Mỗi khi gần đến ngày lễ, bạn sẽ gặp 2 kiểu người: 1 là chuẩn bị trước cả tháng trời, 2 là kệ đời ở nhà xem phim… Thế này nhé, 1 năm chỉ có vài ngày lễ, mà một lễ được nghỉ 3 - 4 ngày. Nếu cứ mãi nằm lì ở nhà thì thật có lỗi với bản thân, đúng không? Hay ta đi trốn, đi cưỡi mây, thưởng ngoạn trên ngọn núi độc nhất vô nhị sát Sài Gòn.
@hn_nhatha
@andyyadventures
Các bạn đã từng nghe đến Núi Chứa Chan chưa? Ngọn núi mà được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh, đến chẳng muốn về ấy. Mình thích chỗ này lắm, bởi vì chẳng đông đúc, chen lấn như ở bãi biển này kia, cũng chẳng xô bồ như núi này, đèo nọ.. không khí tuyệt đối trong lành, thanh bình, yên ả. Đứng trên đỉnh núi thì chỉ có vỡ òa vì sung sướng thôi nhé.
@wylasr_d
1. Phương tiện di chuyển
Từ đây đến Đồng Nai không xa lắm nên bạn có thể đi bằng xe máy hoặc xe khách đều được hết. Nhưng nếu đi xe máy bạn sẽ chủ động, cũng như được dừng lại ngắm cảnh, chụp ảnh nhiều hơn.
- Xe khách: Từ bến xe Miền Đông (TP HCM), mua vé xe đi Đức Linh, Bình Thuận. Xuống xe ở cổng chào núi Chứa Chan, Gia Lào, bắt xe ôm để đi thêm 3km vào chân núi.
- Xe máy: Đi theo cung đường Sài Gòn - Biên Hòa - Ngã 3 Dầu Giây - Quốc lộ 1A - Long Khánh - Xuân Lộc - rẽ trái trước khi vào thị trấn Gia Ray (hành trình khoảng 93 km).
@maytrang0505
@longwarrior17
2. Đường đi
Núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 100km. Đoạn đường dễ đi lắm nên không phải lo nha. Nếu đi xe máy, bạn chạy theo hướng QL 1 về Phan Thiết, qua Long Khánh khoảng 25km là tới ngã ba Ông Đồn, tới đây thì rẽ trái vào đường Hùng Vương, đi thêm 1km nữa là tới công viên 9/4. Rồi rẽ trái vào sát chân núi lên đỉnh theo đường dây điện, hoặc tiếp tục đi thêm 3 km, rẽ trái sẽ vào một độc đạo đưa bạn vào lối lên đỉnh theo đường Chùa. Nếu khó quá, thì cứ hỏi đường người dân cho tiện nhé.
@vitghe
@longtang1404
Để lên đỉnh núi có thể đi theo lối mòn của người dân địa phương ở đây, trên đường đi có nhiều con suối nhỏ mát lạnh cực kỳ luôn. Đoạn đường lên không quá khó đi đi và rất đẹp, càng lên cao khung cảnh càng đẹp hơn. Ngồi dưới tán cây mà nghe tiếng chim hót thì mệt mấy cũng hết.
@andyyadventures
Còn không thì có thể chọn đi theo đường Chùa, ngang Linh Sơn Cổ Tự, và đến chùa cao nhất là chùa Bửu Quang theo lối bậc thang. Tuy nhiên, từ chùa lên đỉnh, đường đi có rất nhiều cỏ lau, rừng trúc rậm rạp với nhiều lối rẽ vòng quanh nên cẩn thận bị lạc đó. Mà lưu ý nhỏ là đi đường chùa sẽ kém vui hơn nhiều đó.
@hoangminh9922
Còn chế nào lười quá thì bây giờ núi đã có cáp treo rồi nhé. Đi lên chùa bằng cáp treo rồi băng qua hàng rào, sau đó men theo đường mòn tầm hai tiếng sẽ lên tới đỉnh luôn, đường khá dốc nhưng không quá khó khăn để đi đâu.
@lip.papy.p
@lephu2010
1 tips nho nhỏ để tránh lạc đường chính là đi theo hướng dây điện. Ở những chặng đầu tiên, bạn nên đi chậm rãi nhẹ nhàng, tránh vì hào hứng hay hấp tấp mà mất sức nhé. Với 1 người thể lực trung bình thì tới đỉnh mất tầm 3 tiếng leo bộ.
