Các hãng tivi Nhật đang lao dốc không phanh ở Việt Nam

Các hãng tivi Nhật Bản bị hạ “knock-out” khỏi đấu trường thế giới

Vào những năm 1970 và đầu 1980, Nhật Bản thống trị thế giới điện tử tiêu dùng với các sản phẩm chip nhớ, TV màu, máy ghi âm, các phòng thí nghiệm của công ty Nhật cũng cho ra đời những sản phẩm cách mạng như Walkman, đầu đĩa CD và DVD. Tuy nhiên, giờ đây, các công ty Nhật đang đứng sau Apple, Google và Samsung trong suy nghĩ của người tiêu dùng.

Cách đây vài năm, những thương hiệu Nhật Bản như Panasonic, Toshiba và Sony thống trị thị trường điện tử, đặc biệt là tivi. Với những model bóng bảy, các công ty này khiến các đối thủ đến từ châu Âu cũng phải ghen tị. Thế nhưng, khi nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng, khách mua đã quay lưng lại với các sản phẩm đến từ Nhật Bản và hướng sự quan tâm của mình tới những thiết bị giá rẻ hơn, thông số hấp dẫn hơn từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Do áp lực của cuộc chiến giá cả, tháng 2/2015, Panasonic tuyên bố rút khỏi thị trường tivi quốc tế. Những sản phẩm giá rẻ hơn của hãng này với thương hiệu Sanyo, vốn được bán tràn lan ở các siêu thị từ Việt Nam đến Walmart của Mỹ chỉ còn là thứ mà người Nhật “tự sản tự tiêu”. Toshiba cũng ngừng sản xuất và bán tivi tại Bắc Mỹ từ tháng 3/2015 vì một lý do tương tự: không thể cạnh tranh về giá cả cũng như thông số với các đối thủ khác. Ngược lại, tập đoàn Sony lại lựa chọn tách mảng sản xuất tivi ra thành một công ty con hoạt động độc lập.

Theo ông Peter Richardson, Giám đốc nghiên cứu tại Công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint: “Lý do các công ty Nhật Bản có kết quả như ngày nay chính là chiến lược. Các thương hiệu Nhật như Sony và Panasonic luôn chú trọng vào chất lượng, nhưng thực sự họ lại không có năng lực trong việc sản xuất các tấm màn hình LED và LCD. Họ không có khả năng đem lại sự khác biệt đến thị trường. Ngoài ra, cơ cấu kinh doanh tốn kém và phức tạp khiến các hãng điện tử Nhật Bản khó thu về lợi nhuận đáng kể”.


Các hãng tivi Nhật đang lao dốc không phanh ở Việt Nam

Các hãng tivi của Nhật đang lu mờ trước đối thủ đến từ Hàn Quốc

Trước sự yếu thế từ Nhật, các hãng sản xuất Hàn Quốc và Trung Quốc vươn mình trỗi dậy, giành được thị phần lớn hơn nhờ tập trung vào các sản phẩm giá rẻ và chấp nhận mức lợi nhuận thấp.

Khoảng trống về thiết kế của Nhật Bản trong thời gian này đã được các công ty Hàn Quốc như Samsung và LG lấp đầy. Với mức giá cạnh tranh hơn cũng như các chiến dịch quảng cáo rầm rộ, doanh số của LG trên toàn cầu trong năm 2014 đã tăng từ 800 triệu won lên 174 tỷ won. Ông Richardson cho biết thêm: “Các thương hiệu Hàn Quốc, Samsung và LG đi tiên phong trong chất lượng cũng như công nghệ tân tiến nhờ năng lực tự phát triển sản phẩm của mình. Điều này có nghĩa là họ có khả năng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao với mức giá bán hợp lý so với các khoản đầu tư của mình”.

Rất nhiều thương hiệu Trung Quốc cũng giành thêm được thị phần nhờ giá rẻ và chấp nhận lợi nhuận thấp.

Trong cuộc chiến xuất khẩu tivi, Hàn Quốc đã đánh bại Nhật Bản một cách ngoạn mục. Giờ đây Nhật Bản chỉ biết rút về thị trường trong nước và có lẽ các thế hệ “sinh sau đẻ muộn” sẽ không tưởng tượng ra được Nhật đã từng có thời huy hoàng như thế. Sau cuộc rút lui này, có lẽ Nhật Bản chẳng bao giờ trở lại được như trước. Song có vẻ chính phủ Nhật không chấp nhận quan điểm này mà vẫn tiếp tục vung tiền nuôi những công ty đang “hấp hối”. Chính điều này tạo nên các “zombie” cho nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển của các công ty mới.

