Bóng đá từ lâu đã khẳng định vị trí độc tôn trong lòng người hâm mộ thể thao, được mệnh danh là môn thể thao vua. Là một tín đồ của môn túc cầu, liệu bạn đã biết được ai là chủ nhân của đôi giày bóng đá đầu tiên chưa?
Bóng đá xuất phát từ đâu?
Các môn thể thao tương tự bóng đá hiện đại (với mục đích đá bóng vào khung thành đối phương) đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới từ rất lâu. Theo FIFA thì dạng bóng đá cổ xưa nhất bao gồm đầy đủ các kỹ thuật chơi bóng có lẽ xuất phát từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 2 hoặc 3 TCN, môn xúc cúc (蹴鞠, đá bóng). Ở La Mã cổ đại cũng xuất hiện một môn thể thao chơi bóng có những nét giống bóng đá, đó là môn harpastum.
“Trường xuân bách tử đồ” (長春百子圖) vẽ vào thời Tống mô tả trẻ em chơi xúc cúc.
Môn bóng đá với các luật chơi gần như ngày nay bắt đầu phổ biến từ giữa thế kỷ 19 tại các trường học trên nước Anh. Ngày nay, bóng đá đã được chơi ở cấp độ chuyên nghiệp trên khắp thế giới với hàng triệu người đến sân theo dõi các trận đấu[/sup] cũng như hàng tỷ người theo dõi qua truyền hình
Đôi giày bóng đá đầu tiên thuộc về vua Henry VIII
Khi mà bóng đá mới được mọi người biết đến, người ta hoàn toàn chưa nghĩ đến việc sẽ làm một đôi giày để chơi riêng môn thể thao này nên thường sử dụng luôn giày đi lao động.
Đôi giày bóng đá đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử thuộc về vua Henry VIII của Anh được các chuyên gia đóng giày nổi tiếng trong hoàng cung tạo ra vào năm 1526. Giày thời này thường có cổ cao để bảo vệ mắt cá nhân, nặng nề, gò bó nên cầu thủ khó xoay trở trên sân khi chơi bóng. Vật liệu thực hiện cũng tỏ ra cứng, đế chống mòn vốn phù hợp hoạt động trong các hầm mỏ hơn là trên sân bóng.
Sự cải tiến liên tục về thiết kế, vật liệu đến việc tích hợp công nghệ cao
Và khi bóng đá ngày càng phổ biến trên khắp đất nước Anh vào giữa thế kỷ 19, các công nhân bắt đầu chỉnh sửa lại đôi giày bằng cách đóng đinh vào đế giày, điều này đã gây nhiều chấn thương cho các cầu thủ khi tranh chấp bóng quyết liệt. Một hạn chế khác là khi thi đấu vào mùa đông, mặt sân cỏ bị đông cứng lại nên rất trơn trượt, loại giày này không có độ bám tốt nên cầu thủ liên tục bị té ngã và bị chấn thương.
Giày bóng đá liên tục được cải tiến thiết kế, vật liệu đến việc tích hợp công nghệ cao như chip cảm biến.
Đến đầu thế kỷ 20, nhu cầu về giày bóng đá bắt đầu tăng cao chứng kiến một số thương hiệu đồ thể thao nổi tiếng ra đời như Gola, Hummel hay nhà máy giày Dassler Brothers. mọi người đều nhận ra rằng một cầu thủ không chỉ có tài năng mà họ cần một đôi giày đảm bảo nữa. Những huyền thoại như Bobby Moore hay Eusebio đều đi đôi giày đã được thiết kế riêng để thi đấu tại World Cup 1966. Kể từ đó cho đến nay, giày bóng đá liên tục được cải tiến thiết kế, vật liệu đến việc tích hợp công nghệ cao như chip cảm biến mà điển hình là đôi giày Adidas adiZero F50 miCoach nổi đình nổi đám năm 2004.
Bóng đá đã và đang khẳng định được sức hút vô cùng mãnh liệt của mình. Và hẳn nhiên trong tương lai, giày bóng đã sẽ còn tiếp tục nhận được sự quan tâm của người hâm mộ lẫn các nhà sản xuất. Chúng ta hãy cùng nhau đón nhận những thay đổi đối trong tương lai các bạn nhé.
Mỗi khoảnh khắc đầu tiên đều mang lại những cảm xúc đặc biệt – hãy chia sẻ câu chuyện ý nghĩa của bạn với TCNShop – đơn vị đầu tiên mang iPhone Xs Plus về Việt Nam.