Cần nhiều giải pháp để chuyển đổi số trở thành động lực cho kinh tế Việt Nam

Tham gia ý kiến về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 tại hội thảo do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 27/9, ông Nguyễn Hoa Cương - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã nhìn lại quá trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân gắn với thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 và kiến nghị một số quan điểm, giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo giai đoạn 2021-2025.
Ông Nguyễn Hoa Cương nhìn nhận, hiệu quả thực hiện Chính phủ số ở Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu. Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2020 của Liên Hợp Quốc, dù có sự cải thiện, hiện Việt Nam vẫn đứng thứ 86/193 quốc gia. So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam ở vị trí thứ 6 sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Bruinei và Philippines. Thậm chí, theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2020 của Liên Hợp Quốc, chỉ số dịch vụ trực tuyến bị đánh giá thấp, từ vị trí 59 năm 2018 xuống vị trí 81 năm 2020. 
Đánh giá này cũng phản ánh thực tế việc triển khai thực hiện Chính phủ số ở Việt Nam với tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 còn thấp, việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng còn khó khăn, đặc biệt tại các cấp chính quyền xã, phương.
Trong khi đó, các cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử (về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm) được xây dựng và vận hành nhưng chất lượng kết nối, chia sẻ và khả năng tiếp cận của người dân còn rất hạn chế.
Ngoài ra, ông Nguyễn Hoa Cương còn cho rằng chính sách phát triển kinh tế số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo còn nhiều bất cập. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam có trên 65% dân số dùng Internet di động, 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, tuy vậy tỷ trọng của kinh tế số trong GDP còn thấp. 
Dẫn đánh giá của Bộ kế hoạch và Đầu tư (2020) tại Đề án Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến năm 2030, đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn hạn chế so với nhiều nền kinh tế ở giai đoạn phát triển tương tự. “Về tổng thể, nền kinh tế chưa thực sự sẵn sàng tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tăng trưởng kinh tế chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học công nghệ, chỉ số kinh tế tri thức thấp hơn trung bình của thế giới”, bài viết của Phó viện trưởng CIEM có đoạn. 
Chất lượng thể chế cũng là thách thức, hiện ở vị trí 89/141 nền kinh tế trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (năm 2019). Ngoài ra, an ninh mạng và an toàn thông tin cũng là điểm hạn chế, ở vị trí rất thấp (90/100) theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Báo cáo Sẵn sàng cho sản xuất tương lai (năm 2018).
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng nêu những bất cập về chính sách phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo. Một là, chưa thống nhất nhận thức về sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số, dẫn tới thiếu nhất quán trong hành động. Hai là, thể chế hiện hành chưa khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số, thúc đẩy phương thức quản lý mới đối với những mối quan hệ mới phát sinh. Ba là, hạ tầng số chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu. Nền tảng số chưa phát triển cao, nhất là hệ thống định danh và xác thực điện tử quốc gia, hệ thống thanh toán điện tử. Việt Nam chưa thực sự làm chủ công nghệ điện toán đám mây. An toàn, an ninh mạng chưa đáp ứng yêu cầu. Bốn là, năng lực, trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu tầm quốc tế.

Cần nhiều giải pháp để chuyển đổi số trở thành động lực cho kinh tế Việt Nam
Kinh tế số phát triển là mục tiêu Việt Nam nỗ lực hướng tới  
Ông Nguyễn Hoa Cương đưa ra đề xuất, giải pháp, “cần được tích hợp trong tổng thể các nhiệm vụ ở kế hoạch 5 năm 2021-2025, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021-2030, trong đó có kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025”.
Ông Cương cho rằng cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp liên quan đến cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. 
“Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp, chú trọng khởi nghiệp sáng tạo trong một số ngành có lợi thế và tiềm năng, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa mô hình kinh doanh mới và kinh tế truyền thống”, ông Cương đề xuất. 
Các mô hình kinh doanh được Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương gợi ý gắn với hoạt động đổi mới sáng tạo, mô hình kinh doanh bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên như mô hình kinh doanh vì người thu nhập thấp, kinh doanh tuần hoàn, kinh tế chia sẻ…
Về thể chế thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số, ông Nguyễn Hoa Cương cho rằng cần kiến tạo thể chế theo hướng khuyến khích, sẵn sàng chấp nhận sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh số, thúc đẩy phương thức quản lý mới đối với những mối quan hệ mới phát sinh.
Hạ tầng số cần được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu, các chức năng về giám sát mạng lưới đến từng nút mạng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng được tích hợp sẵn ngay từ khi thiết kế, xây dựng.
Vấn đề quan trọng khác là cần tạo lập niềm tin vào tiến trình chuyển đổi số, hoạt động trên môi trường số thông qua việc hình thành văn hóa số, bảo vệ các giá trị đạo đức căn bản và bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân.

