[Mới] Bật mí số may mắn 12 con giáp năm 2025 để tăng tài lộc
Nhân lực chất lượng cho ngành AI của Việt Nam còn thiếu thốn
Những năm gần đây rất nhiều trí thức gốc Việt, cựu du học sinh từng làm việc tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã trở về Việt Nam đầu tư, tham gia vào các startup công nghệ tiên phong. Nguồn 'chất xám' này đã có những đóng góp quan trọng không chỉ về trí tuệ, kinh nghiệm mà còn dẫn dắt và truyền cảm hứng cho cộng đồng khởi nghiệp khoa học công nghệ trong nước để hướng tới thiết kế những sản phẩm có tính cạnh tranh tầm thế giới.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, với Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Quyết định 188 mở rộng Đề án 844 về phê duyệt đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025, chưa bao giờ hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đầu tư phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ có 'hành lang' rộng rãi để phát triển như hiện nay.
Với những nền tảng trên, nhiều chuyên gia nhận định, nếu có sự quyết tâm, đầu tư hợp lý Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển nhiều lĩnh vực công nghệ tiên phong, cạnh tranh sòng phẳng với các quốc gia khác.
Mở đầu chuỗi sự kiện TECHFEST VIETNAM 2021, tại tọa đàm 'Phá băng - Ứng xử của truyền thông với công nghệ tiên phong', các trí thức, nhà sáng lập, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực startup công nghệ đến từ VinAI, Got It, OhmniLabs... đã có những chia sẻ về kinh nghiệm, bài học trên hành trình xây dựng các startup công nghệ.
Công nghệ là con đường chuyển dịch từ nền kinh tế sản xuất sang kinh tế sáng tạo
Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào, Campuchia khẳng định, việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kể từ GDP hay sự chuyển dịch kinh tế từ những ngành công nghiệp có giá trị thấp lên ngành có giá trị cao.
Lấy ví dụ về một công nghệ tiên phong là 5G, kết quả nghiên cứu gần đây của Qualcomm cho thấy, công nghệ 5G sẽ đem lại giá trị kinh tế khoảng 13.200 tỷ USD cho toàn thế giới vào năm 2035, cùng với cơ hội việc làm cho 20 triệu người.
Việt Nam đang trở thành khu trung tâm về đổi mới sáng tạo của Đông Nam Á
Ông Thiều Phương Nam
Với Việt Nam, kinh tế số cũng sẽ tạo ra cơ hội rất lớn, tới khoảng 30 tỷ USD vào năm 2025.
'Việc ứng dụng những công nghệ mới như AI, 5G, Iot... sẽ giúp các quốc gia chuyển dịch từ nền kinh tế sản xuất sang nền kinh tế sáng tạo', ông Nam cho biết.
Vị lãnh đạo cấp cao của Qualcomm cũng đánh giá Việt Nam hiện đang trên đường trở thành trung tâm về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đặc biệt là khi Chính phủ đang có kể hoạch tăng ngân sách cho nghiên cứu AMD lên 2% vào năm 2030.
Ông Nam cho rằng đây là điều rất quan trọng để các công ty, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam có thể tiếp cận các công nghệ tiên phong như AI, 5G, Iot... và ứng dụng các công nghệ này trong quá trình chuyển đổi số của nhiều ngành công nghiệp.
Ví dụ như ứng dụng công nghệ này để thực hiện các dự án thành phố thông minh - smart city, giúp cho các thành phố vận hành tốt hơn, thông minh hơn. Hay ứng dụng để xây dựng các nhà máy thông minh chạy trên nền tảng 5G với tốc độ cao, độ trễ thấp để nâng cao năng suất, hiệu quả của các nhà máy.
'Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi mà ngành sản xuất ở Việt Nam là lĩnh vực rất quan trọng, hiện đang đóng góp khoảng 17% GDP'.
Cũng theo lãnh đạo Qualcomm, là một công ty nghiên cứu phát triển nên doanh nghiệp này đầu tư rất sớm cho các công nghệ mới. Những công nghệ hiện nay đã được thương mại hóa thì thường đều được đầu tư từ 10 năm trước đó.
