BẮC KINH, 06/03/2023 /PRNewswire/ -- Trong một đề xuất của các thành viên Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của đất nước này, đã kêu gọi mọi người cùng nỗ lực để củng cố thành quả xóa đói giảm nghèo thông qua các hành động nỗ lực thực hiện công tác tái thiết nông thôn.
Những đề xuất này đã đóng một vai trò tích cực trong thành quả đất nước giành chiến thắng trong cuộc chiến xóa đói giảm nghèo triệt để và hoàn thành công tác xây dựng một xã hội thịnh vượng nhưng không dư thừa ở mọi khía cạnh. Đây chính là một thành tựu lịch sử mà đất nước này đạt được trong năm 2021.
Thành tựu này, cùng với những phương thức đóng góp của các cố vấn chính trị của đất nước vào quá trình hoạch định chính sách đã được công bố vào hôm thứ Bảy tại cuộc họp khai mạc kỳ họp thứ nhất của Ủy ban Quốc gia CPPCC lần thứ 14 diễn ra tại Bắc Kinh.
Khi trình bày báo cáo công tác trong phiên họp, Vương Dương, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia CPPCC lần thứ 13, phát biểu rằng CPPCC đã tiến hành nghiên cứu, tham vấn và thảo luận về một loạt các vấn đề khác nhau. Một số liên quan đến sự phát triển về mặt kinh tế và xã hội của Trung Quốc, chẳng hạn như thiết lập một mô hình phát triển mới, phát triển nền kinh tế thực và đảm bảo an ninh lương thực, trong khi một số khác liên quan đến lợi ích trước mắt của người dân, như cách đối phó với vấn đề dân số già hóa và cải thiện các dịch vụ văn hóa cơ bản ở nông thôn.
Ông Vương tuyên dương sự tiến bộ của cơ quan tham vấn đã đạt được trong nhiệm kỳ 5 năm và cam kết về những đóng góp mới trong tương lai.
Các đề xuất thành công
Tại buổi khai mạc hôm thứ Bảy, ông Thiệu Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia của CPPCC lần thứ 13 cho biết rằng trong 5 năm qua các thành viên Ủy ban Quốc gia của CPPCC đã gửi tổng cộng 29.323 đề xuất và 23.818 đề xuất đã được lập hồ sơ.
Ông Thiệu cho biết rằng đến cuối tháng 2 năm nay, 99,8% đề xuất đã được xử lý.
Ông cũng cho biết rằng sau khi tiến hành tham vấn chuyên sâu với các bên liên quan, CPPCC đã thấy được có nhiều đề xuất trong đó được dùng trong các hoạch định và biện pháp chính sách.
Những lợi thế và vai trò của các đề xuất từ CPPCC trong công cuộc phát triển dân chủ nhân dân trong toàn bộ quá trình của Trung Quốc và thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của đất nước đã được phát huy trọn vẹn.
Những đóng góp mới
Năm 2023 đánh dấu năm đầu tiên Trung Quốc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc định hướng của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) được tổ chức vào tháng 10 năm ngoái, trong đó nhấn mạnh về nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy trẻ hóa dân tộc Trung Quốc trên mọi mặt trận thông qua con đường hiện đại hóa của Trung Quốc.
Tại cuộc họp khai mạc ngày thứ Bảy, ông Vương, cố vấn chính trị hàng đầu, kêu gọi tất cả các thành viên CPPCC đưa ra những cao kiến đề xuất về một loạt các kế hoạch chiến lược của Trung Quốc về công tác xây dựng một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại trên mọi mặt.
Ông cũng nói thêm rằng để đạt được mục tiêu đó thì cần phải nỗ lực lựa chọn các chủ đề đề xuất, nghiên cứu thực địa và tham vấn xoay quanh mục tiêu.
Ông Vương cho biết: 'Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình, áp dụng dân chủ toàn bộ quy trình và thúc đẩy tinh thần thống nhất vĩ đại của toàn bộ nam nữ dân tộc Trung Hoa để có được những đóng góp mới vào công tác thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ do Đại hội Toàn quốc CPC lần thứ 20 đề ra'.
https://news.cgtn.com/news/2023-03-04/How-CPPCC-proposals-contribute-to-China-s-policymaking-1hUap8kZAfS/index.html
nguồn: CGTN