TIN LIÊN QUAN

Bloomberg: “Kinh tế số chiếm 20% GDP năm 2025 của Việt Nam là mục tiêu đầy tham vọng”

Theo Bloomberg, Chính phủ Việt Nam kỳ vọng nền kinh tế số tăng trưởng mạnh trong 4 năm tới.

Còn nhiều dư địa cải thiện chuyển đổi số của các bộ và địa phương

Theo Hội truyền thông số Việt Nam, các địa phương cần nâng cao mức độ chia sẻ thông tin tới người dân, đặc biệt là các lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất là pháp luật, việc làm, bảo trợ xã hội, môi trường, y tế, giáo dục...

LHQ đánh giá cao chỉ số phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam

(Ảnh minh họa: Doãn Tấn/TTXVN) Theo báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc về Chỉ số Chính phủ điện tử 2018, Việt Nam đã tăng 1 hạng lên vị trí 88 so với lần xếp hạng trước vào năm 2016. Việt Nam được Liên hợp quốc xếp vào nhóm có chỉ số Dịch vụ công

“Cú huých trăm năm” đang tạo đà tăng trưởng kinh tế số

Những con số cơ bản vừa cập nhật, cũng như dự báo gần kề, cho thấy “cú huých trăm năm” tiếp tục tạo đà tăng trưởng cho chuyển đổi số và kinh tế số…

Kết nối trí thức trẻ phát triển nguồn nhân lực số, nền kinh tế số quốc gia

Trong thời gian qua, kinh tế số Việt Nam phát triển đáng kể cả về nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh.

Làm gì để đón làn sóng đầu tư 2021?

Làm gì để đón làn sóng đầu tư 2021? Những lợi thế cạnh tranh sẵn có, tham gia các FTA, cùng những biện pháp phòng chống COVID-19 hiệu quả là điểm tựa vững chắc để Việt Nam đón sóng đầu tư trong 2021. Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế

Đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Theo nhận định từ Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, nội lực của nền công nghiệp trong nước hiện còn yếu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra còn thấp, chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn lực bên

THỦ THUẬT HAY

Update iOS 11.2 Beta 3: có thể tắt bật Bluetooth và Wifi trong Control Center lâu hơn

Bản cập nhật iOS 11.2 Beta 3 (15C5107a) cho các thiết bị có dung lượng tải từ 140 – 250MB tùy theo đời máy.

Hướng dẫn liên kết nhiều tài khoản Gmail

Khi liên kết tất cả tài khoản Gmail của mình, bạn có thể giữ cho mọi thứ ở cùng một chỗ mà không cần phải chuyển đổi qua lại giữa các tài khoản.

Hướng dẫn thêm hơn 50 tính năng vào Quick Setting trên Android

Mặc định, người dùng chỉ có thể thêm/chỉnh sửa các cài đặt cơ bản như mạng di động, wifi, chế độ máy bay, đèn flash trong khu vực Quick Settings.

Bỏ túi ngay cách thay đổi hình nền tự động mỗi ngày trên iPhone

Sử dụng iPhone đã lâu nhưng chắc bạn chưa biết đến tính năng này. Kể từ iOS 12, bạn có thể thoải mái thay đổi hình nền iPhone một cách tự động từ album ảnh của mình hay thậm chí là những bức ảnh đẹp trên Internet mỗi

Microsoft cho biết Windows 11 sẽ được nâng cấp hàng năm để theo dõi

Ngoài bản cập nhật Windows 11 2022 được phát hành ngày hôm qua, Microsoft đã xác nhận rằng hệ điều hành hiện tại của họ sẽ tiếp tục nhận được phiên bản nâng cấp mỗi năm một lần. Các bản phát hành sẽ được tập trung vào

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trải nghiệm Xperia XZ1: phần cứng tốt nhất của Sony trước khi có thiết kế mới

Về phần cứng Xperia XZ1 có thể theo kịp các đối thủ về nền tảng phần cứng (không tính RAM) nhưng có lẽ Sony sẽ cần phải thay đổi thiết kế để mở rộng người dùng hơn chứ không chỉ đơn thuần là những fan trung thành.

Galaxy Z Flip3 5G: Giao hòa hoàn hảo giữa công nghệ và thời trang, chiếc điện thoại dành cho những người dẫn đầu xu hướng

Galaxy Z Flip3 5G không chỉ là một chiếc điện thoại gập đẳng cấp mà còn là một phụ kiện thời trang công nghệ hiện đại với nhiều tính năng bậc nhất thị trường. Vừa qua, Samsung đã chính thức ra mắt Galaxy Z Flip3 5G

Đánh giá OPPO R17 Pro sau gần 2 tháng: Không dành cho tất cả, thăm dò thị trường!

Dù là sản phẩm cao cấp nhưng R17 Pro không được OPPO quảng báo rộng rãi giống như các thiết bị thuộc dòng F-Series đang nhận được rất nhiều sự yêu thích của người dùng với doanh số luôn nằm trong top 3 sản phẩm bán