Sự ra đi của Nhật mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất khác như Samsung và LG. Bài học rút ra từ cuộc “chuyển giao” tàn khốc này đó là: với một chiến lược dựa trên công nghệ tiên tiến nhất, giá cả cạnh tranh và chiến dịch quảng cáo hiệu quả, các công ty có thể chiếm được bất cứ thị trường nào mình muốn.

Theo chủ cửa hàng điện tử ở Machida (Tokyo), một người đã bán hàng điện tử của các hãng như Toshiba, Hitachi, Sharp, National, Panasonic và Sony trong hơn 40 năm, chất lượng sản phẩm Sony đã giảm sút trong nhiều năm qua. “Samsung đã vượt mặt Sony, đặc biệt ở mảng tivi”. Tivi Sony luôn được định hình trong suy nghĩ của người tiêu dùng là một sản phẩm chất lượng cao. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người Việt Nam luôn ví von “nét như Sony”. Tuy nhiên, đó là cách đây 20 năm. “Tivi Sony có chất lượng rất tốt, hình ảnh rất đẹp. Nhưng ngày nay, chất lượng đã đi xuống” , người bán hàng điện tử ở Tokyo nói.


Một vấn đề nữa là trước đây giá tivi Sony rất đắt. Bây giờ, không ai trả mức giá cao như thế để mua tivi mới. Sự thật là giá tivi đã giảm nhiều do sự cạnh tranh của các sản phẩm Hàn Quốc rẻ hơn.

Các hãng tivi Nhật đang lao đốc tại Việt Nam

Cũng như xu hướng chung trên toàn cầu, các hãng tivi của Nhật gặp đầy khó khăn tại Việt Nam – một thị trường mà người dùng đã từng ưa chuộng tivi của Nhật. Các siêu thị điện máy cho hay, những thương hiệu tivi của Nhật vốn ngày xưa bán rất chạy thì giờ đây câu chuyện đã khác. Thậm chí, một vài thương hiệu tivi của Nhật có số lượng bán tại siêu thị điện máy trong năm chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Một vài thương hiệu tivi của Nhật không còn xuất hiện tại các chuỗi điện máy lớn tại thị trường Việt Nam.

Trong nội dung gửi cho ICTnews, hãng nghiên cứu thị trường GFK đưa ra con số cho thấy sự lao dốc của các hãng tivi Nhật tại thị trường Việt Nam và sự lên ngôi của các thương hiệu tivi đến từ Hàn Quốc. Thống kê của GFK chỉ ra rằng tỷ lệ số lượng bán tivi từ năm 2014 đến nay của các hãng tivi Nhật sụt giảm liên tục theo số liệu ghi nhận từ các kênh bán lẻ. Cụ thể, năm 2014 các hãng tivi Nhật chiếm khoảng 49% thị phần thì đến năm 2015 tụt xuống 40% thị phần và con số này của năm 2016 là 37%. Như vậy, bình quân mỗi năm các hãng tivi Nhật mất khoảng 7,5% thị phần. Trong khi đó, các thương hiệu tivi Hàn Quốc đang lên khá mạnh. Nếu như năm 2014 các thương hiệu tivi Hàn Quốc chỉ chiếm 45% thị phần (thấp hơn các thương hiệu tivi của Nhật) thì chỉ sau 1 năm đến năm 2015 các thương hiệu tivi Hàn Quốc đã chiếm 52% và vượt qua thị phần của Nhật. Năm 2016 các thương hiệu tivi Hàn Quốc đã chiếm 53% thị phần tại Việt Nam và vượt hơn thương hiệu tivi Nhật là 16%.

Các con số nghiên cứu của GFK chỉ ra rằng, trong 3 năm qua, thị trường tivi Việt Nam chủ yếu biến động do sự sụt giảm của tivi Nhật và sự thăng hoa của các thương hiệu tivi của Hàn Quốc. Còn thương hiệu tivi của Trung Quốc và Việt Nam thì không có biến động nhiều.

Một nhà bán lẻ điện máy của Việt Nam cho ICTnews hay nếu các hãng tivi Nhật kể cả Sony – vốn được xem là niềm tự hào của Nhật mà không thay đổi thì họ sẽ bị “knock-out” tại chính thị trường mà người dùng đã từng yêu quý thương hiệu Nhật.

Theo ictnews.vn

Từ khoá : tivi, ang, lao, phanh, Nam

TIN LIÊN QUAN

Hướng dẫn kết nối điện thoại Android với Tivi

Nếu màn hình chiếc điện thoại quá bé so với nhu cầu to lớn của bạn, hãy nhanh chóng kết nối chúng với tivi để tăng tính trải nghiệm khi sử...

