Cái thời hoàng kim "made in Japan" nay còn đâu...

Niềm tự hào 'Made in Japan' đã phải nhận không ít 'trái đắng', vì sự chậm chạp trong việc nắm bắt xu hướng chuyển dịch đã và đang xảy ra trên thị trường.

Trong nhiều thập kỉ qua, các hãng công nghệ Nhật Bản như Sony, Panasonic hay Sharp luôn được coi là những thương hiệu cao cấp, người khổng lồ trong lĩnh vực của mình, và làm cả những tên tuổi phương Tây phải e dè, ghen tị.

Họ sản xuất hầu hết các mặt hàng trên thị trường điện tử tiêu dùng, từ TV tới lò vi sóng hay những chiếc máy nghe nhạc. Ở thời kì hoàng kim, chẳng ai dám nghĩ: sẽ có một ngày guồng quay quyền lực của những ông lớn Nhật Bản bị cản bước.

Đầu năm nay, người ta đã không khỏi bất ngờ khi Sharp bán mình cho Foxconn với giá 3,5 tỷ USD (thậm chí đã giảm 900 triệu USD so với lần đầu chào bán).

Sony sau nhiều năm chật vật với những khoản lỗ khổng lồ, cũng chỉ kết thúc năm 2015 với lãi thuần tăng 2,7 tỷ USD (mức tăng cao nhất trong gần 10 năm gần đây). Nghiêm trọng hơn, chính các mảng kinh doanh chiến lược của Sony đã gây ra tình trạng thua lỗ nói trên, như mảng di động và cảm biến hình ảnh.

Tương tự như vậy, Panasonic cũng đang dần rút ra khỏi sân chơi điện tử tiêu dùng.

Lúc này câu hỏi đặt ra: Điều gì đang khiến các ông lớn trong làng công nghệ Nhật Bản chỉ còn là cái bóng của chính mình ở thời điểm hiện tại?

Sự cổ hủ trong chiến lược phát triển sản phẩm

Case study ở đây rất dễ nhìn ra, các ông lớn Nhật Bản đã thất bại trong việc bắt kịp xu hướng của thị trường, tỏ ra hụt hơi trước các hãng công nghệ phương Tây. Trang WSJ đánh giá, điểm yếu của các hãng công nghệ Nhật Bản đến từ chính điểm mạnh của họ: sự kiên định thiên về phần cứng.

Họ quá tập trung vào việc cải thiện phần cứng, mà quên mất thị hiếu và những gì người dùng quan tâm. Nhìn chung, các sản phẩm đến từ Nhật Bản đều rất tốt, nhưng khi đòi hỏi của thị trường tăng lên, tốt thôi là chưa đủ.

Thị trường điện tử nói chung kể từ đầu năm 2000 đã chuyển dịch sang những khái niệm mới mẻ hơn, như giải trí đa phương tiện, di động, phần mềm và Internet...

Năm 2004, Sony trình làng chiếc máy đọc sách đầu tiên của mình với màn hình e-ink tích hợp. Nhiều trang công nghệ Phương Tây lúc đó đánh giá sản phẩm này thực sự có thể làm nên chuyện ở đất Mỹ.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại: giao diện người dùng hoàn toàn bằng Tiếng Nhật, người dùng muốn tải sách vào máy cần sử dụng máy tính và mẫu mã, kiểu dáng thiếu đa dạng.

Trong khi đó, hãy nhìn chiếc Kindle ở thời điểm hiện tại, Amazon đã chiến thắng ngoạn mục dù chỉ là kẻ đi sau, khi nắm bắt tốt được những thay đổi mà Internet đang mang lại.

Thực tế, sự cổ hủ và chậm chạp của các hãng công nghệ Nhật Bản đã bắt đầu được người ta nói đến từ năm 2012.

Thời điểm đó, có một bất lợi nằm ở việc đồng Yên tăng giá mạnh nhất trong lịch sử, khiến hàng Nhật xuất khẩu ra nước ngoài đắt hơn đáng kể và tại quê nhà, các ông lớn cũng lần lượt phải cắt giảm chi phí hoạt động để bảo toàn lời nhuận, trong đó có chi phí R&D.

Bên cạnh đó, sự chậm chạp của các ông lớn Nhật Bản còn thể hiện ở chiến lược sản xuất với niềm tự hào 'Made in Japan'.

Khi Apple làm sản phẩm, khâu lắp ráp, sản xuất được chuyển toàn bộ về các quốc gia có chi phí sản xuất thấp. Từng có một thống kê chỉ ra rằng, khi Apple bán được một chiếc iPhone, biên lợi nhuận họ nhận được là 50%, trong khi chỉ để lại đúng 3% giá trị tại quốc gia sản xuất là Trung Quốc.

