Các nhà khoa học phát triển thành công phổi "mini"

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc và Y học tái sinh Eli và Edythe Broad, Đại học UCLA, Mỹ đã thành công trong việc tạo ra phổi 'mini' (organoid) ba chiều.


Phổi là cơ quan đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể duy trì sự sống. Phổi hoạt động bắt đầu từ lúc chúng ta sinh ra cho đến lúc chết đi. Do vậy, sự hoạt động của bộ máy này gắn liền với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có hai lá phổi khỏe mạnh. Cùng với lối sống và các tác nhân khác trong cuộc sống, khiến chúng ta càng mắc nhiều bệnh về phổi hơn. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu tế bào gốc và Y học tái sinh Eli và Edythe Broad, Đại học UCLA, Mỹ, đã tạo ra phổi 'mini'. Với mục đích nghiên cứu và đưa ra các liệu pháp phù hợp để điều trị các bệnh về phổi bao gồm cả xơ phổi vô căn.




Hình ảnh phổi của con người. (Ảnh minh họa).

Các nhà nghiên cứu đã phủ các hạt gel nhỏ bởi các tế bào gốc có nguồn gốc từ phổi và sau đó cho phép chúng tự lắp ghép thành các hình dạng của các túi khí trong phổi của con người, họ đã thành công trong việc tạo ra phổi 'mini' (organoid) ba chiều (chưa phải cơ quan hoàn chỉnh). Các mô giống phổi phát triển trong phòng thí nghiệm có thể được sử dụng để nghiên cứu các bệnh.


Mặc dù các nhà khoa học chưa xây dựng được một lá phổi đầy đủ chức năng. Nhưng họ có thể lấy các tế bào phổi và đặt chúng trong khoảng cách hình học chính xác và mô hình để bắt chước phổi người, để nghiên cứu các bệnh như xơ phổi vô căn. Xơ phổi vô căn là một bệnh phổi mãn tính đặc trưng bởi sẹo (xơ hóa) ở phổi. Các sẹo làm cho phổi dày và cứng, người bênh càng ngày khó thở, thiếu oxy lên não và các cơ quan quan trọng. Sau khi chẩn đoán, hầu hết những người bị bệnh sống khoảng 3 – 5 năm. Xơ phổi vô căn có thể do nhiễm virus, một tỷ lệ phần trăm nhỏ do di truyền, hút thuốc lá và tiếp xúc một số loại bụi có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh...



Các nhà khoa học phát triển thành công phổi "mini"

Hình ảnh cắt ngang nhuộm màu của phổi bình thường và bị xơ phổi vô căn dưới kính hiển vi. (Ảnh: Frontiersin).

Trước đây, các nhà khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của các đột biến gene hoặc thuốc trên các tế bào ung thư phổi dựa trên nuôi cấy tế bào hai chiều. Tuy nhiên, khi họ lấy tế bào của người bị xơ phổi vô căn và nhân rộng trong môi trường nuôi cấy phẳng các tế bào có vẻ khỏe mạnh. Việc không hình thành các sẹo (xơ hóa) – một đặc điểm quan trọng của bệnh - ở các tế bào xơ hóa phổi vô căn trong phòng thí nghiệm khiến quá trình nghiên cứu sinh học và thiết kế phương pháp điều trị bệnh trở nên khó khăn.


Brigitte Gomperts và các đồng nghiệp của cô bắt đầu với các tế bào gốc được tạo ra sử dụng các tề bào từ phổi người lớn. Họ đã sử dụng các tế bào đó để dính bọc các hạt hydrogel, và sau đó phân chia những hạt này vào trong các giếng nhỏ. Bên trong mỗi giếng, các tế bào phổi phát triển xung quanh các hạt, liên kết chúng và hình thành một mô hình ba chiều phân bố đều. Để chứng minh rằng những organoid nhỏ bắt chước cấu trúc phổi thực tế, các nhà nghiên cứu đã so sánh các mô phát triển trong phòng thí nghiệm với các bộ phận thực của cấu trúc phổi con người.




Mặt cắt ngang của mô phổi dưới kính hiển vi. (Ảnh: UCLA Broad Stem Cell Research Center).

Kỹ thuật này rất đơn giản, và có thể tạo hàng ngàn organoid tương tự như phổi và chứa các tế bào của bệnh nhân cụ thể. Hơn nữa khi các nhà nghiên cứu thêm một số yếu tố phân tử nào đó tới môi trường nuôi cấy 3-D, các organoid này phát triển những vết sẹo tương tự như những gì nhìn thấy trong xơ phổi vô căn, những điều không thể thực hiện được bằng nuôi cấy hai chiều của các tế bào này.


Sử dụng các phổi organoid mới, các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu các nền tảng sinh học của các bệnh phổi bao gồm cả xơ phổi vô căn, và đồng thời thử nghiệm phương pháp điều trị có thể thực hiện được cho người bệnh. Để nghiên cứu bệnh của một cá nhân hay những loại thuốc gì có thể hoạt động tốt nhất trong trường hợp này, các bác sĩ có thể thu nhận các tế bào từ con người, biến chúng thành các tế bào gốc, biến các tế bào gốc biệt hóa thành các tế bào phổi, sau đó sử dụng những tế bào này trong nuôi cấy 3-D. Bởi vì nó rất dễ dàng để tạo ra nhiều organoid nhỏ cùng một lúc, các nhà nghiên cứu có thể sàng lọc các tác dụng của nhiều loại thuốc. 'Đây là cơ sở cho y học chính xác và y học cá thể hóa', Brigitte Gomperts, người đứng đầu của nghiên cứu cho biết.


