Một người ăn xin đến trước cửa nhà tôi xin chút đồ bố thí. Trông anh ta thật tội nghiệp, quần áo rách rưới, vẻ mặt hốc hác và tôi còn thấy một bên ống tay áo của anh ta phất phơ theo gió... người ăn xin đó đã bị cụt tộ tay.
Tôi nghĩ bụng mẹ gọi anh ta vào để cho ít đồ ăn hoặc chút tiền. Nhưng không, bản thân tôi và người ăn xin đều 'đứng hình' trước hành động của mẹ. Tay bà chỉ vào đống gạch trước sân và nói: 'Anh có thể vui lòng chuyển giúp tôi đống gạch này vào vườn sau được không?'
Cảm thấy rất khó chịu, người ăn mày nói: 'Cô không thấy rằng tôi chỉ còn một tay thôi sao? Vậy mà cô vẫn muốn tôi giúp cô chuyển đống gạch kia? Tôi chỉ có một tay, không có ai giúp thì tới bao giờ mới chuyển xong đống gạch đấy?'
Vẫn giữ thái độ hết sức bình thản, mẹ tôi chỉ cười rồi bà cúi xuống cầm hai viên gạch bằng một tay rồi chuyển vào sau vườn. Đến khi quay lại bà nói: 'Đấy! Tôi là phận nữ, một tay tôi vẫn có thể làm được việc. Anh là đàn ông, chẳng nhẽ việc như vậy mà không làm được?'
Lúc này, người ăn xin chẳng biết nói gì hơn, lặng lẽ cầmg từng viên gạch lên và bắt đầu công việc vận chuyển của mình. Đống gạch thì nhiều, lại chỉ có 1 tay, do đó, người ăn xin đã phải mất hơn 2 giờ đồng hồ mới chuyển xong.
Làm xong việc, người ăn xin ngồi bệt xuống đất miệng thở phì phò, mồ hôi trên dồn mồ hôi dưới gần như anh ta đã kiệt sức. Lúc này, mẹ tôi mới xuất hiện, đưa cho anh ta chiếc khăn để lau mặt.
Chỉ sau vài được quệt ngang, quệt dọc, chiếc khăn đã nhanh chóng chuyển sang màu đỏ của gạch và ướt mèm mồ hôi của người ăn xin. Sau đó, mẹ đưa cho người ăn xin cốc nước với một cái bánh giúp anh đi qua cơn đói.
Anh ta ăn xong, mẹ tôi đưa vào tay số tiền 150.000 đồng, người ăn xin cúi gằm mặt và nói 'Cảm ơn cô!'.
Mẹ tôi vẫn giữ một thái độ bình thản và nói: 'Có gì đâu mà anh phải cảm ơn tôi. Tôi chỉ trả công cho anh bằng chính sức lao động của mình thôi mà. Anh làm cho tôi gần 3 giờ, tôi trả công anh 50.000 đồng/giờ, có vậy thôi.
Cầm tiền trên tay, người ăn xin nói thêm 'Tôi sẽ không quên những gì chị đã làm cho tôi ngày hôm nay!' Sau đó, người ăn xin lặng lẽ bước đi, đôi mắt anh cứ nhìn mãi vào số tiền trên tay như đang suy nghĩ một điều gì đó.
Người ăn xin đã phải khuân vác gạch bằng 1 tay (Ảnh minh hoạ)
Không lâu sau, lại xuất hiện một người ăn xin khác. Mẹ tôi lại bảo anh ta chuyển gạch từ vườn sau lên sân trước. Vẫn là thái độ và cách ứng xử cũ, mẹ tôi đưa cho người này cốc nước, cái bánh và 150.000 đồng được gọi là tiền công.
Thấy lạ, tôi liền chạy tới hỏi mẹ: 'Cách đây ít ngày, mẹ bảo người cụt tay chuyển gạch từ sân trước vào vườn sau. Sao bây giờ, mẹ lại bảo người khác chuyển gạch từ vườn sau ra sân trước làm gì vậy?