Nói cách khác, các công ty Nhật Bản bán sản phẩm vừa đắt, lợi nhuận thu về vừa lại thấp, vậy làm sao có thể cạnh tranh với những thế lực mới tới từ Mỹ hay Hàn Quốc?

Bỏ lỡ cuộc chơi ở mảng di động

Bắt đầu từ năm 2013, Sony không còn nằm trong nhóm các nhà sản xuất smartphone có thị phần tốt nhất. Sony là đại diện đáng chú ý nhất của Nhật Bản ở mảng này

Ở sân chơi di động, Panasonic và Sharp từng áp dụng chiến lược tập trung vào thị trường nội địa nhằm đạt được hiệu quả, trước khi vươn ra thị trường di động thế giới.

Cùng lúc, Sony bị buộc chặt vào việc hợp tác với Ericsson (thực tế mang lại thành công ở một số mẫu máy cơ bản). Tuy nhiên, khi Apple ra mắt iPhone vào năm 2007, các hãng công nghệ Nhật Bản đã nhanh chóng nhận ra mình không thể cạnh tranh được với những gì đã có.

Kể cả khi Android (hệ điều hành của Google) có mặt, các công ty Nhật Bản nắm bắt thời cơ cũng quá chậm chạp, họ bị các tên tuổi châu Á khác như Samsung hay HTC bỏ xa.

Đến nay, Panasonic đã khai tử mảng di động của mình, trong khi đó, Sony thì đang trải qua nhiều năm không có cải thiện tích cực ở mảng này.

Những áp lực mới

Khó khăn chồng chất khó khăn trên vai các ông lớn Nhật Bản, khi bị nhiều “tay chơi” mới gây áp lực

Áp lực thương trường đang ngày một tăng lên và nó không chỉ đến từ Mỹ hay Hàn Quốc.

Các hãng công nghệ Nhật Bản lúc này còn phải đối mắt với một quốc gia đang lên khác trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng là Trung Quốc với những cái tên như Lenovo ở mảng laptop, TCL ở mảng TV, Xiaomi, OPPO, Vivo ở mảng di động.

Lợi thế lớn nhất của của các sản phẩm đến từ quốc gia tỷ dân nằm ở việc họ mang đến sản phẩm với cùng chất lượng ở một tầm giá rẻ hơn rất nhiều.

Chiến lược chung lúc này của hầu hết các hãng công nghệ Trung Quốc là giảm giá thành, thu nhỏ mục tiêu lợi nhuận để chiếm lĩnh thị trường ban đầu và chúng đang phát huy tác dụng.

Điều này lại càng đẩy các ông lớn Nhật Bản vào tình thế khó khăn hơn: khoảng cách về giá cả đang ngày một nới rộng, trong khi chất lượng sản phẩm đang ngày càng thu hẹp, nâng cao hơn. Không cạnh tranh được đồng nghĩa phải nhận án tử.

Sharp đã phải bán mình, Panasonic dần rút chân khỏi thị trường đầy biến động, Sony liên tục phải nhận báo cáo thua lỗ. Cái kết sau cùng cho các công ty công nghệ Nhật Bản sẽ là gì?


Theo: CafeBiz

Nguồn:Thế giới di động

TIN LIÊN QUAN

Xưa có câu "Nét như Sony", nhưng giờ đã thành… Nát như Sony?

Không chỉ Sony, nhiều hãng TV Nhật Bản “vang bóng một thời” như Sanyo, Panasonic… chỉ còn là câu chuyện của quá khứ, nhường đường lại cho những...

Foxconn bắt tay Sharp xây dựng nhà máy LCD 8.8 tỷ USD

Thế giới di động - Mới đây Foxconn đã công bố bắt tay với đối tác Sharp để xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy sản xuất màn hình LCD trị giá 8.8 tỷ USD tại Trung...

Các hãng tivi Nhật đang lao dốc không phanh ở Việt Nam

Các hãng tivi Nhật Bản bị hạ “knock-out” khỏi đấu trường thế giới Vào những năm 1970 và đầu 1980, Nhật Bản thống trị thế giới điện tử tiêu dùng với các sản phẩm chip...

Sharp Aquos S2 lộ ảnh chụp từ camera kép trước thềm ra mắt

Như các bạn có thể thấy, ảnh chụp từ camera Sharp Aquos S2 cho chất lượng khá tốt ngay cả điều kiện ánh sáng thấp. Một số hình ảnh trong bộ sưu...