Đánh giá Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm về đổi mới sáng tạo ở Đông Nam Á, đại diện của Qualcomm cho biết doanh nghiệp này mới đây đã mở một trung tâm nghiên cứu đầu tiên của mình tại Đông Nam Á, đóng tại Hà Nội với mục tiêu hỗ trợ, đồng thành cùng các hệ sinh thái, đối tác đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Khẳng định sự phát triển của khoa học công nghệ là không có biên giới, những sản phẩm của công nghệ đều hướng tới thị trường toàn cầu, ông Nam cho biết doanh nghiệp này luôn xác định tích cực trong việc chuyển giao công nghệ cho đối tác Việt Nam để họ có thể nhanh chóng tiếp cận được công nghệ mới nhất.
“Việt Nam là quốc gia thứ 3 mà Qualcomm lựa chọn để tổ chức chương trình giải pháp sáng tạo cho các startup trong lĩnh vực công nghệ vì chúng tôi nhìn thấy tiềm năng và năng lực của những người làm công nghệ tại Việt Nam”, vị Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào, Campuchia nói.
Trường quay ảo của tọa đàm 'Phá băng - Ứng xử của truyền thông với công nghệ tiên phong'.
Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự phát triển của ngành robot
TS Vũ Duy Thức (Thức Vũ), Co-founder và CEO OhmniLabs bắt đầu phần chia sẻ của mình với câu chuyện về sự phát triển của ngành robot cùng với cách mà công nghệ robottic hỗ trợ cuộc sống của con người, thay đổi cách con người giao tiếp với nhau.
“Trong tương lai, nhờ có robot, chúng ta có thể đi du lịch từ xa. Bạn có thể ngồi tại Việt Nam và đi mua sắm tại Paris, thăm viện bảo tàng tại New York và cuối cùng về Tokyo để tham gia một buổi họp”, ông Thức Vũ nói và bày tỏ khát vọng tạo ra những sản phẩm robot made in Vietnam đạt được dấu ấn công nghệ quốc tế.
Lấy bằng Tiến sĩ về trí tuệ nhân tạo tại Đại học Stanford (Mỹ), đồng thời sáng lập 3 startup công nghệ nổi tiếng (Katango, OhmniLabs, Kambria) TS. Vũ Duy Thức là một người Việt có tầm ảnh hưởng tại Silicon Valley.
Năm 2017, ông được Silicon Valley Business Journal vinh danh là một trong 40 nhân vật dưới 40 tuổi có ảnh hưởng lớn nhất tại Silicon Valley.
Theo ông Thức Vũ, hiện sản phẩm robot của OhmniLabs được nhiều kỹ sư từ Việt Nam chung sức phát triển. Robot có thể giao tiếp từ xa, mọi lúc mọi nơi, trong gia đình, bệnh viện, trường học... Robot có thể di chuyển trong nhà, đưa hình ảnh đến người cần kết nối tạo ra cách liên lạc như hai người đang trò chuyện trực tiếp. Trong lĩnh vực y tế, robot kết nối bệnh nhân với bác sỹ, gia đình trong dịch COVID-19.
'Hơn 40 bệnh viện đã triển khai robot này trong đó có Việt Nam thông qua hợp tác với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP', TS. Thức Vũ thông tin.
Co-founder và CEO OhmniLabs đã đề cập đến những cơ hội, tiềm năng từ lực lượng hơn 100.000 bạn trẻ hàng năm tốt nghiệp các trường đại học đào tạo về công nghệ tại Việt Nam và thách thức cũng như cách thức để khai thác đội ngũ này.
Ông Thức Vũ thẳng thắn nhìn nhận, dù nói là có 100.000 người đang tốt nghiệp ngành IT mỗi năm tuy nhiên chỉ có khoảng 10% trong số đó đang theo đuổi ngành CNTT và 10% trong số này, tức chỉ khoảng 1% là gắn với AI.
Và để lượng hóa, ông Thức Vũ cho biết, thực sự tổng số lượng nhân lực này hiện chỉ khoảng 4.000 người/năm có đủ khả năng tiếp cận các chương trình AI bài bản.
