Clarisa cho biết, cô tỏ ra khá khó khăn khi cố gắng nói tiếng mẹ đẻ của mình. Sau 35 năm xa quê hương, Clarisa đã phải học lại một phần tiếng Tây Ban Nha, mà theo cô, chỉ còn sót lại “trong sâu thẳm của tiềm thức”.
Khả năng đa ngôn ngữ không chỉ giới hạn ở những thiên tài
Học ngoại ngữ không phải là một điều dễ dàng, và đối với nhiều người, có thể nói trôi chảy là một cuộc hành trình không ngừng nghỉ.
Sebastian Heine
Một trường hợp đáng ngạc nhiên về người biết nhiều thứ tiếng là Sebastian Heine, người Đức, người được coi là “Tháp Babel của nhân loại”. Ở tuổi 22, anh sinh viên về triết học Ấn-Đức có thể giao tiếp ít nhất 35 ngôn ngữ khác nhau, trong số đó anh thích tiếng Pashto của một dân tộc thiểu số ở Trung Đông.
Tháp Babel – sự tích ra đời các thứ tiếng trên thế giới theo Kinh Thánh. Tranh của họa sĩ Pieter Brueghel the Elder (1563).
Tuy rất nhiều người gọi anh là một thiên tài, nhưng anh Sebastian khẳng định rằng mình không phải như vậy, mà chỉ đơn thuần là một cá nhân khá tâm huyết với việc học các loại ngôn ngữ mới.
Sebastian cho biết, tình yêu ngôn ngữ đã nảy nở khi anh lên 7 tuổi, khi đó anh đã được tiếp xúc với tiếng Hy Lạp và coi nó như một trò chơi. Hiện tại, Sebastian đã đặt ra một mục tiêu “khiêm tốn” là học hai ngôn ngữ mới mỗi năm.
Trở thành người đa ngôn ngữ… vì bị mẹ phạt
Trường hợp của Jorge Fernandez, tuy không sở hữu nhiều ngôn ngữ như Sheine, nhưng khả năng của Jorge khiến nhiều người phải thán phục. Khi 18 tuổi, thanh niên người Peru này có thể nói và viết thành thạo cả chục thứ tiếng khác nhau, bao gồm tiếng Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Rumani, Ý, Bồ Đào Nha, Hà Lan, tiếng Catalan , Galicia và Mandarin.
Ảnh minh họa
Theo Jorge, sự say mê ngôn ngữ của anh bắt đầu khi bị mẹ phạt (tịch thu điện thoại) do có điểm kém ở trường. Fernandez đột nhiên thấy mình không có việc gì để làm nên anh đã có mong muốn được giao tiếp với nhiều người.
Một khóa học tiếng Pháp bắt buộc đã khơi dậy sự tò mò và niềm đam mê của Fernandez, sau đó, anh tiếp tục tự học với tiếng Ý và Rumani. Tiếp đó là 9 ngôn ngữ khác, và Fernandez đã đặt mục tiêu có thể nói trôi chảy 25 ngôn ngữ.
Vậy đâu là giới hạn của con người?
Thành thạo hơn 30 thứ tiếng khác nhau chắc hẳn đã khiến nhiều người rất ấn tượng rồi. Tuy nhiên ai là người biết nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới? Một người có thể biết tối đa bao nhiêu ngôn ngữ ? Hơn 40 ngôn ngữ hay thậm chí là 50?
Ảnh minh họa
Ziad Youssef Fazah đến từ Lebanon có thể hiểu hơn 60 ngôn ngữ khác nhau ở mức độ cơ bản. Tất nhiên như Clarisa đã nói ở trên, “Hiểu một ngôn ngữ không có nghĩa là vận dụng thành thạo nó”. Điều này cũng đúng cho Fazah, ông phải thường xuyên trau dồi và thực hành các ngôn ngữ đã học được để không quên mất những gì đã học.
Những nhân vật nổi tiếng biết nhiều thứ tiếng trong lịch sử
Dường như ngay khi chúng ta hiểu biết về những hạn chế của trí óc con người, thì sẽ luôn có vài người tiến xa hơn.
Nói trôi chảy nhiều ngôn ngữ thì phải nhắc tới Đức Hồng Y Guiseppe Caspar Mezzofanti và nhà ngôn ngữ học John Bowring, những người đã vượt khá xa khỏi những điều mà phần lớn chúng ta cho là không thể.
Đức hồng y sinh ngày 17 tháng 9 năm 1774. Ông có khả năng sử dụng thành thạo 38 ngôn ngữ và gần 100 thứ tiếng địa phương. Ngoài ra ông còn có một sự hiểu biết cơ bản về rất nhiều loại ngôn ngữ khác. Người ta đã xác định được rằng, nhìn chung, vị Hồng y này biết được khoảng 100 loại hình giao tiếp khác nhau.