Mẹ vừa mất tiền mà cuối cùng đống gạch vẫn chỉ lanh quanh trong nhà, con chẳng hiểu nổi!'
Bà cười và nói với tôi: 'Về cơ bản, đống gạch để ở sân trước hay vườn sau cũng đều giống nhau thôi con ạ, nó không dùng làm việc này thì có thể làm việc khác!'
'Nếu đã không khác gì nhau sao mẹ còn bắt người ta chuyển qua chuyển lại làm gì?' - tôi thắc mắc hỏi mẹ.
Bà đáp lời tôi: 'Đối với chúng ta thì nó không khác nhau nhưng đối với một người ăn xin thì việc chuyển để được nhận công hay không chuyển chờ tiền người khác cho thì khác nhau con ạ.'
Sau đấy, tôi cũng vài lần thấy những người ăn xin tới nhà và vẫn là câu chuyện cũ, gạch được chuyển qua chuyển lại trong nhà, rồi họ lại được trả công.
Vài năm sau, khi đống gạch trong nhà tôi không còn nữa, bất ngờ có một người đàn ông ăn vận bảnh bao ghé thăm gia đình tôi. Nhìn dáng vẻ anh ta trông rất giống một ông chủ hay một doanh nhân thành đạt mà TV thường chiếu.
Điều khiến tôi ấn tượng nhất chính là một bên cánh tay áo của anh ta đung đưa vô định, phất phơ theo gió.
Anh ta tiến đến chỗ mẹ tôi và nói với dáng điệu tràn đầy sự biết ơn: 'Nếu ngày đó, không gặp chị thì chắc tới hôm nay tôi vẫn là một gã ăn xin, tha phương cầu thực ngoài vỉa hè. May nhờ có chị chỉ điểm, cho tôi một bài học quý giá mà tôi có được ngày hôm nay!'
Giờ tôi đã nhớ ra được, người đàn ông này là ai - gã ăn xin cụt tay năm nào, và mẹ tôi lại bình thản tiếp chuyện: 'Anh không cần phải khách sáo như vậy. Tôi không cho anh bất kỳ thứ gì cả, đơn thuần là anh xứng đáng được nhận lại những thứ mà mình đã bỏ sức làm ra'.
Anh ta lập tức đáp lời: 'Chị nói đúng! Và cũng chính điều đó đã đánh thức lòng tự trọng của tôi, cho tôi thấy được rằng mình vẫn có thể làm được nhiều việc để kiếm tiền một cách đàng hoàng'.
Sau một hồi, anh ta nói với mẹ tôi rằng muốn tặng mẹ tôi một căn hộ cao cấp, sang trọng hơn nhiều lần so với nơi mà gia đình tôi đang sinh sống, đó quả là một món quà không tưởng.
'Không! Tôi không thể nhận món quà có giá trị lớn như vậy được. Tôi không có công sao có thể nhận phần được. Cảm ơn lòng tốt của anh nhưng tôi đã có nhà và sống rất tốt ở đây!' - mẹ tôi một mực chối từ.
'Nhưng mọi thứ tôi đã hoàn tất rồi. Chị chỉ việc đến và làm thủ tục nhận nhà là có thể ở được luôn. Đây là tấm lòng của tôi muốn cảm ơn chị vì đã cho tôi thứ vô cùng quý giá kia' - anh ta nài nỉ mẹ.
'Anh bạn ạ! Tôi rất vui vì được trông thấy anh ngày hôm nay, tôi cũng rất cảm kích món quà anh tặng cho gia đình tôi. Nhưng anh thấy đấy, người nhà chúng tôi ai cũng lành lặn và có thể tự lao động để kiếm được ra tiền.
Anh đã chịu rất nhiều vất vả mới có được ngày hôm nay, đừng phung phí nó như vậy. Nếu muốn tặng, anh hãy tặng cho những ai không có đủ khả năng lao động ấy' - lời kết mà mẹ tôi dành tặng cho anh chàng ăn xin cụt tay năm nào.
Theo Thế giới trẻ