'Đây là con số quá ít nếu so sánh với các nước như là Trung Quốc hay Mỹ', CEO OhmniLabs bình luận.
TS. Thức Vũ đánh giá, hiện nay AI, blockchain hay robotics đang là những công nghệ tiên phong và đang có sự bùng nổ về phát triển, ứng dụng. Điều này đem lại cho Việt Nam cơ hội vàng để bắt kịp các quốc gia phát triển khác. Tuy nhiên nếu chúng ta bỏ lỡ 'cơ hội vàng' này thì chỉ trong khoảng 2-3 năm tới Trung Quốc, Ấn Độ hay ngay một số các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ bỏ xa Việt Nam.
Vì thế, ông cho rằng khó khăn trước mắt vẫn là phải làm sao để cho nhiều nhất có thể các bạn trẻ Việt Nam tiếp cận được với chương trình giáo dục này, qua đó đóng góp cho sự phát triển của các ngành công nghệ tiên phong.
Các diễn giả tham gia tọa đàm 'Phá băng...'
AI làm thay đổi rất nhiều cách thức con người giao tiếp với nhau
Ông Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo VinAI đã chia sẻ về lý do rời bỏ Google - một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới để về Việt Nam đầu quân, dẫn dắt VinAI.
Theo ông Hưng, bên cạnh tiềm năng rất lớn của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong nước, lý do đầu tiên khiến ông trở về là vì 'muốn được làm những công việc có tầm ảnh hưởng cũng như lan tỏa lớn nhất'.
'Nếu như tôi tiếp tục làm việc ở Google thì đóng góp của tôi chắc sẽ hạn chế hơn nếu như về Việt Nam, bằng việc thực hiện đóng góp để sáng lập ra Viện nghiên cứu Ai đầu tiên tại Việt Nam', ông Hưng bày tỏ.
Ông Hưng cho biết, trong khoảng 2,5 năm vận hành, một trong những mục tiêu của VinAI là 'gieo thêm những hạt giống mới', đào tạo thêm được nhiều bạn trẻ Việt Nam về AI một cách bài bản, nắm vững nền tảng công nghệ, không chỉ dừng lại ở mức đuổi theo, ngang hàng với thế giới mà hướng tới dẫn dắt, chiếm lĩnh công nghệ mới.
Lý giải về việc số lượng các bạn trẻ tốt nghiệp ngành IT rất nhiều nhưng thực tế những bạn có thể nắm vững công nghệ về AI hay ngay lập tức làm việc cho các công ty, tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm một cách hữu ích thực sự rất ít - theo người đứng đầu VinAI, nguyên do khách quan đến từ ngay trong việc giáo dục, đào tạo các bạn sinh viên về năng lực AI cũng như kỹ năng nắm bắt thị trường, phát triển sản phẩm.
Tuy nhiên, trong quá trình tiếp cận và đào tạo, ông Hưng nhận thấy rất nhiều bạn trẻ Việt Nam có năng lực rất tốt, hoàn toàn có thể nắm bắt những công nghệ phức tạp trong một thời gian khá nhanh chóng, hoàn toàn có năng lực tham gia vào các công trình nghiên cứu 'đẳng cấp' tầm thế giới.
'Đó là những tín hiệu rất lạc quan cho năng lực phát triển AI tại Việt Nam', ông Bùi Hải Hưng nói.
Đồng thời, vị này cũng khẳng định vẫn còn có rất nhiều việc phải làm liên quan đến việc giáo dục đại học về AI tại Việt Nam cũng như chuẩn bị điều kiện cho các sinh viên khi tốt nghiệp có thể bứt phá.
Đại dịch COVID-19 là cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ thể hiện khả năng
TS. Trần Việt Hùng (Hùng Trần), Founder và CEO Got It tán đồng ý kiến của các diễn giả và cho rằng thời điểm hiện nay chính là giai đoạn đã khá chín muồi của một số công nghệ về phần nghiên cứu và các công ty nên tận dụng điều này để thương mại hóa.
Đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, nhiều công ty cũ hoạt động tốt nhưng không còn là lợi thế, vì vậy đây là cơ hội để các doanh nghiệp đổi mới, startup công nghệ thể hiện khả năng của mình.
