Đa số doanh nghiệp Việt Nam vẫn đứng ngoài cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Ngày 9/11, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức Hội thảo chuyên đề “Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2021 với chủ đề 'Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số'.
Diễn đàn sẽ bao gồm chuỗi 10 hội thảo chuyên đề được tổ chức trong tháng 11, thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, các tổ chức quốc tế uy tín, các cơ quan Chính phủ và giới hoạch định chính sách cũng như các công ty hàng đầu Việt Nam.
Dự kiến phiên Diễn đàn cấp cao sẽ được tổ chức tại Hà Nội ngày 6/12/2021 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh.
Quá trình chuyển đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra chậm chạp
Phát biểu tại Hội thảo chuyên đề “Tư duy và cách tiếp cận công nghiệp hóa, hiện đại hóa” trong ngày làm việc đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã nhấn mạnh, qua 35 năm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công nghiệp Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Cụ thể, công nghiệp chế biến chế tạo ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế, với mức đóng góp trong GDP tăng từ 13% năm 2010 lên 16,7% năm 2020. Cơ cấu ngành công nghiệp đã chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm dần tỉ trọng các ngành thâm dụng tài nguyên, các ngành công nghệ thấp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghệ trung bình và công nghệ cao.
Theo Báo cáo cạnh tranh công nghiệp (UNIDO 2020), Việt Nam hiện đứng thứ 38 trong số 152 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng về năng lực cạnh tranh công nghiệp trên toàn cầu với điểm số 0,08 (so với điểm số 0,067 bình quân 152 quốc gia).
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định quá trình chuyển đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong 3 năm vừa qua diễn ra tương đối chậm chạp, ít thay đổi do nguồn lực, nội lực của các doanh nghiệp còn hạn chế, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa nhiều.
Về nguyên nhân, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phân tích do nội lực của nền công nghiệp trong nước còn yếu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp trong nước chưa cao, giá trị gia tăng tạo ra còn thấp, nền công nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn lực bên ngoài như vốn FDI, phụ tùng linh kiện, nguyên liệu nhập khẩu....
Thứ 2 là, nguồn nhân lực công nghiệp còn yếu kém, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp, thiếu tính liên kết giữa khu vực sản xuất với các cơ sở đào tạo, lãnh đạo các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Tiếp nữa là trình độ công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp trong nước còn hạn chế. Theo khảo sát của Bộ Công Thương về mức độ sẵn sàng của các ngành công nghiệp Việt Nam trước Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho thấy, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng ngoài cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam tiếp cận ở mức thấp đối với tất cả các trụ cột của một nền sản xuất thông minh.
Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn về tiếp cận vốn, bản chất của khu vực sản xuất đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn dài hạn, trong khi nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất rất hạn chế do thời gian thu hồi vốn chậm, lợi nhuận biên kém hấp dẫn so với đầu tư vào lĩnh vực khác như bất động sản, tài chính.
“Bản chất của khu vực sản xuất đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn dài hạn, trong khi nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất rất hạn chế do thời gian thu hồi vốn chậm, lợi nhuận biên kém hấp dẫn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác như bất động sản, tài chính”, ông Hải nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải
Thứ trưởng Hải cũng cho rằng, nguyên nhân của những điểm nghẽn trên trước hết là do thiếu khung pháp lý, cơ chế chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ và hấp dẫn để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, lớn mạnh để trở thành động lực quan trong cho phát triển đất nước.
Ngoài ra, còn thiếu tính liên kết giữa khu vực doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI và thị trường thế giới để có thể tận dụng cơ hội tiếp cận chuyển giao công nghệ, tiếp cận với các phương pháp quản trị sản xuất hiện đại, hiệu quả.
Bên cạnh đó là thiếu tính định hướng về phân bổ nguồn lực xã hội từ trung ương đến địa phương và khu vực tư nhân khiến cho các dòng vốn đầu tư không đi vào khu vực sản xuất, không tạo ra được của cải vật chất, mang lại sự thịnh vượng cho đất nước.
Cần đột phá trong chính sách
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, mục tiêu đặt ra cho 2025 khá thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc và sự vào cuộc của tất cả các bên liên quan, cũng như những đột phá về hệ thống chính sách hỗ trợ để có thể thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo một cách mạnh mẽ, để trong vòng 5 năm, tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP tăng từ 16,7% năm 2020 lên 25% năm 2025.
Nhất là, trong giai đoạn tới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa được đặt trong bối cảnh mới: Trên thế giới, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng dịch chuyển các dòng đầu tư và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi sâu sắc, toàn diện phương thức sản xuất trên toàn thế giới.
Còn trong nước, xu hướng thay đổi về cơ cấu dân số với quy mô thị trường năng động 100 triệu dân, tầng lớp trung lưu đang ngày càng mở rộng và cơ cấu dân số vàng vẫn duy trì trong vòng 20 năm tới.
Trong khi đó, chi phí lao động và đất đai ngày càng kém cạnh tranh so với các nước mới nổi, cạnh tranh ngay tại sân nhà ngày càng gia tăng do nền kinh tế đã hội nhập sâu với toàn cầu, độ mở nền kinh tế lớn. Bối cảnh mới này đặt ra yêu cầu Việt Nam phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa với một tư duy mới và cách tiếp cận mới.
Theo đó, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã đưa ra 4 định hướng chiến lược về phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030.
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật tạo động lực cho phát triển công nghiệp bền vững, giải quyết những điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực cho phát triển công nghiệp.
