các hệ điều hành khác - bao gồm bản phân phối Linux và các phiên bản Windows cũ như Windows 7 - không khởi động và cài đặt được. Có thể tắt Secure Boot từ màn hình cài đặt UEFI trên bất kỳ máy tính Windows 8 hoặc 10 nào. Bạn có thể phải bỏ qua những ưu điểm bảo mật của Secure Boot, nhưng bù lại bạn lại có thể khởi động bất kỳ hệ điều hành nào bạn muốn..

Khởi động từ thiết bị lưu trữ bên ngoài

Để khởi động máy tính từ USB trên nền Linux, cần truy cập vào màn hình tùy chọn khởi động. Chọn tùy chọn Boot Device và chọn thiết bị muốn khởi động. Tùy thuộc vào phần cứng máy tính, bạn sẽ thấy nhiều tùy chọn như ổ USB, ổ CD / DVD, thẻ SD, boot qua mạng, v.v ...

Chế độ BIOS

Nhiều máy tính có firmware UEFI sẽ cho phép bạn bật chế độ tương thích BIOS. Trong chế độ này, firmware UEFI có chức năng như một BIOS tiêu chuẩn. Điều này giúp cải thiện khả năng tương thích với các hệ điều hành cũ không được thiết kế với UEFI - chẳng hạn như Windows 7. Nếu máy tính có tùy chọn này, tìm nó trong màn hình cài đặt UEFI và kích hoạt tính năng này nếu cần.

Thay đổi thời gian hệ thống

Nói chung, BIOS được tích hợp một đồng hồ hiển thị thời gian và cho phép người dùng thay đổi nó từ màn hình cài đặt BIOS. Máy tính với UEFI cũng có sẵn đồng hồ với cách thức hoạt động tương tự, nhưng không cung cấp các tùy chọn trong màn hình cài đặt UEFI để thay đổi thời gian. Điều này không thực sự quan trọng vì thay đổi thời gian trong hệ điều hành, thời gian trên hệ thống cũng thay đổi theo.

Truy cập thông tin phần cứng

Trên màn hình cài đặt UEFI, thông tin phần cứng bên trong và nhiệt độ máy tính có thể được hiển thị hoặc không. Nếu không được hiển thị, bạn vẫn có thể xem thông tin này bằng công cụ thông tin hệ thống trong Windows, chẳng hạn như Speccy.

Thay đổi cài đặt phần cứng

BIOS thường cung cấp một loạt các thiết lập để thay đổi phần cứng hệ thống - overclock CPU (ép xung) bằng cách thay đổi hệ số nhân và cài đặt điện thế, điều chỉnh RAM timings, cấu hình bộ nhớ video, và sửa đổi các thiết lập liên quan đến phần cứng khác. Các tùy chọn này có thể có hoặc không có trong firmware UEFI của phần cứng. Ví dụ: trên máy tính bảng, máy tính convertible (máy tính có thể gỡ màn hình để sử dụng như máy tính bảng) và máy tính xách tay, bạn không thể tìm thấy bất kỳ cài đặt nào như vậy. Trên bo mạch chủ dành cho máy tính để bàn được thiết kế cho bộ điều chỉnh, bạn có thể tìm thấy các cài đặt này trong màn hình cài đặt UEFI. Mặc dù các phương pháp truy cập màn hình cài đặt UEFI và khởi động từ các thiết bị lưu trữ bên ngoài đều khác nhau nhưng không nhiều thay đổi. Cũng giống như BIOS kèm theo máy tính xách tay thông thường có ít tùy chọn hơn so với BIOS có bo mạch chủ, các thiết lập firmware UEFI trên máy tính bảng và máy tính convertible đưa ra ít lựa chọn hơn so với trên các máy tính để bàn có hỗ trợ UEFI.

TIN LIÊN QUAN

Cách kiểm tra và truy cập cài đặt UEFI trên Windows 10

Nếu muốn truy cập cài đặt UEFI firmware để thay đổi thứ tự khởi động mặc định hoặc thiết lập mật khẩu UIFI mà bạn chưa biết cách thực hiện. Bạn có thể tham khảo các bước thực hiện để truy cập cài đặt UEFI trong bài viết dưới đây của Quản trị mạng.

Cách bật Intel VT-x trong BIOS hoặc UEFI

Các CPU hiện đại có các tính năng ảo hóa phần cứng giúp tăng tốc các máy ảo được tạo trong VirtualBox, VMware, Hyper-V và các ứng dụng khác. Nhưng những tính năng này không phải lúc nào cũng được bật ở chế độ mặc định.

UEFI là gì?nó có gì khác so với BIOS?

