BIOS là gì?
BIOS, viết tắt của Basic Input/Output System (Hệ thống nhập/xuất cơ bản), là phần mềm chạy đầu tiên khi khởi động máy tính. Nó được lưu giữ trong một phần đặc biệt của bo mạch chủ, có nghĩa là nó sẽ chạy trước khi phát hiện bất cứ thành phần phần cứng nào khác, bao gồm cả ổ cứng. BIOS đảm bảo rằng tất cả các thành phần phần cứng được kết nối hoạt động và có khả năng chạy các kiểm tra chẩn đoán (diagnostict test) để giúp khắc phục các vấn đề về phần cứng. Nếu không có bất cứ vấn đề nào, nó sẽ bắt đầu load hệ điều hành. Hầu hết các BIOS đều có một trình tự boot khởi động máy tính đã được cấu hình. Trình tự này xác định thứ tự của các thiết bị mà BIOS sẽ kiểm tra khi tìm kiếm một hệ điều hành. Bằng cách thay đổi thứ tự, bạn có thể khởi động từ các thiết bị khác ngoài ổ cứng thông thường, ví dụ như một USB boot. Cách dễ dàng tuy có hơi bất tiện để truy cập vào BIOS là khởi động lại máy tính. Sau đó, bạn nhấn phím nóng (hotkey) BIOS thích hợp cho hệ thống của bạn. Phím nóng này được ghi trong hướng dẫn sử dụng bo mạch chủ. Nếu không tìm thấy, bạn có thể sử dụng các phím truy cập BIOS thông dụng như F1, F2, F10 và DEL. Tuy nhiên, nó thực sự phụ thuộc vào nhà sản xuất và mô hình của máy tính, vì vậy cần phải thử một số phím để tìm đúng phím nóng truy cập vào BIOS trên máy tính của bạn.
Sự khác biệt giữa BIOS và UEFI
UEFI, viết tắt của Unified Extensible Firmware Interface (Giao diện firmware mở rộng hợp nhất), là phần kế tiếp của phần sụn (firmware) BIOS, hoạt động như một giao diện giữa các thành phần phần cứng và hệ điều hành. Mặc dù nói là thay thế, nhưng hầu hết các cấu hình UEFI cung cấp Legacy hỗ trợ cho BIOS. Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa UEFI và BIOS là hiển thị đồ họa.Trong khi việc thực hiện BIOS hiện đại vẫn phục thuộc vào màn hình hiển thị dựa trên văn bản ASCII, UEFI sử dụng đồ hoạ nâng cao, hấp dẫn và thoải mái hơn khi sử dụng. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể sử dụng bàn phím và chuột với UEFI. Các tính năng khác bao gồm các công cụ nâng cao để chẩn đoán và sửa chữa, cấu hình thứ tự boot khởi động, thời gian khởi động nhanh hơn và tăng cường bảo mật khởi động. Tính năng khởi động bảo mật (Security Boot) ngăn hệ thống chạy code độc hại. Tóm lại, bạn có thể nghĩ UEFI như là một phiên bản BIOS mới và được cải tiến. Bắt đầu với Windows 8, các máy tính đi kèm với Windows đã được cài đặt UEFI thay cho BIOS.
5 mẹo khi sử dụng BIOS
Tìm phiên bản BIOS
Có một số cách để tìm phiên bản BIOS của bạn nhưng cách đơn giản nhất là mở cửa sổ Run (sử dụng tổ hợp phím Windows key + R) và nhập msinfo32. Thao tác này sẽ mở công cụ System Information. Trong phần System Summary, hãy cuộn xuống và tìm BIOS Version/Date. Bạn cũng sẽ biết về phiên bản SMBIOS cho dù máy tính của bạn đang hoạt động trong chế độ BIOS hay UEFI. Việc biết được phiên bản BIOS rất quan trọng vì để cập nhật BIOS.
Cập nhật BIOS
Thỉnh thoảng, các nhà sản xuất sẽ phát hành bản cập nhật phần sụn BIOS có thể sửa lỗi, cải thiện hiệu suất hoặc thậm chí thêm các tính năng mới. So sánh phiên bản của bạn với phiên bản mới nhất của nhà sản xuất (bạn có thể tìm thấy trên trang web của họ) và thực hiện nâng cấp BIOS nếu cần. Lưu ý: Bất cứ khi nào bạn cập nhật (hoặc 'flash') BIOS, hãy đảm bảo bạn tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất mà không có bất kỳ sai lệch nào. Vì nếu có bất cứ sai sót nào cũng làm cho hệ thống của bạn ngừng hoạt động.
Thiết lập mật khẩu phần cứng
Nếu an ninh là một mối quan tâm lớn của bạn, thì bạn nên xem xét đặt mật khẩu bảo vệ BIOS. Điều này ngăn cản bất cứ ai thay đổi thiết lập BIOS của bạn không có sự cho phép của bạn. Bạn cũng có thể đặt mật khẩu trên ổ cứng của mình thông qua BIOS. Lưu ý: Không có cách nào để khôi phục, đặt lại hoặc xóa mật khẩu một cách dễ dàng, do đó chỉ tiến hành thiết lập mật khẩu phần cứng nếu bạn hoàn toàn chắc chắn rằng đây là những gì bạn muốn.
Các tính năng quản lý điện năng
Hầu hết các BIOS hiện đại đều có một hoặc nhiều tính năng quản lý điện năng, thường được thực hiện thông qua việc mở rộng CPU (CPU scaling) . Mỗi một nhà sản xuất thường dùng các thuật ngữ khác nhau như “CPU Frequency Scaling” hoặc“Demand-Based Scaling”. Bất kể nó được gọi là gì, tính năng này sẽ thay đổi tốc độ của CPU dựa trên mức độ xử lý cần được thực hiện. Ví dụ, nếu bạn đang chơi trò chơi, CPU sẽ hoạt động ở mức 100%. Nếu bạn tạm dừng, CPU sẽ giảm dần theo. Đó là một cách tốt để tiết kiệm điện năng, đặc biệt đối với máy tính xách tay. Tuy nhiên, nếu bạn dự định ép xung CPU, bạn có thể bỏ qua tính năng này vì nó có thể cho kết quả không mong muốn.
Khôi phục lại thiết lập xuất xưởng (factory setting)
Trường hợp tình huống tồi tệ nhất xảy ra, bạn có thể khôi phục lại BIOS về thiết lập mặc định. Nó sẽ được gọi là 'Reset to Default' hoặc 'Reset to Factory Settings' hoặc một cái gì đó tương tự tùy vào thuật ngữ nhà sản xuất máy tính sử dụng. BIOS là một công cụ, một khi đã biết nó có khả năng làm gì và làm thế nào để sử dụng nó, bạn sẽ có thể tối đa hóa hiệu suất của máy tính và nhiều hơn thế nữa.