[Giải trí] Nhiều người đã không thể nhận ra chữ cái "g" rất quen thuộc, liệu bạn có thể làm được?

[Giải trí] Nhiều người đã không thể nhận ra chữ cái "g" rất quen thuộc, liệu bạn có thể làm được?


​Chữ 'g' - một chữ cái rất quen thuộc chúng ta thấy hằng ngày nhưng sự thật khi chúng ta nhìn tấm ảnh bìa này thì rất nhiều người không thể nào nhận ra đâu là chữ 'g' chính hiệu. Vậy, liệu bạn có thể nhìn nhận ra được không?
Đúng là chúng ta thấy hằng ngày nhưng các nhà tâm lí học tại Đại học Johns Hopkins (tên rất quen thuộc trong mùa virus Corona) đã phát hiện ra rằng hầu hết chúng ta không thể nào nhận ra và gần như không biết rằng có hai dạng chữ 'g' viết thường đang tồn tại.
Rõ ràng là chữ 'g' chúng ta thấy rất nhiều ở khắp nơi nhưng cách thể hiện của chúng rất khác nhau trên màn hình và trong bản in. Cách chúng thường xuất hiện trong bản in được gọi là 'looptail' 'g' , với đuôi móc. Chữ 'g' này xuất hiện ở khắp mọi nơi từ sách, báo, tờ rơi cho đến phông chữ Times New Roman và Calibri.


​Việc nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Tâm lý Thực nghiệm: Nhận thức & Hiệu suất của con người, khi việc đầu tiên các nhà nghiên cứu tiến hành là yêu cầu 38 tình nguyện viên liệt kê các chữ cái mà họ cho rằng có hai điểm giống nhau khi được in ấn.
'Trong thử nghiệm 1, hầu hết những người tham gia không nhớ được sự tồn tại của looptail g khi được hỏi liệu chữ g có hai dạng chữ thường đúng hay không', họ cho biết trong nghiên cứu. 'Hầu như không ai có thể viết chữ 'g' dưới dạng looptail một cách chính xác'. Chỉ có 2 người làm được.
Sau đó, những người thử nghiệm yêu cầu các tình nguyện viên đọc văn bản để tìm chữ 'g' dạng looptail và sau đó mô phỏng lại. Chỉ có một người trong số đó có thể làm như vậy và một nửa số đó chỉ viết đuôi mở thông thường như chúng ta đã biết 'g'.


​Trong phần cuối cùng của cuộc thử nghiệm, những người tham gia được yêu cầu xác định chữ 'g' từ một số chữ trông khá giống nhau. Cũng chỉ có 7 người xác định đúng trong số 25 người làm thí nghiệm này.
Tóm lại thì: 'Họ không hoàn toàn biết chữ này trông như thế nào, mặc dù vẫn có thể đọc nó', đồng tác giả Gali Ellenblum cho biết trong tuyên bố. Vậy thì điều gì đã xảy ra?
'Điều chúng tôi nghĩ có thể xảy ra ở đây là chúng ta học hình dáng của hầu hết các chữ cái một phần vì chúng ta phải viết chúng ở trường. Chữ 'g' dạng looptail là thứ chúng ta chưa bao giờ được dạy viết, vì vậy chúng ta có thể không nhớ được hình dáng của nó', giáo sư Michael McCloskey cho biết.


Các tác giả cũng chỉ ra rằng trẻ em lớn lên với màn hình điện tử có thể gặp bất lợi khi học đọc. 'Liệu chúng có gặp khó khăn hơn một chút với dạng chữ 'g' này vì không bị buộc phải chú ý đến nó và viết nó hay không?',
Vậy, liệu bạn đã nhận diện ra chữ nào là chữ chính hiệu dạng looptail hay chưa? Kết quả chính xác đó chính chữ là chữ 'g' thứ 3 ở tấm ảnh số 2. Nếu bạn chưa nhận dạng được thì không sao, bạn cũng nằm trong số những người trong cuộc nghiên cứu trên.
Nguồn : http://www.techrum.vn/threads/gi%E1%BA%A3i-tr%C3%AD-nhi%E1%BB%81u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91%C3%A3-kh%C3%B4ng-th%E1%BB%83-nh%E1%BA%ADn-ra-ch%E1%BB%AF-c%C3%A1i-g-r%E1%BA%A5t-quen-thu%E1%BB%99c-li%E1%BB%87u-b%E1%BA%A1n-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%C3%A0m-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c.383927/

TIN LIÊN QUAN

Thử nghiệm hai vắc xin ngừa virus Zika cho kết quả khả quan

Các nhà nghiên cứu Mỹ ngày 22/9 thông báo hai loại ​vắc xin phòng chống virus Zika do Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) điều chế đã cho kết quả khả quan khi thử nghiệm trên khỉ đuôi ngắn.