Để đạt thành quả, theo CEO Got It, doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường, nắm chắc công nghệ, đầu tư lớn để biến công nghệ lõi có thể thương mại hóa trở thành sản phẩm dịch vụ.
Liên quan đến việc bảo vệ bản quyền công nghệ hay bằng sáng chế, TS. Hùng Trần chia sẻ câu chuyện này không hề mới và luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới làm công nghệ cũng như các startup toàn cầu.
Tuy nhiên ông Hùng cũng cho biết, việc đăng ký hay để được cấp bằng sáng chế không phải đơn giản. Để làm được điều này phát minh, sản phẩm cần có tính mới và sự khác biệt, sáng tạo nhất định so với những sản phẩm đang có. 'Nếu không thì sẽ chỉ mất thời gian thôi', ông Hùng nói.
Với các phát minh mà các doanh nghiệp đánh giá là quan trọng hay có nhiều tính mới, đột phá, ông Hùng nói việc đăng ký phát minh, bằng sáng chế là cần thiết nhưng coi đây không phải là 'yếu tố quan trọng đến mức sống còn với các doanh nghiệp công nghệ, phần mềm'.
Ngoài ra, CEO Got It cũng nhắn nhủ các startup khi làm điều này cũng cần tham vấn ý kiến các luật sư hay chuyên gia vì để đăng ký bằng sáng chế tại nước ngoài vô cùng tốn kém.
TECHFESH được biết đến là sự kiện thường niên lớn nhất hội tụ các cá nhân, tổ chức, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước, quốc tế dành cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, TECHFESH 2021 chính thức được khởi động trở lại từ ngày 16/9 với chủ đề “Embracing Innovation - Reshaping The Future” ( “Đổi mới sáng tạo - Kiến tạo tương lai”) với nhiều chuỗi sự kiện, tọa đàm online liên quan đến hoạt động, giải pháp đổi mới sáng tạo được tổ chức để thích ứng với bối cảnh dịch bệnh. Theo đó, hơn 50 sự kiện sẽ được tổ chức xuyên suốt từ giữa tháng 9 đến tháng 12 trên toàn quốc bởi Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ Việt Nam (SVF), Văn phòng Đề án 844, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC). Các sự kiện sẽ quy tụ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các đơn vị hỗ trợ, chuyên gia, nhà đầu tư trên 16 lĩnh vực công nghệ/các khía cạnh liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo trong nước cũng như quốc tế. BizLIVE sẽ tiếp tục đồng hành cùng chuỗi sự kiện này để mang tới cho độc giả những 'hơi thở' của Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, TECHFEST 2020 đã tổ chức thành công với hơn 7.000 người tham dự tại hơn 40 hội thảo, hội nghị, trên 35.000 lượt tham dự trực tuyến, thu hút hơn 360 nhà đầu tư, quỹ đầu tư tham gia sự kiện. Tổng số tiền quan tâm đầu tư từ sự kiện đã đạt khoảng 14 triệu USD. |
TIN LIÊN QUAN
“Ông trùm” đầu tư Mỹ đến Việt Nam, startup Việt sẽ khởi sắc?
Một quỹ đầu tư mạo hiểm của Mỹ có tên 500 Startup đã quyết định 'rót vốn' 10 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam, đây sẽ là cơ hội để cộng đồng startup Việt phát triển...
Đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Theo nhận định từ Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, nội lực của nền công nghiệp trong nước hiện còn yếu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra còn thấp, chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn lực bên
Cần nhiều giải pháp để chuyển đổi số trở thành động lực cho kinh tế Việt Nam
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Hoa Cương cho rằng có nhiều bất cấp trong chính sách, thể chế khiến nền kinh tế số Việt Nam chưa thể phát triển hết tiềm năng.
