Taxi công nghệ với Taxi truyền thống: Cạnh tranh không bình đẳng?

Bộ GTVT đã cấp phép thí điểm cho 7 đơn vị taxi công nghệ hoạt động nhưng lại không quản lý được chính xác lượng xe tham gia. Số xe tham gia taxi công nghệ do Bộ GTVT ước lượng ít hơn nhiều so với con số của các địa phương đưa ra.

 

Vênh nhau về số liệu

 

Số liệu báo cáo của Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho thấy, đến tháng 4-2017, số lượng xe hợp đồng dưới 9 chỗ tham gia đề án thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào xe hợp đồng chở khách (taxi công nghệ - PV) đạt khoảng 13.500 xe với 235 đơn vị tham gia tại 3 địa phương là Hà Nội, TP.HCM và Khánh Hòa. Tuy vậy, theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, hiện tại, số xe ô tô tham gia taxi công nghệ trên địa bàn đã là 7.000 xe, TP.HCM hơn 21.000 xe, còn Khánh Hòa chưa có thống kê... Như vậy, nếu chỉ tính 2 thành phố lớn nhất nước, số xe taxi công nghệ đã gấp 2 lần con số của Bộ GTVT.

 

Đáng nói, theo các Sở GTVT địa phương, số lượng này cũng mới chỉ là tạm tính bởi một số đơn vị không cung cấp số xe chính xác cho cơ quan quản lý Nhà nước. Tại địa bàn Hà Nội, Sở GTVT cho biết, tháng 4 vừa qua, Sở GTVT đã đề nghị các đơn vị này báo cáo số lượng phương tiện cụ thể để có cơ sở tổng hợp báo cáo Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội.

 

Tuy nhiên, đa số báo cáo của các đơn vị đều không cụ thể, không có danh sách phương tiện, người lái cũng như danh sách các đơn vị vận tải đối tác có phương tiện tham gia hoạt động thí điểm. Dù các đơn vị đều khẳng định, chỉ hợp tác với các Hợp tác xã kinh doanh vận tải, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, không hợp tác với cá nhân có xe ô tô nhưng các Sở GTVT địa phương đều cho rằng, không thể quản lý được việc này.

 

Ngoài việc khó quản lý về mặt số lượng thì việc thu thuế của một số đơn vị như Uber cũng gặp khó khăn. Cục Thuế TP.HCM đã nhiều lần có văn bản nhắc nhở việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Uber nhưng đến nay, đơn vị này mới nộp thuế tính trên 20% doanh thu mà Uber được hưởng và số thuế khấu trừ của các đối tác Uber B.V (là các lái xe) từ tháng 10-2016 đến nay.

 

Trong khi đó, yêu cầu của cơ quan thuế là Uber B.V phải có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế với cả doanh thu của lái xe từ khi Uber B.V vào hoạt động tại thị trường Việt Nam, tức từ năm 2014 đến trước tháng 10-2016. Vào Việt Nam hoạt động từ năm 2014, nhưng phải đến tháng 4-2017, Uber mới chính thức được Bộ GTVT cấp phép hoạt động thí điểm. Trong suốt khoảng thời gian từ 2014 đến đầu 2017, Uber vẫn hoạt động bình thường, vẫn ký kết với các đối tác vận tải để chở khách như taxi công nghệ nhưng không hề bị xử lý

Nhất bên trọng, nhất bên khinh

 

Khó có thể phủ nhận, sự xuất hiện của taxi công nghệ đã tạo một cuộc cạnh tranh về giá cước taxi tại một số đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM. Kể từ khi Grab, Uber vào thị trường Việt Nam, người tiêu dùng đã được hưởng lợi đáng kể về giá cước, sự minh bạch của dịch vụ… Chị Nguyễn Thu Trang (ở Khu đô thị Hòa Bình Green City, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) cho biết: “Từ ngày có Uber và Grab tôi rất ít khi di chuyển bằng taxi truyền thống. Giá cước là một phần nhưng sự tiện lợi khi đặt xe, biết trước số tiền mình sẽ phải trả là ưu thế lớn…”.

 

Bên cạnh ưu thế do công nghệ đem lại, taxi công nghệ còn đang được hưởng một số lợi thế do hệ thống quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp taxi truyền thống sẽ phải chịu rất nhiều quy định về thuế, về giá, về logo, về mào, phù hiệu xe, về lái xe. Thậm chí, trong bối cảnh ùn tắc giao thông hiện nay, nhiều tuyến phố ở Hà Nội, TP.HCM, taxi sẽ không được hoạt động giờ cao điểm. Thêm vào đó, giá cước vận tải dù theo cơ chế thị trường nhưng khi doanh nghiệp muốn tăng hoặc giảm vẫn phải khai báo với cơ quan chức năng như Sở Tài chính, Sở GTVT…

 

Về quy mô hoạt động, trong khi taxi công nghệ không chịu sự ràng buộc nào, có thể “bành trướng” số lượng “khủng” trong thời gian ngắn thì taxi truyền thống lại bị bó buộc bởi quy hoạch của Nhà nước. Việc tăng số đầu xe của các hãng taxi truyền thống là hết sức khó khăn, phải trình qua nhiều cấp, ngành xem xét và nếu đã hết “quota” so với quy hoạch thì không cách nào được phê duyệt.