IFA 2018: Nơi "hò hẹn" của TIVI 8K, AI và nhiều xu hướng công nghệ mới

FA 2018 - sự kiện triển lãm công nghệ châu Âu sẽ được diễn ra từ 31/8 - 5/9 tại Berlin (Đức). Qua đó, sự kiện này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều sản...

Xưa có câu "Nét như Sony", nhưng giờ đã thành… Nát như Sony?

Không chỉ Sony, nhiều hãng TV Nhật Bản “vang bóng một thời” như Sanyo, Panasonic… chỉ còn là câu chuyện của quá khứ, nhường đường lại cho những...

VinSmart tuyên bố dừng sản xuất tivi và smartphone, tập trung phát triển ô tô VinFast

Trong những ngày qua, không chỉ báo giới mà cả người tiêu dùng Việt cũng đồng loạt xôn xao về tin tức tập đoàn Vingroup chính thức công bố VinSmart sẽ dừng việc nghiên cứu, sản xuất tivi và điện thoại di động để tập trung nguồn lực phát triển các

Cách xem tivi miễn phí hơn 150 kênh ngay trên iPhone

Trong trường hợp cần xem một trương trình nào đó nhưng không có tivi bên cạnh, hoặc tivi không có kênh mà bạn muốn xem. Thì chớ lo lắng vì cách...

Panasonic Toughpad FZ-N1 chạy Android/Windows 10 ra mắt

Thế giới di động - Panasonic mới đây đã trình làng chiếc smartphone thuộc dòng sản phẩm Toughpad tại thị trường Ấn Độ, điều thú vị là có cả phiên bản Android và...

Cái thời hoàng kim "made in Japan" nay còn đâu...

Trong nhiều thập kỉ qua, các hãng công nghệ Nhật Bản như Sony, Panasonic hay Sharp luôn được coi là những thương hiệu cao cấp, người khổng lồ...

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn chỉnh Rebuilding File trên Internet Download Manager

Khoảng thời gian dừng đó là lúc IDM ghép nối các file được chia nhỏ thành một file hoàn hảo để chúng ta sử dụng và quá trình ấy được gọi là Rebuilding File. Thời gian mà IDM Rebuilding File lâu hay nhanh sẽ tùy thuộc

Code Kiếm Vũ, cách nhận, nhập Giftcode

Tựa game 2,5 D Kiếm Vũ mới đây vừa chúc mừng sinh nhật tròn 1 tuổi bằng cách tung Code Kiếm Vũ cực kỳ hấp dẫn đến cho người chơi. Nếu bạn đang là một game thủ Kiếm Vũ thì đùng bỏ qua các vật phẩm 'khủng' đến từ Code

Hướng dẫn cách check iphone cũ chuẩn nhất năm 2023

Làm thế nào để bạn có thể check iphone cũ khi bạn muốn mua nó? IPhone cũ không phải là một sản phẩm lạ với người tiêu dùng Việt Nam trong thời buổi công nghệ số này nữa, tuy nhiên không phải ai cũng có thể kiểm tra

Hô biến ảnh thường thành ảnh GIF với ứng dụng PLOTAGRAPH+ trên iPad

Mới đây, công ty Plotagraph, Inc. đã công bố ứng dụng Plotagraph+ cho iPad. Hãy cùng xem có gì hay ho trong ứng dụng chỉnh sửa ảnh này nhé!

Hướng dẫn sửa lỗi gõ tiếng Việt khi tìm kiếm trên thanh địa chỉ Chrome, Cốc Cốc

Lỗi chính tả thường xảy ra khi tìm kiếm trên thành địa chỉ của 2 trình duyệt Chrome, Cốc Cốc. Mặc dù lỗi này không quá nghiêm trọng nhưng khiến người dùng cảm thấy rất khó chịu.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá hệ thống chống rung kép của Google Pixel 2

Công nghệ chống rung của Google gọi là Fused Video Stabilization, là sự kết hợp của chống rung quang học (bằng phần cứng) và chống rung điện tử (bằng phần mềm).

Volvo V90 T6 R-Design 2021

Dù chỉ là một phiên bản nâng cấp giữa vòng đời với rất ít thay đổi được thực hiện, nhưng Volvo V90 2021 vẫn xứng đáng được coi là mẫu xe “Flagship” của nhà sản xuất Thụy Điển, vượt qua mọi đối thủ “sừng sỏ” đến từ Đức

Mở hộp Vivo V20 SE: Phiên bản rút gọn Vivo V20, 3 camera 48MP, Snapdragon 665

Vivo V20 SE là phiên bản rút gọn của Vivo V20 và V20 Pro. Vậy với giá bán thấp hơn thì Vivo V20 SE sẽ có những ưu điểm nào?