Đề án ưu đãi cộng đồng startup Việt đã vui, thông tin mới này còn vui hơn nhiều
Sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm 500 Startups đã có chuyến bay tới Việt Nam. Thông tin này ngay lập tức được cộng đồng khởi nghiệp (startup) trong nước bàn tán xôn xao với hi vọng có thêm nhiều sự hỗ trợ từ phía quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Năm 2021 đẩy toàn đất nước vào chuyển đổi số”
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 là khủng hoảng toàn cầu, khủng hoảng trăm năm một lần, nhưng cũng cho chúng ta những bài học và cơ hội trăm năm.
Kết nối trí thức trẻ phát triển nguồn nhân lực số, nền kinh tế số quốc gia
Trong thời gian qua, kinh tế số Việt Nam phát triển đáng kể cả về nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh.
VECOM hỗ trợ 800.000 thanh niên chuyển đổi số
VECOM sẽ phát động chương trình “Thanh niên khởi nghiệp cùng kinh tế số” và xây dựng sàn thương mại điện tử “Thanh niên khởi nghiệp sáng tạo cùng nông sản, đặc sản Việt Nam”.
THỦ THUẬT HAY
Hướng dẫn chuyển đổi Word sang PDF bằng công cụ trực tuyến miễn phí
Vì lẽ đó, trước khi muốn upload tài liệu Word lên mạng bạn hãy chuyển đổi sang định dạng PDF trước. Có rất nhiều cách để chuyển đổi sang định dạng PDF.
Cách thêm và cập nhật mục lục trong Google Docs
Khi bạn tạo một văn bản trong Google Docs, có thể bạn sẽ muốn tạo một bảng mục lục để tiện theo dõi nội dung. Điều này cực kì đơn giản nếu bạn làm theo các bước dưới đây.
Link Youtube U22 Việt Nam vs U22 Thái Lan ngày 24/8
Chỉ còn vài tiếng nữa là tới giờ khắc quyết định ai sẽ là chủ nhân của tấm vé tiến vào Bán kết giữa hai đội tuyển hàng đầu khu vực Đông Nam á hiện nay là U22 Việt Nam và U22 Thái Lan trong khuôn khổ bảng B Sea Game 29.
Hướng dẫn ghi âm cuộc gọi trên điện thoại J7 Prime
Có rất nhiều lý do và trong các trường hợp khác nhau các bạn muốn ghi lại cuộc đàm thoại của mình với một người nào đó qua điện thoại. Theo dõi bài viết sau của chúng tôi hướng dẫn ghi âm cuộc gọi trên điện thoại
Tạo ghi chú ngay trên màn hình khóa cực tiện lợi với tinh chỉnh Notepad
Notepad là một tinh chỉnh mới từ nhà phát triển NeinZedd9 và AppleBetas, cho phép người dùng tạo ghi chú trên màn hình khóa thông qua một tiện ích riêng biệt trong bất kỳ thời điểm nào với thao tác cực kỳ đơn giản, chỉ
ĐÁNH GIÁ NHANH
Loa soundbar Samsung Harman Kardon HW-N950: Đẹp cổ điển, âm thanh ấn tượng
Được tạo ra với mục đích phục vụ cho nhu cầu giải trí cho gia đình, Samsung Harman Kardon HW-N950 mang đến thiết kế sang trọng nhưng không kém phần cổ điển, âm thanh cao cấp đến từng chất âm, thời lượng Pin ấn tượng,
So sánh camera selfie Huawei Nova 2i và Vivo V7 Plus: 2 có tốt hơn 1?
Huawei Nova 2i và Vivo V7 Plus đang là hai mẫu smartphone nổi bật nhất trong phân khúc tầm trung hiện nay. Cả hai không chỉ sở hữu thiết kế bắt mắt, hấp dẫn với màn hình tràn viền độc đáo, hiệu năng mạnh mẽ trong tầm
Đánh giá chi tiết loa bluetooth Tronsmart T7 mini: giá rẻ, nhỏ gọn, chắc chắn, chống nước tốt và có Led RGB cực chill
Tronsmart vừa cho ra mắt dòng sản phẩm loa bluetooth Tronsmart T7 mini. Đây là phiên bản nâng cấp từ Tronsmart T6 mini, với nhiều tính năng mới: bluetooth 5.3 giúp kết nối nhanh hơn, ổn định hơn; màng bass đã được cải