@_phuong2uyen_
3. Chuẩn bị
Chi phí rơi vào khoảng 200K/người (Cho nhóm 6 người).
- Giày: Nên mang giày chuyên dụng để nó bảo vệ đôi chân cũng như cảm giác thoải mái khi leo núi.
- Nước: Mỗi người nên đem theo khoảng 2 lít nước cho chuyến leo núi.
- Đồ ăn vặt: Một ít đồ ăn vặt để cả nhóm có thể ngồi nhấm nháp cùng nhau đâu đó trên đường đi là vô cùng thú vị.
@hn.nhatha
- Áo mưa: Bạn nên mang theo một chiếc áo mưa để phòng mưa bất chợt và nó cũng là vật dụng để bạn có tể trải ra để nằm nghỉ ngơi nếu mệt.
- Lều: ở lại trên núi qua đêm thì việc chuẩn bị lều trại, túi ngủ, bật lửa là vật dụng không thể thiếu và rất cần thiết.
Ngoài ra nên chuẩn bị thêm găng tay có gai chống trượt, đèn pin đi trong rừng, thuốc cơ bản để dự phòng như: thuốc hạ sốt, đau bụng, dầu gió… Điều quan trọng nhất chính là sức khỏe, phải tập thể dục cho thật khỏe để có sức mà leo nhá.
@nihippy
4. Lưu trú
Nhà nghỉ ở khu vực chân núi, quanh huyện Xuân Lộc rất nhiều nên việc tìm nhà nghỉ không quá khó đâu. Mấy chỗ nghỉ bình dân có rất nhiều ở gần khu cổng chính lên chùa ý, nghỉ trưa hay qua đêm đều OK hết.
@hieu.ricky
Còn nếu muốn qua đêm trên núi thì đừng ngại ngần mà xin tá túc ở nhà chùa 1 đêm nhé, còn cách nữa là dựng lều trại, nhớ tìm chỗ bằng phẳng để dựng trại nha (Từ trạm thông tin đi xuống theo hướng trụ điện hoặc đi xuống theo hướng chùa khoảng một đoạn ngắn đều có khu vực bằng phẳng để dựng lều trại).
@hn.nhatha
5. Ăn uống
Sau khi hoàn thành chuyến leo núi, bạn có thể thưởng thức các món lẩu và nướng từ thịt dê - đặc sản ở vùng núi Gia Lào. Các món giá trung bình khoảng 100.000 một món, đủ cho 4 người . Nếu ở lại trên núi, các bạn có thể nhóm bếp, đốt lửa, nấu nướng cùng nhau cũng là một thú vui mà.
@hoangbach.br
@minhnguyen271
Leo Núi Chứa Chan vào tầm này bạn sẽ nhìn thấy sương mù mờ ảo cùng những dải mây trắng lững lờ bay lượn bao phủ ôm lấy núi, siêu đẹp luôn ạ.
@hn.nhatha
@ni.chitchi
Phóng tầm mắt ra xa là phong cảnh hữu tình của non núi mây trời, sự hùng vĩ của những vách đá dựng đứng.
@lang_soi
Từ đỉnh núi Chứa Chan có thể nhìn rõ được khe Gia Lào sâu thẳm và những mái nhà nhấp nhô luôn. Ngồi tựa vào gốc cây, ngửi mùi cỏ, mùi hoa dại, mùi lá khô ẩm, nghe gió thổi nhè nhẹ, nghe côn trùng kêu, nắng chiếu vài tia len lói vào mặt, ngủ một giấc đã đời.
@hungsenpaiii
So với đỉnh Núi Bà thì mình thích Núi Chứa Chan hơn. Rộng cực rộng, hệ thực vật đa dạng, phân chia tầng lớp màu cực kì đẹp cộng với cả những con đường mòn để đi giữa những bụi lau. Camp ở đây thì chẳng cần giành chỗ, mở mắt ra đã thấy cỏ cây và mây bay.
@lang_soi
@shyn_ha
@levinh1989
@kellankhuu
Để thay đổi không khí, để làm mới bản thân thì leo Núi Chứa Chan là 1 ý tưởng không hề tồi đâu nhé. Vừa rèn luyện thể lực, vừa “trốn” khỏi đô thị thành phố, vừa được ngắm nhìn núi non hùng vĩ… Còn gì tuyệt vời hơn nào.