Thứ hai, sử dụng hợp lý nguồn lực để phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, trên nguyên tắc dựa trên lợi thế của đất nước, hình thành chuỗi cung ứng trong nước; nâng cao năng lực và tính chủ động của các địa phương, tăng cường liên kết giữa các địa phương, các vùng; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và mức độ thông minh.
Thứ ba, hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp, chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghiệp và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với thực tiễn, với nhu cầu doanh nghiệp công nghiệp trong nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong doanh nghiệp công nghiệp hướng đến mô hình nhà máy thông minh, phát triển doanh nghiệp công nghiệp tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng cho phát triển đất nước.
Thứ tư, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với khu vực FDI và thị trường toàn cầu nhằm tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định tự do thương mại, từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm đưa doanh nghiệp công nghiệp trong nước tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
TIN LIÊN QUAN
Kết nối trí thức trẻ phát triển nguồn nhân lực số, nền kinh tế số quốc gia
Trong thời gian qua, kinh tế số Việt Nam phát triển đáng kể cả về nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh.
Viettel công bố chiến lược đến 2030: lọt top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giới
Ngày 3/8/2018, tại lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Viettel đã công bố bước vào giai đoạn phát triển thứ tư, tầm nhìn đến 2030. Dưới sự chứng kiến của Thượng tướng Trần Đơn, Ủy
Hội thảo về cơ chế chính sách tiền lương người lao động trong lĩnh vực KHCN
Ngày 26/4/2013 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH">
VECOM hỗ trợ 800.000 thanh niên chuyển đổi số
VECOM sẽ phát động chương trình “Thanh niên khởi nghiệp cùng kinh tế số” và xây dựng sàn thương mại điện tử “Thanh niên khởi nghiệp sáng tạo cùng nông sản, đặc sản Việt Nam”.
Cần nhiều giải pháp để chuyển đổi số trở thành động lực cho kinh tế Việt Nam
Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Hoa Cương cho rằng có nhiều bất cấp trong chính sách, thể chế khiến nền kinh tế số Việt Nam chưa thể phát triển hết tiềm năng.
Thủ tướng: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định mục tiêu của chuyển đổi số là giúp cải thiện cuộc sống người dân, đất nước thịnh vượng.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Cơ hội để phát triển và thay đổi vị thế đất nước
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là thời cơ để Việt Nam xây dựng chiến lược công nghiệp mới gắn với các đặc trưng của nó.
Làm gì để đón làn sóng đầu tư 2021?
Làm gì để đón làn sóng đầu tư 2021? Những lợi thế cạnh tranh sẵn có, tham gia các FTA, cùng những biện pháp phòng chống COVID-19 hiệu quả là điểm tựa vững chắc để Việt Nam đón sóng đầu tư trong 2021. Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế
THỦ THUẬT HAY
Cách lướt web trên trình duyệt Chrome trở nên mượt mà và ít lag hơn
Có một tính năng ẩn đang được Google phát triển, mà bạn có thể bật để trải nghiệm mang tên Smooth Scrolling. Tính năng này sẽ hỗ trợ việc cuộn trang trở nên mượt mà hơn, từ đó giảm thiểu xuất hiện lag khi duyệt web.
Tổng hợp những lệnh Run thông dụng nhất trong Windows
Việc biết hết hay thậm chí là hiểu hết tất cả các câu lệnh của CMD là điều dường như không thể và cũng không thực sự cần thiết với những người như chúng ta
Chia sẻ lên bài viết Facebook chỉ bằng cú click đơn giản
Share to Facebook là tiện ích hỗ trợ người dùng chia sẻ bài viết lên Facebook nhanh nhất, chỉ bằng một cú click chuột đơn giản. Chúng ta không cần phải copy đường link URL của bài viết, sau đó paste lên Facebook để
13 câu lệnh SQL quan trọng Programmer nào cũng cần biết
13 lệnh SQL quan trọng mà bạn sẽ phải sử dụng thường xuyên khi thao tác với các bảng dữ liệu. Nếu là lập trình viên, bạn càng cần thuộc nằm lòng những câu lệnh SQL này.
Cách sử dụng một số tính năng cơ bản đáng giá của Calculator
Calculator là ứng dụng máy tính thông dụng trên iPhone. Kể từ lần ra mắt đầu tiên tới nay, ứng dụng đã có nhiều thay đổi, nhưng tính năng cốt lõi của nó vẫn giữ nguyên. Mục đích của Calculator là giúp người dùng cộng,
ĐÁNH GIÁ NHANH
Đánh giá hiệu năng laptop giá rẻ Lenovo IdeaPad 100s-11IBY
Lenovo IdeaPad 100s-11IBY là mẫu laptop bình dân có mức giá dưới 5 triệu đồng, sở hữu hiệu năng đủ để đáp ứng nhu cầu làm việc và giải trí cơ bản.
Mở hộp Realme C15: Phân khúc giá rẻ với pin 6000mAh, sạc nhanh 18W, 4 camera góc siêu rộng
Với những gì Realme mang lại, Realme C15 chắc chắn là một trong những chiếc máy giá rẻ được quan tâm nhất thời điểm cuối năm. Hãy cùng mở hộp và trải nghiệm sản phẩm này qua bài viết dưới đây nhé.
Đánh giá Huawei MateBook D 14: "Sơn" tốt, nhưng cần cải thiện "gỗ" mới xứng tầm
Phiên bản mới của laptop Huawei Matebook D14 có viền màn hình siêu mỏng, card màn hình AMD Radenon RX Vega 10 và pin 9,5 tiếng. Sau khi gia nhập thì trường laptop Việt Nam giữa năm ngoái, Huawei tiếp tục tung ra model