trangcongnghe.vn - Các nhà khoa học đề xuất phát triển một máy tính sinh học được cung cấp bởi hàng triệu tế bào não người mà họ cho rằng có thể hoạt động năng suất hơn các máy đang sử dụng silicon và tiêu thụ ít điện năng hơn nhiều.
Nhóm nghiên cứu quốc tế, do Đại học Johns Hopkins ở Baltimore dẫn đầu, đã công bố trên tạp chí Frontiers in Science vào thứ Ba ngày 28/12 đã đưa ra báo cáo chi tiết về mục tiêu “Phát triển trí thông minh dưới dạng cơ thể”. Phần cứng sẽ bao gồm các mảng cơ quan não cấu trúc thần kinh 3D được phát triển từ tế bào gốc của con người. Mục đích là phát triển một hệ thống cực kỳ hiệu quả có thể giải quyết các vấn đề ngoài khả năng của máy tính kỹ thuật số thông thường. Sự phát triển này nhằm hỗ trợ các ứng dụng trong khoa thần kinh và một số lĩnh vực y học khác liên quan.
Giáo sư Thomas Hartung của Johns Hopkins, người đã tập hợp một cộng đồng gồm 40 nhà khoa học để phát triển công nghệ, cho biết: “Tôi mong đợi một hệ thống não bộ thông minh dựa trên công nghệ sinh học, nhưng sẽ không bị hạn chế bởi khác chức năng khác”. Không dừng ở đó, họ đã ký một “Tuyên bố Baltimore” kêu gọi nghiên cứu thêm để khám phá tiềm năng của việc nuôi cấy tế bào cơ quan nhằm nâng cao kiến thức và hiểu biết về phát triển bộ não.
Xem thêm: ChatGPT có thể là mối đe doạ tới các lập trình viên trong tương lai?
USTVGO: Website cung cấp dịch vụ truyền hình 'lậu' tại Mỹ bị chặn
Hartung thừa nhận rằng việc phát triển trí thông minh Organoid thành một công nghệ thương mại có thể mất hàng thập kỷ. Nhưng bộ não con người có khả năng lưu trữ thông tin rất đáng kinh ngạc, ước tính lên đến 2.500TB. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã đạt đến giới hạn vật lý của máy tính dựa trên silicon vì vậy chúng tôi không thể đưa nhiều chất bán dẫn vào một con chip nhỏ, còn bộ não thì ngược lại. Với khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh được liên kết với hơn 1.015 điểm kết nối. Đó là một sự khác biệt và điểm mạnh lớn so với các công nghệ hiện tại.
Một nhà nghiên cứu và phát triển cơ quan não là Madeline Lancaster tại Phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử ở Cambridge. Đây là người không liên quan đến phát triển dự dự án đã đưa ra những nghi ngờ về phát triển và tính tham vọng của nó, cô ấy chia sẻ: “Dự án này đúng nghĩa là một ý tưởng khoa học nhưng rất viễn tưởng và chưa có dự án nào có gì để làm được điều này”.
Nhưng ngược lại với ý kiến ở trên Karl Friston, giáo sư tại Khoa Thần Kinh tại Đại học College London, tuy không liên quan đến dự án nhưng lại tỏ ra thái độ tích cực hơn. “Đây chắc chắn là một dự án đang để theo đuổi và phát triển nó” Giáo sư còn chia sẻ: “Sẽ có nhiều bước khó khăn nhưng hướng phát triển dự án này có thể mang đến tính cách mạng.”
Hartung cho biết, một bước cần thiết là cho phép các chất hữu cơ riêng lẻ phát triển lớn hơn bằng cách tìm ra những phương pháp mới để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho tế bào não trong các dự án thí nghiệm. Những cấu trúc này “Não nhỏ bé” này rất cần được mở rộng hiện nay đang từ 50.000 nghìn tế bào và mong muốn lên khoảng 10 triệu tế bào để giúp các nhà khoa học đạt được mục đích của mình là công nhận dự án này.
Các nhà nghiên cứu cũng đang phát triển các công nghệ để liên kết các Organoid với nhau và gửi thông tin nhằm giải mã “suy nghĩ” của chúng. Các ứng dụng đầu tiên của trí thông minh cơ quan sẽ là trong khoa học thần kinh và y học. Bước đầu tiên là tạo ra các chất hữu cơ từ tế bào não được lấy từ các bệnh nhân đang mắc bệnh thần kinh, từ đó có thể so sánh với các tế bào của những người khoẻ mạnh và dự theo đó các nhà khoa học sẽ đánh giá phản ứng của thuốc. Trí thông minh Organoid sẽ thúc đẩy nghiên cứu về sự suy giảm nhận thức do các bệnh về não gây ra và cách phòng ngừa.
Mặc dù công nghệ này có thể mất nhiều thập kỷ để cung cấp máy tính sinh học đủ mạnh để cạnh tranh với các hệ thống lượng tử hoặc silicon thông thường trong việc cung cấp chức năng như trí tuệ nhân tạo, nhưng những người ủng hộ trí thông minh dạng cơ quan chỉ ra tiềm năng to lớn của nó. “Tôi mong muốn rằng tất cả chúng ta đều được nhìn thấy những điều không chỉ là sao chép mà hoàn toàn tự nhiên từ sự phát triển não bộ bình thường” Hartung nói.