Còn Bowring, một trong những nhà ngôn ngữ học uyên bác nhất mà chúng ta từng biết còn “đáng sợ” hơn nữa. Ông được cho là có vốn hiểu biết cơ bản với trên 200 loại ngôn ngữ khác nhau, trong đó thông thạo khoảng 100. Và cho đến nay, người ta chưa tìm thấy một ai có khả năng diễn giải ngôn ngữ tốt như Bowring.
Bowring sinh vào năm 1792. Ông là thống đốc của Hồng Kông và là một người thích đi du lịch. Ông đã được phong tước Quý tộc (Gentleman of the Bath Order) và là một thành viên của Hiệp hội Hoàng gia Anh (Royal Society) và Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh (Royal Geographical Society)
Mở rộng giao tiếp
Tuy không thông thạo nhiều ngôn ngữ như những nhân vật biết nhiều thứ tiếng được đề cập ở trên, một số nhân vật lịch sử đương đại cũng có thể thông thạo nhiều thứ tiếng. Không ngạc nhiên gì khi những nhân vật này cũng được biết đến như các nhà giao tiếp vĩ đại.
Chức vụ Giáo hoàng đã có một lịch sử lâu dài gắn liền với khả năng đa ngôn ngữ, và truyền thống đó đã được truyền thừa cho tới ngày nay.
Đức Giao hoàng Gioan Phaolô II có thể nói thông thạo tiếng Ba Lan, Hy Lạp cổ đại, tiếng Latin, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Esperanto, tiếng Đức, và có một kiến thức cơ bản của tiếng Séc, Lithuania, Nga, Hungary, Nhật Bản, Tagalog, và một số ngôn ngữ châu Phi.
Giáo hoàng Benoit XVI thì thành thạo khoảng chục ngôn ngữ khác nhau.
Các nhà văn đa ngôn ngữ James Joyce (tác giả loạt tiểu thuyết nổi tiếng Ulyxơ) và J.R.R. Tolkien (tác giả loạt tiểu thuyết nổi tiếng The Hobbit và The Lord the Rings) mỗi người đều thành thạo 13 thứ tiếng.
Tương tự như hai tác giả nổi tiếng trên, nhà khảo cổ học Jean-François Champollion – cũng thông thạo 13 thứ tiếng, ông đã giúp giải mã chữ tượng hình Ai Cập cổ đại ghi trên phiến đá Rosetta vào năm 1822, nhờ kiến thức sâu rộng về tiếng Copte.
Nhờ kiến thức sâu rộng trong ngôn ngữ Copte (tiếng Ai Cập cổ), nhà khảo cổ học người Pháp Champollion đã giúp giải mã chữ tượng hình Ai Cập cổ đại. (Angel Navarrete / AFP / Getty Images)
Một trong số những nhân vật thần đồng khác mà chúng ta không thể bỏ qua là nhà ngôn ngữ học Kenneth Locke Hale, người có một khả năng tuyệt vời với việc học ngôn ngữ một cách cực nhanh và cực chính xác.
Trong khi nghiên cứu về cú pháp và từ vựng tại MIT, Hale đã quan tâm đến các ngôn ngữ ít được nghiên cứu và đang có nguy cơ bị biến mất, chẳng hạn như Hopi, Navajo, và Walpiri ở Úc. Hale thông thạo tổng cộng 50 ngôn ngữ khác nhau.
Thế giới ngôn ngữ rất hấp dẫn, và có rất nhiều lợi ích khi thông thạo nhiều ngôn ngữ. Trong thực tế, trên thế giới có nhiều người biết nhiều ngoại ngữ hơn là người chỉ biết một thứ tiếng, và chỉ có một vài nước trên thế giới như Mỹ không yêu cầu học một ngôn ngữ thứ hai ở trường.
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng càng trẻ bao nhiêu, thì việc học một ngôn ngữ mới càng dễ dàng bấy nhiêu.
Học ngôn ngữ mới không chỉ giúp chúng ta xích lại gần hơn với phần còn lại của thế giới; mà còn đem đến cho chúng ta những hiểu biết và thẩm thấu được các nền văn hóa cũng như bề dày lịch sử của một nền văn minh hoàn toàn khác biệt mà chỉ có thông qua ngôn ngữ, ta mới có thể tiếp cận được. Vốn dĩ ngôn ngữ không bao giờ tách biệt khỏi văn hóa, khỏi lịch sử một nền văn minh. “Văn dĩ tải đạo”, trong văn có chở đạo, học ngôn ngữ là học được văn, được đạo…Còn gì quý hơn?
Xuân Hà (biên dịch từ Epoch Times France)
Xem thêm: