Nhắc đến Trung Quốc, người ta nghĩ luôn tới ‘thủ phủ’ của hàng giả, hàng nhái, nhưng không chỉ dừng lại ở đó, ngay đến cả những công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới cũng bị làm nhái tại quốc gia này.
Làng Florentia, Thiên Tân: Tới thăm làng Florentia tại Trung Quốc, du khách dễ dàng nhận ra các công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu với các thiết kế hình mái vòm, một con kênh lớn, những cây cầu và một toà nhà giống hệt đấu trường Coliseum ở thành Rome. Đây thực chất là một khu mua sắm hạng sang rộng khoảng 200.000 m2, nhái thiết kế của một ngôi làng Italy với đầy đủ đài phun nước, kênh đào, cửa hiệu Gucci, Prada…
Làng Hallstatt của Trung Quốc là một dự án thuộc Tập đoàn địa ốc Minmetals. Ngôi làng là một bản copy của làng Hallstatt nổi tiếng ở Áo, với chi phí xây dựng lên đến 940 triệu USD.
Khu đô thị Thiên Đô Thành (gần thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) nổi tiếng với công trình 'nhái' thành phố Paris của Pháp. Đây là khu dân cư dành cho giới nhà giàu rộng 19 km2 được xây dựng năm 2007.
Tháp nghiêng Pisa là một tòa tháp chuông tại thành phố Pisa được xây dựng năm 1173 và nó được Trung Quốc 'cosplay' cách đây không lâu. Chỉ có điều, tháp nghiêng Pisa của Trung Quốc phải có 4 dây kéo để giữ độ nghiêng cho tháp.
Công viên chủ đề Disney Land bị sao chép “không thương tiếc” ở Trung Quốc.
Khu Thames Town ở Tùng Giang, gần Thượng Hải sao chép phong cách kiến trúc của các thị trấn Anh quốc.
Phố Đông Hà Lan: Thị trấn kiểu Hà Lan này được bê nguyên mẫu từ Amsterdam và vùng lân cận Amersfoort với những con kênh đào và cối xay gió như thật. Một số tòa nhà được sao chép y hệt như bảo tàng hàng hải Hà Lan và khu mua sắm Bijenkorf ở Amsterdam.
Vùng Florence thơ mộng của Italy bị người Trung Quốc dựng bản sao ở ngoại ô thành phố Thiên Tân.
Thủ đô Bắc Kinh cũng không bỏ lỡ công trình này khi bê nguyên cụm công trình cầu cảng và nhà hát về nước mình. Tọa lạc tại khu Bennelong Point với hình dáng của những con sò vươn ra biển, là một trong những biểu tượng hàng đầu của Sydney.
Giữa trung tâm thủ phủ Bắc Kinh có Tonghui Town International Bar Street, một khu phố mô phỏng thị trấn Interlaken (Thụy Sĩ), với nhiều quán bar và nhà hàng để công nhân viên lui đến sau giờ làm việc. Tuy nhiên, cũng như thành phố Paris thu nhỏ, khu Tonghui hiện luôn hoang vắng.
Ở quận Songjiang gần Thượng Hải có những đường phố trải sỏi, những ngôi nhà, quán rượu phong cách Victoria rất đặc trưng kiểu Anh. Nhiều tòa nhà nhái hoàn toàn với các phiên bản thật ở Anh, với hy vọng mang lại cho người dân ở đây cảm giác ảo như đang sống ở châu Âu.
Từ năm 2006, những ngôi nhà ở kiểu Tudor và nhà thờ kiểu Gothic được dựng lên ở khu vực gần Thượng Hải để thu hút dân cư trải nghiệm không gian châu Âu trong lòng Trung Quốc.
Thị trấn Anting Đức ở ngoại ô Thượng Hải được thiết kế bởi một nhóm kiến trúc sư người Đức. Dự án này cũng được kỳ vọng sẽ trở thành nơi cư ngụ của khoảng 50.000 người và đến nay gần như trống rỗng. Trong 5 căn nhà, chỉ có 1 căn là có người ở.Cũng có thể tìm thấy chất Thụy Điển trong dự án “1 thành phố, 9 thị trấn” ở Trung Quốc. Thị trấn Bắc Âu, ngoại ô Thượng Hải, sao chép thị trấn Sigtuna (Thụy Điển). Những địa danh nổi tiếng thuộc một phần vùng Bắc Âu như hồ Malaren, tòa nhà Quốc hội Iceland đều hiện hữu ở đây. Thị trấn Bắc Âu bây giờ cũng không có nhiều người ở.
Cũng có thể tìm thấy chất Thụy Điển trong dự án “1 thành phố, 9 thị trấn” ở Trung Quốc. Thị trấn Bắc Âu, ngoại ô Thượng Hải, sao chép thị trấn Sigtuna (Thụy Điển). Những địa danh nổi tiếng thuộc một phần vùng Bắc Âu như hồ Malaren, tòa nhà Quốc hội Iceland đều hiện hữu ở đây. Thị trấn Bắc Âu bây giờ cũng không có nhiều người ở.
Italy, Thượng Hải: Khu Breeza Citta di Pujiang gần Thượng Hải được thiết kế như một thành phố Italy hiện đại. Tuy nhiên, nơi đây trở nên khô khan vô hồn với những tòa nhà, vài con kênh và lẻ tẻ cây cối.
Ở Thiên Tân, có một làng chài cổ đã được san bằng để nhường chỗ cho việc xây dựng quận tài chính giống như Manhattan (Mỹ) thu nhỏ. Dự kiến, những công trình “nhái” như trường Juilliard, tháp Rockefeller và trung tâm Lincoln sẽ có mặt ở đây khi dự án hoàn tất vào năm 2019. Tính đến thời điểm này, việc xây dựng đã bị bỏ dở. Thiên Tân vẫn là một “thành phố ma”.
Người dân Ai Cập sẽ không thể ngờ rằng tới tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, họ cũng được ngắm ngôi đền Karnak của nước mình.
PV (Tuoitrethudo)