BIOS hay còn gọi là Basic Input/Output System là phần mềm hoạt động ở mức thấp. Nó là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip Firmware nằm ở trên bo mạch chủ (motherboard) của máy tính. Với mỗi dòng laptop có những cách vào Bios khác nhau, các

5 mẹo sử dụng BIOS giúp bạn làm chủ máy tính

Hầu hết người dùng máy tính thường không mấy quan tâm đến BIOS. Tuy nhiên khi vấn đề xảy ra, bạn cần phải tinh chỉnh một thiết lập và không biết phải làm thế nào. Bạn sẽ tự hỏi BIOS là gì? Thực sự cần phải biết về nó không?

Cách cài hệ điều hành Windows bằng USB hết sức đơn giản

Sau một thời gian dài sử dụng Windows, bạn sẽ cảm thấy rất chán vì hệ điều hành mình đã quá cũ và nhiều lỗi. Vậy thì còn chờ gì nữa mà không thay cho mình một hệ điều hành mới.

Những điều cần làm trước khi cập nhật lên Windows 11

Nếu có kế hoạch nâng cấp Windows hiện tại của mình lên Windows 11 thì dưới đây là danh sách các bước cần chuẩn bị để đảm bảo bạn cài đặt Windows 11 thành công.

Phím tắt vào Bios, chọn Boot, Recovery máy tính Asus, Dell, Hp, Sony Vaio, Acer

Phím tắt vào Bios Asus, Dell, Hp, Sony Vaio, Acer. Các bước vào Bios, chọn Boot hay Recovery đều làm khi các bạn bật máy lên và nhấn luôn nhé, không có tác dụng khi đã vào win. Trước khi cài lại hay repair windows việc thiết lập boot là rất quan

Hướng dẫn làm USB Boot chuẩn Legacy và UEFI với DLCBoot 2017 v3.4

Dù bạn là một kỹ thuật viên máy tính hay sửa Windows dạo, hoặc chỉ đơn thuần là người thích vọc vạch thì USB cứu hộ vẫn là một thứ không thể thiếu được. Hôm nay, TECHRUM sẽ hướng dẫn các bạn cách để tạo một chiếc USB Boot chuẩn Legacy và UEFI với

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn cách thêm lịch World Cup 2018 vào iPhone

Trận đấu đầu tiên của World Cup 2018 đã khởi tranh vào tối qua. Bạn đã chuẩn bị đầy đủ lịch World Cup để treo tường hay ghi chú lại đầy đủ các trận cần chú ý chưa? Nếu bạn không chuẩn bị được những thứ trên thì cũng

Cách dịch trực tiếp đoạn hội thoại trên iPhone hoàn toàn tự động

Apple Translate trên iPhone chạy iOS 15 có tính năng dịch trực tiếp đoạn hội thoại hoàn toàn tự động. Sau đây là cách dịch trực tiếp đoạn hội thoại trên iPhone nhé...

Quản lý chipset Nvidia Optimus trong Ubuntu với Bumblebee

Các hệ thống Ubuntu đi kèm với Nvidia Prime cung cấp cách để người dùng có thể chuyển đổi giữa GPU của Intel và Nvidia. Vấn đề ở đây là nó chỉ hoạt động cho desktop và không cho phép người dùng thiết lập GPU cho ứng

Cách xem cấu hình phần cứng máy tính của mình

TCN hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách xem cấu hình phần cứng máy tính của mình, chẳng hạn như tốc độ xử lý hay dung lượng bộ nhớ.

Cách đồng bộ tin nhắn Zalo trên điện thoại và máy tính một cách đơn giản nhất

Việc đồng bộ tin nhắn Zalo từ điện thoại sang máy tính, laptop là rất quan trọng, nếu thực hiện sai thì có thể toàn bộ các tin nhắn cũ sẽ không qua được thiết bị mới đăng nhập.

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh Galaxy S10 5G và Mi 11 Lite 5G: Flagship nào đáng mua nhất?

Galaxy S10 5G và Mi 11 Lite 5G là hai thiết bị cùng phân khúc được nhiều người quan tâm, thử mang lên bàn cân xem flagship nào đáng sở hữu nhất.

Đánh giá Masstel N660S – Smartphone giá rẻ nhưng chất lượng

Masstel N660S là một chiếc smartphone giá rẻ, vừa mới được bán tại Viettel Store, mời các bạn cùng tìm hiểu bài đánh giá Masstel N660S trong bài viết này.

Đánh giá AMD Athlon X4 880K – "Bình mới rượu cũ"

Bên cạnh giải pháp tản nhiệt mới Wraith Cooler, AMD cũng chính thức bán ra thị trường loạt bộ xử lý mới vào đầu tháng Ba vừa qua. Trong đó phổ thông nhất là mẫu Athlon X4 845 có...