Người dùng có thể đã quen thuộc với BIOS trên máy tính của họ. Nhưng kể từ khi một chuẩn mới xuất hiện có tên gọi là UEFI, nó dần thay thế BIOS với nhiều ưu điểm hơn. Vậy chính xác UEFI là gì? nó có gì khác so với BIOS?, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
UEFI là gì? nó có gì khác so với BIOS?
Trước khi tìm hiểu UEFI là gì và so sánh chuẩn UEFI có gì khác so với BIOS thì chúng ta cũng cần nắm được những yếu tố cơ bản của BIOS.
BIOS là gì
BIOS hay còn gọi là Basic Input/Output System là phần mềm hoạt động ở mức thấp. Nó là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip Firmware nằm ở trên bo mạch chủ (motherboard) của máy tính. Với mỗi dòng laptop có những cách vào Bios khác nhau, các phím tắt vào Bios như F12 hya Dell còn tùy thuộc vào các dòng laptop
Khi máy tính khởi động, nhiệm vụ của BIOS là đánh thức các bộ phận khác trên hệ thống và bảo đảm các bộ phận đó thực hiện đúng chức năng, sau đó chuyển các chức năng này vào hệ điều hành hoặc Boot Loader.
Trước đây máy tính sử dụng nhiều cách khác nhau và “độc quyền” để thực hiện điều này, trải qua thời gian IBM 5150 đã trở thành chuẩn để tương thích với phần cứng. IBM 5150 sử dụng bộ vi xử lý Intel 8088 16-bit và BIOS 16-bit cho phép không gian địa chỉ 1MB.
IBM 5150 cũng sử dụng MBR ( hay còn gọi Master Boot Record ) để xác định bảng phân vùng của máy tính để nói cho BIOS biết hệ điều hành nằm ở đâu .
POST là 1 process do BIOS quản lý. Đó là tính năng tự kiểm tra để kiểm tra tính hợp lệ và các chức năng chuẩn của các bộ phận trên máy tính. Nếu có gì sai sót, trên màn hình sẽ hiển thị thông báo lỗi hoặc bạn sẽ nghe thấy một loạt tiếng bíp.
Ngoài ra bạn có thể nhìn thấy từ viết tắt CMOS. Đó là một con chíp nhớ để lưu trữ các thông tin BIOS. Tuy nhiên ngày nay bo mạch chủ không còn dùng công nghệ CMOS nữa mà thay vào đó là bộ nhớ Flash ( EEPROM ), do đó nó không còn chính xác nữa.
UEFI là gì? nó có gì khác so với BIOS?
Nói chung đó là một hệ thống tốt. BIOS cung cấp giao diện để bạn có thể kích hoạt hoặc vô hiệu hóa các bộ phận riêng lẻ và các tùy chọn phần cứng. Dĩ nhiên, với thời đại công nghệ phát triển, BIOS đã bị “lỗi thời” so với phần cứng mới hơn đang được phát triển. Để “bù đắp” cho nhiều thiếu sót của BIOS, phần mở rộng đã được phát triển.
Ví dụ điển hình là Advanced Configuration and Power Interface, hay còn gọi là ACPI, được thiết kế để hỗ trợ cấu hình thiết bị và các chức năng quản lý nguồn tiên tiến. Trải qua thời gian nó không còn phù hợp với những giới hạn cần thiết của các hệ thống mới.
Người kế nhiệm: UEFI
Unified Extensible Firmware Interface hay còn gọi là UEFI được Intel phát triển để giải quyết những hạn chế của BIOS khi sử dụng trong máy chủ Itanium 64-bit. Lúc đầu UEFI có tên là Intel Boot Initiative.
Để so sánh UEFI và BIOS, UEFI mang lại một số sự thay đổi lớn trong môi trường Pre-Boot
Visuals
UEFI thực hiện nhiều nhiệm vụ tương tự như BIOS truyền thống, nhưng có một số tùy biến khác được sắp xếp theo những hình ảnh cơ bản . Mặc dù không cần thiết phải sử dụng visual đẹp, nhưng nó thực sự có ích với các công việc như Overclock (ép xung).
So sánh UEFI và BIOS
Bạn có thể nhìn thấy nó dễ sử dụng, tương thích với chuột và có nhiều tiềm năng.
MSI gọi nó là phiên bản 'EFI Click BIOS'.
16-bit và 64-bit
Mặc dù BIOS chỉ hạn chế xử lí 16-bit và địa chỉ hóa bộ nhớ 1MB, nhưng UEFI thì không. UEFI có chức năng 32-bit và 64-bit cho phép dùng nhiều RAM hơn để địa chỉ hóa xử lí nhiều quy trình phức tạp hơn. Nó cũng có cấu trúc riêng biệt và cung cấp driver cho các bộ phận một cách độc lập với loại CPU mà bạn có.
Khởi động
MBR giới hạn 4 phân vùng chính cho mỗi đĩa và ổ bootable giới hạn kích thước 2.2TB . UEFI sử dụng Bảng phân vùng GUID, sử dụng Globally Unique ID để xác định các phân vùng và cho phép khởi động ổ cứng lên tới 9.4 ZB .
TeraByte = 1024GB , ZetaByte = 1024x1024x1024 GB .
Chưa dừng lại ở đó, UEFI cho phép nhiều lựa chọn khởi động hơn, không quy định hệ thống file cụ thể và có khả năng khởi động mạng tuyệt vời. Boot Loader của hệ điều hành cũng có thể phục vụ như là những phần mở rộng của UEFI .
Phần mở rộng
UEFI vẫn hỗ trợ những phần mở rộng cũ như ACPI nhưng không phụ thuộc chạy trong môi trường 16-bit . Những tiếng bíp báo lỗi đã quá lỗi thời và những phần mở rộng trong UEFI có thể kiểm tra các bộ phận tốt hơn. Ngoài ra những phân vùng hỗ trợ UEFI trên ổ đĩa cứng được các nhà sản xuất có thể dùng thêm nhiều chức năng . Ví dụ hệ điều hành Instant-On Splashtop của Asus. Trong khi nó làm việc với BIOS, UEFI có thể cung cấp thời gian khởi động tốt hơn và tải một cái gì đó tương tự như thế.
Từ BIOS đến UEFI
UEFI là gì? nó có gì khác so với BIOS?
Không phải mọi thứ đều tối ưu nhưng UEFI hoạt động ở mức BIOS, vì vậy các nhà sản xuất đã bắt đầu sử dụng UEFI nhiều hơn trên bo mạch chủ.
Nhà sản xuất có thể sử dụng các phần mở rộng cũ hơn trên hệ thống mới cho đến khi các phiên bản mới hơn có thể tiếp quản và các phiên bản cũ hơn cũng có thể được sử dụng cho các giải pháp tạm thời. Trong vài năm qua, việc chuyển đổi BIOS sang UEFI đã tăng một cách đáng kể.
Hiện nay bạn dễ dàng tạo USB cài Win 10, tuy nhiên cách tạo USB cài Windows 10 chuẩn UEFI thì không phải ai cũng biết, cách tạo USB cài Windows 10 chuẩn UEFI mà TCN đã chia sẻ sẽ giúp bạn thực hiện một cách đơn giản nhất.