 

Ngược lại, taxi công nghệ không chịu bất kỳ ràng buộc nào, một xe ôtô cá nhân, tham gia ký kết với Uber hoặc Grab thông qua một hợp tác xã hoặc doanh nghiệp vận tải; được Uber hoặc Grab đưa vào hệ thống, cấp tài khoản là có thể bắt đầu tham gia chở khách như taxi truyền thống. Các xe này không có mào nên không bị cấm vào các tuyến phố cấm taxi giờ cao điểm, không phải ràng buộc về chính sách, chế độ với lái xe, không bị quản lý về giá cước, có thể tăng hoặc giảm số lượng tùy thời điểm, tình hình thời tiết trong ngày…

 

Đại diện Sở GTVT Khánh Hòa nhìn nhận: “Trong khi chúng ta quản lý rất chặt xe taxi truyền thống thì lại quá lỏng lẻo trong việc cấp phép, quản lý loại hình taxi công nghệ dù hoạt động tương tự taxi truyền thống”.

Nguồn : Xehay.vn

TIN LIÊN QUAN

Đề xuất từ năm 2025, taxi Hà Nội chung một màu sơn

Từ năm 2025, thống nhất áp dụng màu sơn chung đối với xe taxi hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội.

Taxi Hà Nội sẽ có chung một màu sơn?

Dự thảo Quy chế Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi trên địa bàn Hà Nội có quy định, taxi đăng ký hoạt động trên địa bàn Hà Nội sẽ phải chung một màu sơn.

Taxi truyền thống phải thích nghi, nếu không sẽ bị đào thải

Theo lộ trình được Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đưa ra, trong tháng 7 này, Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ Dự thảo Nghị định 86/NĐ-CP để xem xét, cho ý kiến trước khi ban hành. Tuy nhiên đến nay, qua rất nhiều cuộc họp lấy ý kiến, vẫn còn nhiều quan

Hà Nội muốn gắn "mác" phân vùng hoạt động nội - ngoại thành cho taxi

Nội dung Quy chế quản lý hoạt động taxi mà Sở GTVT Hà Nội đang lấy ý kiến rộng rãi có đề cập nội dung, sẽ gắn mác phân vùng hoạt động đối với taxi.

Giảm xe chạy rỗng sẽ bớt áp lực giao thông đô thị

Số lượng xe cá nhân tăng nhanh dù nhu cầu không quá cấp thiết đồng nghĩa với lượng xe chạy rỗng nhiều trong khi hạ tầng giao thông đô thị phát triển không kịp là một trong những nguyên nhân chính...

Hà Nội: Taxi kẹt ở đường ray, bị tàu hỏa đâm bẹp

Vụ việc xảy ra vào khoảng 9h, sáng ngày 15-7, tại km 12+500 đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Taxi truyền thống "chạy đua" công nghệ với Uber, Grab

Trước sự cạnh tranh gắt gao của Grab, Uber, để “giữ chân” khách, một số hãng taxi truyền thống đã quyết định đầu tư ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy vậy, hiệu quả của những...

Quản taxi công nghệ như taxi truyền thống: Đưa cái mới

Chắc không khó để hình dung, nếu áp theo định nghĩa của Bộ GTVT nêu ra tại Dự thảo Nghị định 86 thì những đơn vị tham gia cung cấp phần mềm, hỗ trợ dịch vụ vận tải như Grab và tới đây là VATO hay Go-Jeak… sẽ là những doanh nghiệp vận tải 'kiêm'

THỦ THUẬT HAY

Cách soạn thảo bằng giọng nói với ứng dụng Speechnotes

Với ứng dụng Speechnotes – Speech To Text, bạn có thể soạn thảo như một phần mềm soạn thảo văn bản thông thường hoặc đặc biệt hơn là nhập văn bản bằng giọng nói với hơn 100 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

Chuyển ảnh nhanh giữa iPhone với các thiết bị khác không cần cắm dây

Bạn có bao giờ cảm thấy phiền phức khi mỗi lần cần chuyển ảnh từ iPhone sang máy tính hay từ iPhone sang một iPhone khác không?...

12 bước để pivot startup

Nếu nhiều startup thực hiện pivot thì có lẽ đã có nhiều startup tồn tại hơn. Pivot là một bí mật để tồn tại. Học cách pivot sẽ giúp bạn cứu startup của mình khỏi thất bại và tiếp tục phát triển trong thời gian dài.

Hướng dẫn cách giảm dung lượng PDF Online không mất tiền

File PDF dung lượng lớn ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình chia sẻ. Tuy nhiên, nếu biết cách giảm dung lượng PDF Online thì việc chia sẻ file cho mọi người sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Trong bài viết này Viettel

Hướng dẫn xem mật khẩu đã lưu trên Chrome cho Android

Cuối cùng người dùng Android cũng được bổ sung tính năng xem mật khẩu đã lưu, vốn quá quen thuộc trên Chrome máy tính. Chỉ cần cập nhật lên Chrome 62 bạn sẽ xem được mọi mật khẩu đã lưu ngay trong ứng dụng, thay vì

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Mobiistar Zumbo S(2017): Liệu có đáp ứng tốt nhu cầu hàng ngày?

Với lợi thế màn hình to 5.5 inch, Mobiistar Zumbo S (2017) rất thích hợp với những bạn yêu thích một chiếc smartphone màn hình to.

Đánh giá vòng đeo tay thông minh DT No.1 F5, kiểu dáng thể thao, giá chỉ 1 triệu đồng

Ở bài viết lần trước, TCN đã có bài đánh giá trên tay sản phẩm vòng đeo tay thông minh DT No.1 F4, lần này TCN mang tới sản phẩm mới nhất của thương hiệu DT No.1 là chiếc F5 – vòng đeo tay thông minh thích hợp cho

TOP 5 smartphone Xiaomi dưới 5 triệu có sạc nhanh hấp dẫn nhất 2021

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm smartphone Xiaomi dưới 5 triệu có sạc nhanh thì dưới đây sẽ là những cái tên hữu ích nhất mà bạn không nên bỏ qua. Redmi 9T Xiaomi Redmi 9T được nhà sản xuất tích hợp viên pin dung lượng lên