Sharp xác nhận iPhone 8 sẽ dùng màn hình OLED

Năm sau là kỷ niệm tròn 10 năm ngày iPhone ra đời và nhiều người hy vọng rằng Apple sẽ làm một điều gì đó khác biệt để kỷ niệm. Nhiều chuyên gia...

Sharp ra mắt 3 smartphone Aquos B10, Aquos C10 và Aquos D10

Tại IFA 2018 đang diễn ra tại Đức, Sharp đã ra mắt bộ 3 smartphone Android mới, gồm: Aquos B10, C10 và D10, có màn hình rộng từ 5.5 đến 5.99 inch. Được biết, những sản phẩm này sẽ tiến vào thị trường châu Âu trong thời gian tới.

Sức mua iPhone giảm sút, đối tác của Apple cũng bị vạ lây

Khi iPhone không bán chạy như dự tính, không chỉ có 'Trái táo cắn dở' bị ảnh hưởng mà những nhà cung ứng phần cứng và linh kiện cho họ cũng bị...

Mẫu điện thoại quay slow-motion cực “đỉnh” của Sharp chính thức ra mắt

Sau những thông tin bên lề, mới đây hãng sản xuất thiết bị điện tử Sharp đã chính thức ra mắt mẫu điện thoại thông minh có thể phát lại video ở tốc độ lên tới 2.100 khung hình mỗi giây (fps), giúp bạn có thể tận hưởng từng khoảnh khắc.

THỦ THUẬT HAY

Lỗ hổng nghiêm trọng trong Adobe Flash Player đe dọa người dùng

Người dùng Firefox, Safari, Opera, IE 9 dễ bị tấn công do lỗ hổng trong Adobe Flash Player.

Tải xuống FIFA Mobile APK phiên bản Mới Nhất: Tải Miễn Phí/Nhận Vô Hạn Tiền

FIFA Mobile APK là một trò chơi thể thao tổng hợp được giới thiệu bởi “ELECTRONIC ARTS”. Đây là một game bóng đá trong thế giới ảo nổi tiếng và được chơi rộng rãi trên toàn cầu. Đã có nhiều game thủ đau đầu khi độ khó

Cách tra cứu chứng nhận tiêm vaccine mũi 2 trên thẻ Căn cước công dân

Bạn có thể tra cứu chứng nhận tiêm vaccine mũi 2 trên thẻ CCCD của mình qua ứng dụng VNEID để khai báo khi qua trạm kiểm dịch. Sau đây là cách tra cứu chứng nhận tiêm vaccine mũi 2 trên thẻ Căn cước công dân...

Tùy chỉnh biểu tượng ứng dụng trên iPhone không cần phải Jailbrek

Để có thể thay đổi biểu tượng ứng dụng, màn hình khóa/chính, giao diện,… thì trước đây người dùng iPhone cần phải thực hiện Jailbreaking mới thực hiện được. Nhưng từ nay người dùng có thể tùy chỉnh chiếc iPhone thân

Làm sao biết khi nào thì cần nâng cấp PC ?

Gần đây tôi đã nâng cấp PC, nhờ sự động viên từ chú chó bull Pháp của tôi, tên Remy. Cụ thể chú ta liên tục va đập vào PC của tôi trước khi nó chính thức ngừng hoạt động. Máy của tôi chỉ hỏng card đồ họa nhưng vì cũng

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay đồng hồ báo thức khủng long, cảm ứng âm thanh, đo nhiệt độ xung quanh.

Hôm nay mình trên tay một chiếc đồng hồ báo thức rất dễ thương hình chú khủng long, thiết kế nhỏ gọn, chất liệu là ABS nên dễ dàng lau chùi. Ngoài ra sản phẩm còn có cảm ứng âm thanh, đèn thay đổi nhiều màu vào ban đêm

Trên tay máy nghe nhạc FiiO X3 Mark III: hoàn thiện tốt, hơi lag, chất âm tương xứng với giá 4,8tr

Với mức giá gần 5 triệu đồng, FiiO X3 Mark III mang đến cho chúng ta một chiếc máy nghe nhạc kích thước nhỏ gọn, vừa tay, nhẹ nhàng dễ cầm, chất lượng hoàn thiện máy tốt với thiết kế đơn giản, phần mềm điều khiển duyệt

Trên tay AirPods 3: Thiết kế nhỏ gọn, âm thanh sắc nét cũng nhiều tính năng vượt trội

Giữa tháng 10 vừa qua, Apple đã khiến nhiều người dùng bất ngờ khi cho ra mắt dòng sản phẩm AirPods thế hệ thứ 3 – AirPods 3 với thiết kế nhỏ gọn giống Airpods Pro, chất lượng âm thanh tốt hơn cùng một số tính năng mới