Cập nhật: 19/09/2016
Theo Trí Thức Trẻ

TIN LIÊN QUAN

Công nghệ phát hiện ung thư phổi bằng cách đo nhiệt độ hơi thở

Việc chuẩn đoán úng thư phổi trở lên đơn giản hơn nhờ công nghệ phát hiện ung thư phổi bằng cách đo nhiệt độ hơi thở người bệnh.

Nhà khoa học Thụy Điển gây tranh cãi khi chỉnh sửa gene ở phôi thai người

Fredrik Lanner - một nhà khoa học Thụy Điển trong tuần qua đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi khi can thiệp vào thông tin di truyền của một phôi thai con người khỏe mạnh.

Bệnh ung thư phổi nghệ sĩ Hán Văn Tình mắc phải nguy hiểm thế nào

Ung thư phổi là loại ung thư gây tử vong hàng đầu, gặp phổ biến ở độ tuổi từ 45 đến 70.

Nghiên cứu đột phá chứng minh hai đàn ông có thể có con với nhau

Mới đây các nhà khoa học Anh đã công bố kết quả của một nghiên cứu khoa học mang tính đột phá, mở ra cơ hội để hai người đàn ông có thể có con với nhau.

Cách đơn giản để phòng tránh ung thư phổi

Theo Boldsky, ung thư phổi ảnh hưởng đến các tế bào của phổi, thường gặp ở những người hút thuốc lâu năm. Tuy nhiên, ung thư phổi cũng có thể xảy ra ở những người chưa bao giờ hút.

Phát hiện bụi ô nhiễm tấn công não

Các nhà nghiên cứu mới đây phát hiện các phân tử ô nhiễm bé tí bên trong các mẫu mô não, cho thấy bụi ô nhiễm không chỉ tấn công phổi mà còn cả hệ thần kinh.

Loài cá mập thọ 4 thế kỷ, chỉ giao phối sau 150 tuổi

Các nhà khoa học Đan Mạch phát hiện tuổi thọ của loài cá mập Greenland lên tới 400 năm, giữ ngôi động vật có xương sống thọ nhất thế giới.

Các nhà khoa học tái tạo phôi thai khủng long từ DNA của gà

Phôi thai này không hoàn toàn là khủng long mà thực chất là một cá thể lai tạo giữa T-Rex và gà.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn mở công cụ Terminal (môi trường dòng lệnh) trên máy tính Mac

TCN hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách mở công cụ Terminal (môi trường dòng lệnh) trên máy tính Mac bằng Launchpad, Spotlight hay Finder (tên các ứng dụng trên hệ điều hành MacOS). Terminal sẽ giúp bạn truy cập vào hệ điều

Hướng dẫn cách xử lý khi máy không nhận sim

Đôi khi trong quá trình sử dụng, điện thoại hay tablet sẽ báo lỗi không nhận sim, bạn không thể gọi điện hay nhắn tin được nữa. Hãy thử các cách hướng dẫn dưới đây và tìm cho mình một hướng xử lý nhé.

15 ứng dụng dành cho Android đang miễn phí và giảm giá

Tiếp tục cập nhật danh sách 'Free App' hằng ngày dành cho smartphone Android, TCN đã tổng hợp thêm khá nhiều ứng dụng và game trả phí đang được miễn phí. Nếu bạn quan tâm hãy nhanh tay tải về trước khi bị tính phí trở

Một vài mẹo sử dụng Trung tâm điều khiển trên iPhone dành cho bạn

Các tính năng smartphone của bạn không được cải tiến không ngừng trên từng phiên bản và thế hệ sản phẩm. Chính vì vậy, rất nhiều tính năng tiềm ẩn trên điện thoại thậm chí bạn còn chưa từng biết đến. Nếu bạn không tin

Hướng dẫn đăng xuất tài khoản Zalo từ xa

Bạn cho người khác mượn máy tính mà quên chưa đăng xuất Zalo? Bạn nghi ngờ tài khoản Zalo của mình đang bị đăng nhập trên thiết bị khác. Phải làm sao đây khi có rất nhiều tin nhắn riêng tư, không muốn chia sẻ với người

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá Galaxy Z Flip3 sau một tuần sử dụng: smartphone gập rẻ và ấn tượng nhất hiện nay dành cho giới trẻ

Galaxy Z Flip3 sau một tuần trải nghiệm sẽ như thế nào? Hãy cùng mình đánh giá smartphone gập cực hot này tại bài viết.

Đánh giá CPU Core i7-8700K giá khoảng 9,75 triệu đồng

Về cơ bản, thiết kế Core i7-8700K vẫn áp dụng quy trình sản xuất 14nm tương tự chip i7-7700K nhưng tối ưu hơn về hiệu suất tính toán trên mỗi watt điện năng tiêu thụ.

Đánh giá iOS 11: sự thay đổi lớn trên iPad, iPhone không nhiều

Với phiên bản iOS 10 được ra mắt vào năm ngoái giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng khi sử dụng iPhone thì năm nay, iOS 11 được Apple ưu ái nhiều hơn dành cho iPad. Có thể nói iOS 11 là phiên bản tập trung chủ yếu