Đây là một ví dụ điển hình về câu chuyện bản quyền, mà bạn nên xem và cân nhắc trước khi thực hiện việc chụp ảnh quay phim nơi công cộng. Nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ phải ra toà.
Hãy bắt đầu từ luật bản quyền:
Tại Châu Âu, công trình kiến trúc được xem như một tác phẩm nghệ. Vì thế nó sẽ được đăng ký bản quyền tương tự như bài hát, bộ phim, bức ảnh,....
Luật bản quyền sẽ bảo vệ một sản phẩm được đăng ký ngày nào người tạo ra nó còn sống + một khoảng thời gian sau đó (tuỳ thuộc theo quốc gia). Ví dụ hầu hết các nước và đặc biệt tại Châu Âu là 70 năm sau khi người giữ bản quyền qua đời.
Vì thế bất kỳ ai chụp ảnh, quay phim, nhái, tạo mô hình mà không được sự cho phép của tác giả, dù là để cho vui hay cho mục đích mua bán, kiếm tiền gián tiếp/trực tiếp đều sẽ là vi phạm và có thể sẽ bị kiện ra toà. Đều này vô tình khiến cho việc chụp ảnh trở nên khó khăn vì chỉ cần để lọt một hoặc một phần của công trình có bản quyền.
Đạo luật tự do chụp ảnh toàn cảnh
Để đảm bảo quyền lợi cho người dân và du khách, Liên minh Châu Âu (EU) đã ban hành một đạo luật tên là “Freedom of Panorama” (FOP). Tức trong một bức ảnh /video, có thể chứa nhiều công trình kiến trúc có bản quyền nhưng bạn được phép đem bán và phục vụ cho mục đích thương mại. Tuy nhiên, bạn phải xin phép tác giả (hoặc mua bản quyền) để nhái ở dạng vật lý, ví dụ tạo ra một tháp Eiffel thứ 2 hay nhái tháp Big Ben.
Nếu không có FOP, ảnh chụp phong cảnh của bạn tại Châu Âu sẽ phải “che chắn” như thế này thì mới hợp pháp.
Rất may là nhiều bản quyền của các công trình cổ ở Châu Âu đã hết hạn nên bạn sẽ thấy nhiều quà lưu niệm, các mô hình nhái của các công trình được bày bán đầy ở mọi đường phố. Tất cả đều hợp pháp.
Sau đó vấn đề phát sinh: EU cho phép các nước thành viên quyết định có muốn tham gia đạo luật FOP hay không, và Pháp không tham gia!
Điều này có nghĩa là bạn không được phép tự do chụp ảnh quay phim những công trình có bản quyền tại Pháp, dù là chỉ để lưu niệm. Bạn sẽ phải làm mờ những công trình này đi, ví dụ như thế này:
Đến năm 2016, chính phủ Pháp chính thức nới lỏng việc này, cho phép chụp ảnh các công trình có bản quyền cho mục đích cá nhân. Nhưng nếu bạn dùng để mua bán kiếm tiền thì vẫn là bất hợp pháp.
Ví dụ: Bạn quay video, trong đó có hình ảnh một công trình được đăng ký bản quyền tại Pháp, nếu bạn đăng lên mạng nhằm mục đích cá nhân, lưu niệm => Hợp pháp . Nhưng nếu video đó kèm quảng cáo, bật tính năng kiếm tiền hoặc có link quảng cáo thì bạn đã vi phạm bản quyền.
Đến đây, chúng ta chốt lại: Chụp ảnh công trình có đăng ký bản quyền tại Pháp là hợp pháp nếu chỉ dùng cho mục đích cá nhân. Nếu dùng cho mục đích thương mại, dù là gián tiếp thì vẫn là bất hợp pháp.
Vậy tháp Eiffel có vấn đề gì?
Nguyên nhân bắt đầu từ khá lâu: Người giữ bản quyền tháp Eiffel là ông Gustave Eiffel, sau khi qua đời + 70 năm, bản quyền của tháp Eiffel chính thức hết hiệu lực và trở thành tài sản công cộng. Vì thế, từ năm 1993, mọi bức ảnh chụp tháp Eiffel đều hợp pháp và ở Mỹ còn có hẳn một mô hình tháp Eiffel siêu lớn tại Las Vegas xây năm 1999.
Tuy nhiên tháp Eiffel trước đây không có đèn!
Hệ thống đèn điện của tháp Eiffel được trang bị năm 1985 và bản quyền của hệ thống đèn này thuộc về một công ty tên ‘Société d’Exploitation de la Tour Eiffel’ . Điều này khiến cho tất cả ảnh chụp/video tháp Eiffel ban đêm khi đèn đang mở là một sản phẩm nhái và ăn cắp bản quyền khi dùng cho mục đích thương mại.
Không chỉ tháp Eiffel, có rất nhiều địa danh nổi tiếng thế giới cũng tương tự như kim tự tháp ở Louvres hay tượng Little Mermaid Copehegan hay thậm chí là trạm tàu trung tâm ở ở ROME.
'Pyramid of Louvres' cũng chịu hình thức bản quyền tương tự. Nếu không chụp ảnh kiếm tiền thì bạn không cần phải lo lắng.
Vậy bây giờ phải làm sao? Ở Việt Nam thì sao?
Theo thông tư liên bộ 552-CA-VH năm 1964 quy định thể lệ về chụp ảnh, quay phim và vẽ cảnh vật trên đất nước Việt Nam do Bộ Công An - Bộ Văn hóa ban hành, bạn sẽ không được tự do chụp ảnh mọi nơi. Nguồn thư viên pháp luật.
Đến giờ thì vẫn chưa có ai vào tù hay ra toà, nhưng điều này có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Không chỉ ở Pháp mà ở nhiều nước khác nhau sẽ có nhiều luật khác nhau.
Cho đến hôm nay, đã có thểm nhiều luật mới được bổ sung, khiến nhiều khu vực dân cư kề cận khu vực quân sự cũng bị biến thành nơi cấm... Tốt nhất bạn nên kiểm tra để đề phòng lúc phát hành tác phẩm.
Tổng hợp: Half as Interesting, Metro, Wiki, Thư Viện Pháp Luật