Nhờ sự bùng nổ của ChatGPT, các hãng công nghệ lớn như Qualcomm, Microsoft đến SK Telecom đang ngày đêm tìm cách kiếm tiền trên nền tảng này với tham vọng về sức mạnh của AI. Hãy cũng Trangcongnghe.vn đi tìm hiểu ngay về vấn đề này!
ChatGPT và trí tuệ nhân tạo hay còn được gọi là AI, đang ngày càng phát triển và xuất hiện nhiều tại các sự kiện lớn nhất thế giới trong ngành viễn thông Mobile World Congress (MWC) vừa được khai mạc vào tuần trước tại Barcelona - Tây Ban Nha. Công nghệ do AI cung cấp được hơn 2000 nhà triển lãm, nhà cung cấp dịch vụ di động và sản xuất chip đề háo hức bàn luận và bắt đầu có những tham vọng về công nghệ đến từ AI.
Francois Candelon, Giám đốc toàn cầu viện Henderson, nhóm chuyên gia tư vấn tập đoàn Boston Consulting Group cho biết, tất cả mọi ngành nghề đều có thể được số hóa giọng nói, văn bản, video và chịu ảnh hưởng bởi AI tổng quát.
Nhà phát triển chip điện thoại hàng đầu thế giới - Qualcomm đã thực hiện trực tiếp một màn trình diễn, biến mô tả từ lời nói thành hình ảnh chính xác chỉ trong thời gian 15 giây. Đây chính là một ví dụ rõ nét về AI tổng quát, giống như công nghệ của ChatGPT. Nhưng Qualcomm cho rằng điểm hay ho nhất không nằm ở kết quả mà chúng tạo thành, điểm thu hút nhà công nghệ này nằm ở các quy trình điện toán được thực hiện trên thiết bị thay vì phải dự vào sức mạnh của điện toán đến từ đám mây.
Giám đốc tiếp thị Qualcomm Technologies Don Mc Guire đã tâm sự với Nikkei Asia rằng, buổi trình diễn trên chính là bằng chứng thực tế nhất lột tả được khả năng xử lý các khối lượng công việc điện toán cực kì khổng lồ được liên kết trực tiếp từ AI mà một bộ xử lí di động hoàn toàn có thể làm được.
Ông McGuire cho biết: “Edge AI thực sự quan trọng, 66% dữ liệu được tạo ra vào năm 2030 sẽ được thực hiện trên các thiết bị xử lý quy trình điện toán mà không cần kết nối internet'. Đây là thuật toán AI được thao tác và giải quyết cục bộ trên phần cứng của thiết bị mà hoàn toàn không đòi hỏi bất cứ 1 yêu cầu kết nối nào. Quan trọng hơn, điện toán AI có lợi thế rất lớn về chi phí. “Nhu cầu truy cập đám mây cho mọi truy vấn ChatGPT sẽ tiêu tốn một lượng điện năng lớn, điều này có thể gây ra căng thẳng cho các trung tâm dữ liệu và tiêu tốn rất nhiều tiền', ông McGuire cho biết thêm. Nếu hoàn thiện, các tính năng như Qualcomm đã biểu diễn tại MWC sẽ có thể được thương mại hóa trong các thế hệ bộ xử lý ứng dụng sắp tới đây của công ty này.
Xem thêm: AI sẽ được tích hợp cho Facebook, Instagram và WhatsApp
Sinh viên Việt Nam giành giải thưởng ĐH Stanford khi đã tích hợp ChatGPT vào kính VR
AI được đưa vào ngành viễn thông
Trong MWC, các nhà viễn thông còn thảo luận thêm về các cách áp dụng AI cho ngành của họ. Tuy nhiên hiện nay lại có rất ít người tập trung vào công nghệ này ngoại trừ một vài nhà viễn thông, điển hình là hãng viễn thông lớn nhất Hàn Quốc: SK Telecom (SKT). Được biết rằng, hãng này đã có những công bố về kế hoạch biến thành một công ty AI vào tháng 11/2022.
Ông Eric Davis, Phó chủ tịch phụ trách mô hình ngôn ngữ AI của SK Telecom cho biết: 'Chúng tôi kinh doanh lĩnh vực viễn thông được một thời gian, nhưng thế giới chuyển động với tốc độ rất nhanh và AI đang nổi lên. Để cạnh tranh, chúng tôi cần chuyển đổi thành một công ty AI. Nếu không hành động ngay bây giờ, chúng tôi sẽ bỏ lỡ cơ hội to lớn này'.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc AI sẽ không xuất hiện trong viễn thông. Micrsoft là doanh nghiệp mở ra sự bùng nổ của ChatGPT thông qua tích hợp ứng dụng này vào công cụ tìm kiếm của mình. Hãng này đã giới thiệu một hệ thống quản lý AI bằng đám mây dành riêng cho các nhà khai thác viễn thông để các hãng này có thể quản lý mạng một cách hợp lý, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Kết Luận
ChatPGT đang ngày càng phát triển và chiếm hữu thị trường. Đây vừa là tín hiệu tốt cũng vừa là tín hiệu buồn cho chuỗi ngày chấm dứt của những công nghệ cũ trong tương lai gần. Hy vọng bài viết của Trangcongnghe.vn sẽ mang lại những thông tin bổ ích dành cho các bạn!