Các nhà khoa học phát triển mục tiêu “Máy tính sinh học” với việc sử dụng tế bào não người

trangcongnghe.vn - Các nhà khoa học đề xuất phát triển một máy tính sinh học được cung cấp bởi hàng triệu tế bào não người mà họ cho rằng có thể hoạt động năng suất hơn các máy đang sử dụng silicon và tiêu thụ ít điện năng hơn nhiều.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt virus mẹ nên biết

Mùa hè là thời điểm thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn phát triển mạnh và lây lan nhanh. Trẻ nhỏ do sức đề kháng còn non yếu nên rất dễ bị nhiễm virut gây sốt cao. Dưới đây là những dấu hiệu trẻ bị sốt virus mẹ nên biết.

Răng rụng sớm hơn 10 năm vì thói quen không đáng có

Đánh răng ngay sau khi ăn, chải răng bằng nước lạnh, xỉa răng bằng tăm... là nguyên nhân khiến bạn rụng răng sớm hơn.

Muốn sống lâu, hãy đọc sách nhiều hơn

Mới đây, một nhóm các chuyên gia thuộc khoa Sức khỏe cộng đồng của Đại học Yale đã tìm ra mối liên hệ giữa việc đọc sách nhiều hơn và tăng tuổi thọ.

Apple Watch Series 8 lộ thiết kế quen thuộc, nhưng vẫn có điểm khác...

Tháng trước, chúng ta đã nghe về việc Apple Watch thế hệ tiếp theo sẽ có 3 kích thước khác nhau, bây giờ là bản vẽ CAD của thiết bị.

Thí nghiệm phân tách virus HIV thành công, hứa hẹn chữa trị hoàn toàn căn bệnh này

Bằng công nghệ chỉnh sửa gene, khoa học đang giúp con người tiến gần hơn đến cách chữa trị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

Trên đời không có gì là ngẫu nhiên!

Đối với một số người, sự trùng hợp chỉ “đơn thuần là sự trùng hợp”. Có những lúc họ trải nghiệm một giây phút lạ lùng, nhưng sau đó dần thờ ơ rồi lãng quên các sự kiện ấy.

THỦ THUẬT HAY

Phương pháp giúp thiết bị Android của bạn chạy mượt mà hơn

Bộ nhớ cache là vùng lưu trữ tạm thời của một thiết bị, giúp giữ lại một số loại dữ liệu nhất định. Về cơ bản đây là một khu vực lưu trữ dữ liệu hoặc các quy trình được sử dụng thường xuyên để truy cập nhanh hơn trong

Cách đổi tên Gmail trên điện thoại, máy tính một cách đơn giản và nhanh chóng

Hướng dẫn bạn cách đổi tên Gmail trên điện thoại, máy tính để có thể phân biệt được với những tài khoản khác của bạn một cách đơn giản. Click xem ngay!

Tìm hiểu chi tiết về Telegram và cách sử dụng nó

Telegram là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí qua internet, được xây dựng và sáng lập bởi Pavel Durov, người đứng sau Vkontakte, mạng xã hội lớn nhất tại nước Nga.

Khôi phục cài đặt và dữ liệu trên Android với Google Backup

Chỉ một vài thao tác vuốt đơn giản trên Android là bạn đã vô tình xóa một số nội dung quan trọng như danh bạ, tin nhắn hoặc những thứ quan trọng khác trong điện thoại của mình. Nếu bạn lỡ tay làm mất những dữ liệu đó

5 nền tảng miễn phí xây dựng ứng dụng không cần code

Trước kia, để tạo một ứng dụng, các lập trình viên sẽ mất vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều nền tảng xây dựng ứng dụng mà bạn có thể sử dụng để tạo một ứng dụng trong vài

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá nhanh miếng dán cường lực 3D tràn màn hình cho iPhone

Trong bài này mình chia sẻ với anh em về trải nghiệm của mình sau khi sử dụng miếng dán cường lực 3D cho iPhone màn hình bo 2.5D sau hơn 2 tuần sử dụng. Cảm giác đầu tiên là nặng, rất nặng.

Lenovo Z5s chính thức ra mắt: Màn hình giọt nước, chip SD 710, 3 camera sau, giá 4.7 triệu

Không giống như Samsung Galaxy A8s và Huawei Nova 4, Lenovo Z5s sở hữu màn hình “giọt nước” để chứa camera selfie của máy.

Đánh giá chi tiết Samsung Gear 2

Cũng Trang công nghệ đánh giá chi tiết Samsung Gear 2 ứng cử viên sáng giá cho dòng sản phẩm đeo tay.